On-camera flash là gì?
On-camera flash (còn được gọi là đèn flash trên máy ảnh hay đèn flash cóc, đèn chớp, đèn strobe) là kiểu đèn được gắn trên thân máy ảnh. On-camera flsah là bộ phận được thiết kế rời và có thể tự do tháo ra, lắp vào.
Với các nhiếp ảnh gia, đây dường như là phụ kiện không thể thiếu, nhất là khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng nhiều. Thêm vào đó, on-camera flash còn có thể hỗ trợ hiệu quả cho việc cân bằng độ phơi sáng trong điều kiện chụp dưới ánh sáng ban ngày. Qua đó giúp đem đến cho bức ảnh sự sắc nét cùng màu sắc sinh động.
Điều đặc biệt hơn của đèn flash này đó là nó có thể giúp điều chỉnh lượng ánh sáng nhằm đóng băng những đối tượng chuyển động. Điều này sẽ rất có ích trong việc quay chụp tốt các cảnh hành động, thể thao.
Tuy nhiên, dù được biết đến với cái tên on-camera nhưng đôi lúc không cần phải gắn loại đèn này lên máy ảnh về phương diện vật lý. Vẫn có những dạng đèn flash on-camera có thể sử dụng như đèn flash off-camera. Loại đèn này sẽ khác một vài dạng đèn strobe khác, chẳng hạn như đèn pack strobe và monolight trong studio về việc nó không được tạo ra với mục đích kết nối vật lý lên máy ảnh (trừ một vài trường hợp hiếm hoi sử dụng những phương pháp lắp ghép phức tạp).
Ngoài ra, on-camera flash thường dùng nguồn điện tự cấp riêng và thỉnh thoảng cũng dùng các nguồn điện ngoài nhằm cải thiện tốt hơn hiệu suất hay thời lượng pin.
Cách sử dụng On-camera flash hiệu quả
Việc sử dụng On-camera flash chủ yếu được dùng cho các trường hợp chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Có điều do cơ chế của on-camera flash, người dùng sẽ không thể chỉnh cường độ ánh sáng cũng như góc đánh đèn ở ngay trên đèn. Vậy nên, bạn sẽ cần thiết lập lại ngay trên máy ảnh.
Lưu ý rằng khi dùng on-camera flash, ánh sáng phát ra từ loại đèn flash này sẽ khá mạnh và đễ khiến chủ thể nhìn bị gắt sáng, từ đó bức ảnh dễ bị cháy sáng, gây mất tự nhiên cho ảnh. Nếu muốn giảm điều này, bạn có thể điều chỉnh bù phơi sáng để kiểm soát nguồn sáng từ đèn flash này.
Thông qua việc điều chỉnh bù phơi sáng flash phù hợp (có thể chỉnh ở mức EV-1, -2…) trước khi chụp. Bạn cũng có thể giảm lại lượng sáng chiếu vào gương mặt (đối với đối tượng chụp là người) và làm nổi bật những đường khối tự nhiên trong bức ảnh.
Bên cạnh đó, nếu như ánh sáng trong nhà có cường độ yếu, đối tượng có khả năng sẽ bị tối trong khung hình. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề về bóng đổ xuất hiện trên đối tượng chụp tùy vào vị trí của nguồn sáng. Dù với những tình huống như vậy, dạng đèn flash tích hợp như on-camera flash hiệu quả.
Tuy nhiên, việc chỉnh những thiết lập bình thường đôi lúc có thể khiến cho đối tượng chụp con người trở nên quá sáng, qua đó làm mất những đường nét rõ khối và mất đi vẻ tự nhiên. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần phải điều chỉnh phơi sáng flash của đèn flash tích hợp – on-camera flash Tính năng này được biết đến với tên gọi là ‘bù phơi sáng flash’. Nó giống như bù phơi sáng và bạn có thể cài đặt giá trị dương hoặc âm cho nó.
Cụ thể, chức bù phơi sáng flash có thể điều chỉnh ở các khoảng tăng 1/3 stop, và trong phạm vi ±3 stop. Nếu cài đặt giá trị dương càng lớn thì công suất đèn flash cũng sẽ càng cao. Còn nếu cài đặt giá trị âm thì công suất đèn flash cũng sẽ giảm. Bên cạnh đó mặc định, thiết lập của thông số sẽ nằm ở ±0 khi bạn chụp thử. Trong trường hợp ảnh bị tối, bạn có thể cài đặt giá trị dương và nếu ảnh quá sáng, bạn nên giảm giá trị hoặc cài đặt thành một giá trị âm.
Còn nếu như đèn flash đang quá mạnh, bạn có thể chọn cài đặt bù phơi sáng flash xuống giá trị âm. Điều này sẽ giúp làm giảm công suất đèn flash, giúp cho bức ảnh nhìn được tự nhiên hơn. Bạn cũng có thể thêm một lượng sáng chiếu vào đối tượng để tạo ra cảm giác tự nhiên hơn, trong khi đó vẫn sử dụng một cách hiệu quả nguồn sáng chính.
So sánh on-camera flash với in-camera flash
Như đã đề cập ở trên, On-camera flash là loại đèn flash được thiết kế đơn giản và có thể kết nối trực tiếp với máy ảnh. Tuy được gọi là “đèn flash trên máy ảnh” nhưng loại đèn này cũng có thể tháo rời để dùng như một chiếc đèn flash rời thông thường.
Điều này đặc biệt cho phép người dùng có thêm nhiều thuận tiên hơn trong cách thức dùng, có thể dễ kiểm soát ánh sáng và hiệu suất ánh sáng hơn. Bên cạnh đó, on-camera flash thậm chí còn có nguồn điện riêng mà không cần dùng đến pin máy ảnh.
So với đèn in-camera flash, đèn on-camera flash được ưa dùng nhiều hơn bởi những ưu điểm khiến người chụp dễ sử dụng hơn. Dù vậy thì cả hai loại này đều có thể cung cấp ánh sáng đủ tốt trong điều kiện môi trường tối. Có điều việc cung cấp ánh sáng này không quá lý tưởng nếu nguồn sáng hắt trực tiếp lên đối tượng chụp. Do nếu để nguồn sáng hướng thẳng lên đối tượng dễ gây ra hiện tượng cháy sáng hoặc ảnh bị lóa sáng, khiến làm mờ hoặc mất các chi tiết quan trọng.
Bên canh đó khi dùng các dạng đèn flash nói chung, bạn cũng nên lưu ý đa phần những đèn flash có sẵn đều được đặt gần ống kính máy ảnh sẽ dễ dẫn đến hiệu ứng mắt đỏ (red-eye effect). Nhất là khi chụp các chủ thể trong điều kiện ánh sáng yếu.
Hiệu ứng mắt đỏ này thường xảy ra khi đồng tử giãn ra dưới ánh sáng mờ, flash sẵn lại đặt thẳng hàng với trục quang học của ống kính. Vậy tia sáng của nó đi vào mắt và phản xạ lại trên máy ảnh từ võng mạc sau mắt vốn khá đỏ. Cách giải quyết bạn có thể cân nhắc là sử dụng nguồn đèn flash rời on-camera như flash off-camera từ một góc đặt khác. Qua đó sẽ giúp loại bỏ được hiệu ứng mắt đỏ trong ảnh chụp người.
Nguồn tham khảo: binhminhdigital, vj shop, zshop