.
.
.

Tổng hợp những ký tự trên lens máy ảnh bạn cần biết

Đã bao giờ các bạn cảm thấy bối rối trước những ký tự được in trên lens máy ảnh của mình chưa. Theo 1 cách nào đó thì càng nhiều ký tự thì công nghệ trên lens càng nhiều. Kèm theo giá trị công nghệ mang theo thì những ký tự đó cũng mang theo vô số sự bối rối, khó khăn trong việc kiểm soát toàn diện lens máy ảnh.

Bài viết này Hoangphucphoto sẽ tổng hợp những ký tự thường thấy trên các ống lens máy ảnh. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và giúp các bạn làm chủ được công nghệ trên các ống kính của mình. Cùng theo dõi bài viết nhé.

1 Ký hiệu lens cao cấp

Mỗi hãng sản xuất ống kính luôn có những đứa con cưng được chau chuốt và trang bị những gì nổi bật nhất của hãng, những ống kính đó thường được dân chơi ảnh gọi bằng những cái tên theo đặc điểm nhận dạng như : lens chỉ đỏ ( lens cao cấp của Canon ) hay lens chỉ vàng ( lens cao cấp của Nikon ). Ngoài những những dòng kẻ đó thì trên mỗi lens còn có ký hiệu riêng để chỉ nhóm lens cao cấp mỗi hãng. Cùng xem qua nhé.

Tất tần tật về các dòng máy ảnh, lens từ giá rẻ đến cao cấp của các hãng máy  ảnh nổi tiếng
  • Canon : ký hiệu L – Luxury
  • Nikon : ký hiệu N – Nano
  • Sony : ký hiệu G – Gold. Nếu lens có sự kết hợp với hãng khác sẽ có thêm dòng chữ CZ – Carlzeiss.
  • Sigma : ký hiệu EX – Extra Quality/Excellence
  • Tamron : ký hiệu SP – Super Performance Series
  • Tokina : ký hiệu ATX – Advanced Technology extra

2 Ký hiệu lens dành cho máy Full Frame

Các hãng máy ảnh luôn có 2 thị trường máy ảnh lớn của họ là hệ Full Frame và hệ Crop. Vì vậy các lens máy ảnh cũng được chia ra làm 2 hệ này, những lens trên dòng crop không thể sử dụng đơn thuần trên Full Frame và ngược lại. Chính vì vậy mỗi hãng luôn có những ký hiệu để nhận dạng loại ống kính dành cho từng hệ máy của họ.

Ý nghĩa ký hiệu trên ống kính - DSLRDaNang.vn
  • Canon : ký hiệu EF – Electro-focus
  • Nikon : ký hiệu FX
  • Sigma : ký hiệu DG – Digital Grade
  • Sony : không có ký hiệu
  • Tamron : ký hiệu DI – Digitally Integrated Design
  • Tokina : ký hiệu FX

3 Ký hiệu lens dành cho máy Crop

Tương tự Full Frame, lens dành cho hệ máy crop cũng có những ký hiệu riêng

Tổng hợp các ký hiệu trên ống kính
  • Canon : ký hiệu EF-S Short black focus
  • Nikon : ký hiệu DX – Digital expanded
  • Sigma : ký hiệu DC – Digital Crop
  • Sony : ký hiệu DT – Digital Technology
  • Tamron : ký hiệu DI-II
  • Tokina : ký hiệu DX

4 Ký hiệu lens có chức năng chống rung

1 số loại lens có đi kèm công nghệ chống rung trên ống kính, giúp cho việc quay chụp trên máy ảnh trở nên ổn định hơn. Mỗi hãng lens lại có những ký hiệu riêng.

Ý nghĩa các thuật ngữ, ký hiệu trên ống kính Canon
  • Canon : ký hiệu IS – image stablizer
  • Nikon : ký hiệu VR – vibration reduction
  • Sony : ký hiệu OSS – Optical SteadyShot . Lưu ý là hệ thống OSS thường được trang bị thẳng trên body của máy ảnh Sony.
  • Tamron : ký hiệu VC – Vibration Compensation
  • Sigma : ký hiệu OS – Optical Stabiliser
  • Panasonic : ký hiệu OIS – Optical Image Stabilisation

5 Ký hiệu lấy nét siêu thanh

Kể từ khi máy lens máy ảnh phát triển khi có hệ thống lấy nét tự động thì các nhà xản xuất đã tích hợp công nghệ lấy nét siêu âm dành cho ống kính, hạn chế cơ chế lấy nét cơ học vừa chậm vừa tạo ra âm thanh ồn ào, làm rào cản khi chụp các chủ thể là động vật..vv. Các ký hiệu lấy nét siêu thanh của các hãng như sau :

Ống kính Canon EF 100mm f/2.8L Macro IS USM
  • Canon : ký hiệu USM – Ultra Sonic Motor. Công nghê lấy nét siêu âm
    • Ring-type USM : sử dụng khuyên tròn
    • Micromotor USM : sử dụng motor siêu nhỏ
    •  Nano USM : sử dụng công nghệ nano
  • Canon : ký hiệu STM – Stepping Motor. Công nghệ lấy nét theo bước bằng motor không tiếng động
  • Nikon : ký hiệu AF-S hoặc AWM
  • Sony : ký hiệu SAM/SSM – Smooth Auto-focus Motor/Super Sonic Motor
  • Sigma : ký hiệu HSM – Hyper Sonic Motor
  • Tamron : ký hiệu USD – Ultra Silent Drive
  • Tokina : ký hiệu IF-S
  • Pentax : ký hiệu SDM – Silent Drive Module
  • Olympus : ký hiệu SWD – Supersonic Wave Drive
  • Panasonic : ký hiệu XSM – Extra Silent Motor

6 Ký hiệu lens có sử dụng chất liệu tán xạ ánh sáng

Ống kính là nơi đón nhận ánh sáng trực tiếp từ môi trường, và với cấu tạo cơ bản của mình thì các ống kính sẽ tán xạ ánh sáng vào tạo ra màu sắc. Tuy nhiên với chất liệu kém từ ống kính sẽ dẫn đến việc tán xạ bị nhiễu loạn mờ nhòe, gây sai lệch màu sắc. Vậy nên nhà sản xuất đã khắc phục điều đó bằng cách thêm các chất liệu để giảm sự tán xạ ánh sáng hiệu quả hơn.

Lens Nikon AF-S Nikkor ED 80-400mm F4.5-5.6 G ED VR – Lê Vũ Camera

Các ký hiệu dành cho ống kính có chất liệu tán xạ ống kính mỗi hãng như sau :

  • Canon ký hiệu ED
  • Nikon ký hiệu ED
  • Sony ký hiệu ED
  • Panasonic ký hiệu ED
  • Olympus ký hiệu ED

ED là viết tắt của cụm từ extra-low dispersion

  • Sigma ký hiệu APO – APOCHROMATIC LENS ELEMENTS
  • Tamron ký hiệu ELD – Extra Low Dispersion
  • Tokina ký hiệu SD – Super-low Dispersion
  • Pentax ký hiệu SMC – Super Multi Coating

7 Những ký hiệu khác trên ống kính

AF – Auto Focus lấy nét tự động không cần xoay ống kính

MF –  Manual Focus lấy nét cơ học hoàn toàn bằng tay thủ công

AF-S – Auto Focus Silent lấy nét tự động có độ êm và không gây tiếng động, thường thấy trên Nikon

AL – Aspherical Lens ống kính có sử dụng thấu kính phi cầu

DA – Digital Auto thường thấy trên dòng lens Pentax, nó có chức năng Quick Shift có thể lấy nét bằng cách xoay ống kính khi ở chế độ AF.

DO – Diffractive Optics. Thường thấy trên ống kính tele của Canon, biểu thị cho công nghệ thiết kế ống kính nhỏ gọn nhưng vẫn có sức thu sáng ấn tượng như nhữn lens thông thường.

IF – Internal Focusing . Chỉ ống kính có vòng lấy nét chạy bên trong ống kính không xoay bên ngoài.

PC-E- Perfective Control Electronic thường thấy ở NIkon, thể hiện lens không bị biến dạng khi dịch chuyển thấu kính phía trước.

PZ – Power Zoom chỉ khả năng zoom có trên lens của Panasonic

RF – Rear Focus thường thấy ở lens tele, thể hiện các thấu kính nằm gần máy ảnh nhất cho phép lấy nét siêu nhanh.

TS-E  Tilt-shift electronic. dùng trên các lens Tilf-Shift của Canon hay Nikon.

UD – Ultralow Dispersion giảm sai lệch màu sắc trên Canon

WR –  Weather Resitant khả năng chống chịu thời tiết trên máy Pentax

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp các ký hiệu trên lens máy ảnh của các hãng khác nhau. Mục đích của việc tìm hiểu những ký hiệu này là để hiểu rõ chức năng của những ống kính mình đang sử dụng. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn. Xin cảm ơn.

Nguồn tham khảo : binhminhdigital, nhiepanh365, aphoto, nexshop, vinacamera.

Nguồn ảnh : Google

Leave a Comment