Sở hữu cảm giác nắm giữ thời gian cùng kỹ thuật Timelapse.

Thú vui tốn kém

Chắc hẳn thời nay mọi người đều thân thuộc với cụm từ timelapse này, nghe đơn giản và dễ hiểu, có thể định hình ngay cách chụp. Thế nhưng cách bây giờ tầm 10 năm về trước, timelapse là thứ gì đó mới mẻ và đặc biệt. Có thời điểm nó còn được cho chỉ là thú vui cho những nhiếp ảnh gia giàu có với những con máy hàng xịn, có khả năng vung tay quá túi sau khi Khám và Phá kỹ năng chụp ảnh này. Đơn giản vì để chụp thể loại này yêu cầu bạn phải có 1 tinh thần ổn, một trái tim sắt đá trước những tiếng tách tách liên tục hàng giờ đồng hồ của màn chập. Thời điểm đó một con máy dslr là cả 1 gia tài và để có 1 video timelapse trải nghiệm là rất tốn thời gian, bù lại cảm giác nắm giữ thời gian khi có thể xem được chuyển động của những vật siêu chậm đủ làm con người ta phấn khích và mong muốn được khám phá nó.

Thời điểm hiện tại người ta có những mục đích rõ ràng hơn với timelapse, từ đó cũng có những cách chụp và thao tác khác nhau. Bài viết này sẽ cùng các bạn đi qua những điều cần biết về Timelapse.

Timelapse

Định nghĩa

Timelapse là 1 kỹ năng chụp ảnh mặt dù chúng ta nghe về nó nhiều hơn ở định dạng video, tuy nhiên như các bạn biết, video cũng là tập hợp từ vô số những bức ảnh. Với việc kết hợp 1 chuỗi hình ảnh chụp liên tục 1 đối tượng đang chuyển động trong 1 khung hình nhất định không thay đổi, ta có 1 video timelapse.

pexels pixabay 315938 1
1 video timelapse sẽ như thế này

Trong cuộc sống hiện tại có rất nhiều thứ con người quan tâm, 1 vài thứ có những chuyển động vô cùng chậm như tốc độ mây trôi, mặt trời mọc, chu kỳ nở hoa, quá trình hô hấp của thực vật..vv rất nhiều chuyển động chậm cần được nhìn rõ để thỏa mãn nhu cầu của con người. Đó là cách mà timelapse tận dụng để tồn tại. Ngoài ra với nền công nghiệp điện ảnh phát triển, 1 video timelapse luôn gây kích thích người xem, nó tạo được cảm giác hồi hộp, gây cấn cũng như vài mục đích khác mà nhà làm phim muốn.

Ứng dụng

Như đã nói phía trên, Timelapse dùng để hiển thị chuyển động của những vật có chuyển động vô cùng chậm. Timelapse ghi lại quá trình hình thành của 1 công trình xây dựng trong vòng 1 năm chỉ với 10p . Nó thể hiện những điều mà tốc độ mắt người không thể nhìn thấy rõ ràng được. Trong sinh học người ta dùng timelapse để ghi lại quá trình phát triển của 1 hạt giống cây trồng, với mắt thường ta chỉ thấy 1 cái cây lớn lên sau vài ngày, còn với kỹ thuật này ta thưởng thức được toàn bộ quá trình trong vài phút.

1 video timelapse ghi lại quá trình nở hoa

Trong làm phim, ngoài việc mô tả thời gian chuyển động, timelapse còn dùng để làm tăng sự kịch tính, tốc độ trông cảnh phim, tạo ra những thước phim với độ blur nghệ thuật khiến cảnh phim sắc xảo hơn. Ngoài ra timlapse còn dùng để làm khớp nối giữa 2 phân cảnh video, tránh việc lập lại các hiệu ứng chuyển cảnh nhàm chán. Kết hợp với hiệu ứng âm thanh, đoạn phim thật sự tuyệt vời với chuyển cảnh bằng timelapse.

cách chụp timelapse

Ở thời điểm hiện tại timelapse có thể thực hiện bằng 2 cách là quay timelapse và chụp timelapse. Mỗi kiểu sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúng ta sẽ so sánh 2 cách làm timelapse trên. Từ đó chọn ra được kiểu làm timelapse phù hợp với nhu cầu của bản thân.

1 cách chụp Timelapse

Như tên gọi của nó. Phương pháp này sẽ dùng kỹ năng chụp là chủ yếu. Chúng ta đều biết video là chuỗi liên tiếp của hình ảnh, 1s video sẽ có số lượng bức ảnh khác nhau tùy mục đích của người tạo ra. Thông dụng nhất vẫn là 25 hoặc 30 bức hình cho mỗi giây. Số khung hình càng cao thì khi trích xuất video chuyển động càng mượt. Bằng cách chụp 1 số lượng hình ảnh nhất định trong 1 khung ảnh, khi ghép lại ta có 1 video chụp timelapse.

Time-lapse là gì và mục đích của nó trong nhiếp ảnh
ảnh timelapse thời gian trong 1 ngày

Ưu điểm

Thông thường thì chất lượng chụp trên máy ảnh luôn cao hơn chât lượng quay. Có những thiết bị chỉ có thể quay chât lượng Full HD nhưng lại chụp được những bức hình 2k hoặc 4k. Nếu máy quay được 4k thì chụp có thể được 5k hoặc 8k độ phân giải. Điều đó có nghĩa trong cùng 1 phân khúc máy ảnh, chụp timelapse sẽ cho ra sản phẩm chất lượng hơn là quay video.

Trong quá trình ghép ảnh thành video chúng ta có thể lượt bỏ những bức ảnh thừa không mong muốn có mặt trong video, hoặc có thể làm những hiệu ứng hình ảnh chuyển động lạ mắt mà video không làm được

Nhược điểm

Thủ công và rất mất thời gian, vì phải chụp liên tục trong 1 khung hình nên sự linh động không có.

Setup chụp timelapse

  • 1 chuẩn bị 1 máy ảnh hoặc máy quay có chức năng timelapse
  • 1 chân máy để khung hình không bị duy chuyển
  • 1 ống kính góc tùy theo mục đích
  • setup chế độ chụp raw để dễ hậu kỳ
  • Iso thấp nhất nếu chụp vào buổi sáng và tăng iso vào buổi tối
  • lấy nét tự động và sau đó chuyển về thủ công, tránh trong quá trình vật duy chuyển làm thay đổi trạng thái lấy nét
  • +- 1EV cho thời điểm sáng hoặc tối
  • Cân bằng trắng tùy chỉnh theo thời điểm sáng tối. Không để auto
  • khoảng cách giữa các lần chụp. Có thể từ 1s đến 5s hoặc với các dự án siêu dài thì có thể tăng thành vài tiếng. Mẹo đó là 2s dành cho tốc độ mây trôi và 1s dành cho chuyển động của măt trời. Tốc độ chuyển động của vật thể càng chậm thì khoảng cách thời gian chụp càng cao và ngược lại. Bạn nên có những thử nghiệm và danh sách chụp cho các vật thể cơ bản.
  • 1 thẻ nhớ dung lượng cao nữa nhé

2 cách quay video timelapse

Quay time Đối với quay timelapse mọi thứ trở nên đơn giản hơn với công nghệ hiện tại. Bạn chỉ việc setup máy quay và mọi việc còn lại công nghệ sẽ làm hết.

Time-lapse được ứng dụng để theo dõi chuyển động của thời gian
chuyển động của mây với kỹ thuật timelapse

Ưu điểm

Ưu điểm đó là chế độ quay timelapse khá phổ biến, hoàn toàn có thể thực hiện trên cả điện thoại, mọi thứ đơn giản hóa, Thậm chí với thiêt bị không có chế độ timelapse, bạn cũng có thể quay 1 video cơ bản sau đó tua nhanh nó để tạo thành 1 video timelapse.

Ít tốn thời gian và dung lượng hơn, linh động hơn trong duy chuyển .

Nhược điểm

Khác biệt cơ bản giữa quay và chụp đó là chất lượng xuất ra. Với kiểu quay bạn sẽ có chất lượng video khá thấp, để có video độ phân giải cao bạn phải có 1 thiết bị xịn. VÌ vậy trong cùng 1 phân khúc giá thì chất lượng của quay timelapse sẽ không bằng chụp.

Setup quay timelapse

  • 1 máy quay hoặc điện thoại, 1 thiết bị có camera là được, nhưng nên ưu tiên có độ phân giải video cao
  • 1 chân máy hoặc gimbal để thực hiện những cú panning khi quay timelapse
  • lấy nét thủ công
  • iso auto
  • thời gian timelapse cũng áp dụng như phần chụp. Cơ bản là nó giống nhau

Lời kết

Tóm lại với những hiệu năng mà timelapse mang lại thực sự để chúng ta tốn thời gian khám phá về nó. Hiện tại timplapse không còn khó thực hiện như trước nữa, với 1 chiếc điện thoại bạn hoàn toàn có chức năng quay timelapse tự động. Hy vọng với 2 cách làm video timelapse trên sẽ cho bạn 1 cách nhìn tổng thể về thể loại này. Tùy theo mục đích bạn hãy chọn cho mình 1 cách làm riêng, hoặc có thể hãy sáng tạo thêm cách mới nhé. Xin cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.

Nguồn tham khảo : masterclass

Nguồn ảnh : pixel, vjshop, National Geographic

Leave a Comment