.
.
.

60s tìm hiểu tất cả loại chân máy ảnh phổ biến nhất hiện nay

Để bức ảnh khi chụp cho ra sắc nét, không bị nhoè, vỡ, ngoài chuyện trang bị máy ảnh có khả năng lấy nét nhanh, ống kính cho khẩu lớn thì việc giữ máy ổn định quyết định sự thành bại của buổi chụp ảnh. 

Vì thế, các loại chân máy ảnh là cứu tinh đối với những người đam mê, theo đuổi công việc chụp ảnh. 

top chan may anh tot nhat 2020 2

Các loại chân máy ảnh phổ biến nhất hiện nay

Chân máy để bàn

Hay còn gọi là chân máy mini, rất nhỏ gọn và thuận tiện khi cho vào túi. Thích hợp với những ai hay chụp ảnh thực phẩm, món ăn, các loại sản phẩm nhỏ. Sẽ rất hữu ích khi chụp bên trong không gian ánh sáng khiêm tốn.

Loại chân máy này sử dụng cho máy ảnh compact nhỏ gọn, hoặc các máy ảnh không gương lật có ống kính hoán đổi được. Máy ảnh lớn hơn không sử dụng được.

Các loại chân máy ảnh tripod phổ biến nhất hiện nay

Chân máy dạng compact

Là dạng chân máy có kích cỡ trung bình, thường được tặng kèm hoặc bán kèm khi bạn mua máy ảnh mới. Dòng chân máy ảnh này có thể mở rộng ra với kích thước của chân máy đầy đủ, nhưng có giá rẻ hơn và trọng lượng nhẹ hơn so với chân máy kích thước đầy đủ. 

Rất phù hợp với vai trò là bạn đồng hành du lịch tốt vì có thể gấp gọn và cho vào hành lý xách tay. Tuy nhiên, nhiều mẫu chân máy compact không cho bạn tùy chọn để thay đổi các đầu nối, khuyến cáo không ổn định khi sử dụng với máy ảnh nặng.

Các loại chân máy ảnh tripod phổ biến nhất hiện nay2

Chân máy chuyên nghiệp

Loại chân máy ảnh cỡ lớn này dành cho các chuyên gia và người dùng cao cấp, chủ yếu sử dụng trong các studio hoặc các sự kiện quan trọng như thể thao, đám cưới, chụp thiên nhiên và chụp macro…

Các loại chân máy ảnh tripod phổ biến nhất hiện nay2

Nó nặng hơn và thường dùng cho các máy ảnh DSLR chuyên nghiệp với ống kính có tiêu cự dài hơn. Trọng lượng tăng cũng có nghĩa là nó cung cấp sự ổn định tốt hơn, ngay cả trong thời tiết có gió.

Chân máy đơn monopod

So với giá ba chân tripod, chân máy đơn monopod cơ động hơn, phù hợp trong chụp ảnh hành động tốc độ cao như chụp ảnh thể thao, hoặc khi quay video. Nhờ khả năng di động của chân máy đơn, bạn có thể có được những góc chụp tốt hơn do không cần phải tìm nơi để đặt chân máy như với tripod.

Cách chọn chân máy ảnh phù hợp

Thiết kế và cấu tạo 

Có nhiều chân máy ảnh tripod với kích thước, cấu tạo khác nhau. Chúng có thể được sản xuất từ nhiều loại chất liệu tạo nên cơ chế hoạt động khác nhau. Nên tùy vào mục đích sử dụng mà mỗi người lựa chọn những loại chân máy ảnh tripod cụ thể. Với 2 phần chân đứng và bệ đế có cấu tạo bê đỡ máy ảnh và tạo độ vững chắc cho máy. Thế nên thiết kế của một chân máy ảnh khá đơn giản và dễ hình dung, thích hợp với nhiều loại chất liệu và cơ chế khóa. 

Lựa chọn chân máy ảnh tripod cho người mới bắt đầu

Với người mới bắt đầu nên chọn những loại chân máy có cơ chế hoạt động đơn giản nhất. Thích ứng dần với cách hoạt động của chân máy, khi đã quen các bạn có thể chọn những chân máy ảnh tripod chuyên dụng hơn. 

Vật liệu cấu tạo

Vật liệu để sản xuất ra một chiếc chân máy ảnh tripod vô cùng phong phú. Chúng đa dạng từ gỗ đến những chất liệu hiện đại, phát triển nhất như hợp kim nhôm hay sợi các-bon. Vì thế, chúng có kích thước, cân nặng khác nhau. Đối với nhiều người mới sử dụng khó khăn hơn trong việc lựa chọn chân máy ảnh tripod với chất liệu phù hợp nhất. 

Tải trọng chân máy

Yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm khi lựa chọn chân máy là trọng lượng mà nó có thể chịu được. Bởi nếu lựa chọn những chân máy có tải trọng nhẹ sẽ vừa giới hạn thiết bị tương thích, không hỗ trợ được những máy ảnh cỡ lớn vừa có nguy cơ làm đổ, gãy chân máy, gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng.

Hãy đảm bảo chân máy bạn mua có thể hỗ trợ ít nhất 1,5 lần so với tổng trọng lượng của máy ảnh và ống kính nặng nhất bạn đang có. Bởi đôi khi bạn có thể cần lắp thêm đèn flash hay các phụ kiện khác vào máy ảnh hoặc chính tay bạn cũng sẽ tạo áp lực lên máy khi chụp.

chọn chân máy ảnh - tiêu chí tải trọng

Đầu chân máy 

Đây là phần thiết yếu nhất của hệ thống chân máy, là đầu nối giữa chân máy và máy ảnh. Nó có nhiệm vụ giữ máy ảnh an toàn và kiểm soát mọi chuyển động của máy ảnh. Một số hệ thống chân máy thường không đi kèm với phần đầu “tripods heads” này mà bạn phải mua riêng. Khi chọn đầu chân máy, hãy đảm bảo rằng nó có thể chịu được ít nhất bằng tải trọng mà chân máy của bạn có thể.

chọn chân máy ảnh 5- chọn đầu chân máy

Có ba loại đầu bao gồm:

  • Pan-Tilt Head: Cho phép người dùng điều chỉnh máy ảnh theo cả chiều ngang và chiều dọc hoặc nghiêng chính xác theo các góc. Đây là loại đầu chân máy phổ biến nhất và thường được tích hợp vào tripod giá rẻ.
  • Ball-Head (Đầu bi): Cho phép xoay máy ảnh linh hoạt theo các hướng khác nhau mà vẫn giữ chặt máy ảnh và ống kính.
  • Gimbal Head: Đây là đầu tripod chuyên dùng cho ống kính 300mm trở lên và nặng, là thiết bị phù hợp để chụp ảnh hành động nhanh. 

Hệ thống tháo lắp nhanh (Quick-Release)

Đây là hệ thống giúp việc gắn máy ảnh và ống kính lên chân máy trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Tấm tháo nhanh này sẽ được gắn cố định vào máy ảnh hoặc ống kính, sau đó dễ dàng trượt vào kẹp tháo nhanh. Với cơ chế khóa đơn giản nhưng vô cùng chặt chẽ, nó giúp việc vận hành không bị rung.

chọn chân máy ảnh với hệ thống tháo lắp nhanh tiện lợi

Tính ổn định của Tripod

Chân máy nặng không phải lúc nào cũng ổn định. Có nhiều hệ thống chân máy nặng và bền, nhưng thiếu độ ổn định khi sử dụng trong các điều kiện thời tiết khác nhau. Một chiếc chân máy tốt không chỉ chịu được gió mà còn phải chịu được những va đập có thể xảy ra bất ngờ. Hãy đảm bảo máy ảnh và ống kính luôn cân bằng trên tripod khi mở chân máy ở bất kỳ độ cao nào mà không gây ra hiện tượng rung lắc.

Nguồn tham khảo: Huyhoangdigital, VJ Shop

Leave a Comment