Trigger là gì?
Trigger máy ảnh được hiểu là dạng thiết bị kết nối không dây từ máy ảnh đến đèn bằng 1 bộ thu tín hiệu gắn trên máy ảnh và bộ phát gắn trên đèn. Theo đó khi người chụp thiết lập cả hai thiết bị trên cùng một kênh tần số, chúng sẽ đồng bộ hóa với nhau.
Trong khi người chụp bắt đầu chụp bằng máy ảnh, bộ thu tín hiệu sẽ nhận tín hiệu từ bộ phát và truyền tín hiệu tới đèn flash. Tiếp đó, đèn flash sẽ tiếp nhận và phát ra ánh sáng, ánh sáng này sẽ hỗ trợ rất hữu ích cho quá trình chụp ảnh của bạn. Mặt khác cũng nên lưu ý rằng, “Trigger máy ảnh” có thể được nói đến với những ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng.
Đặc điểm chính của trigger
– Có thiết kế đặc biệt được đánh giá là đặc biệt và tiện dụng, có thể được sử dụng phù hợp cho cả chụp ảnh trong studio hay chụp ngoài trời.
– Trigger được thiết kế để có thể lắp khớp được với hầu hết các loại đèn studio chuyên dụng. Ví dụ như như đèn flash rời, đèn Godox hay đèn strobe…
– Người dùng có thể sử dụng trigger một cách linh hoạt, có thể điều khiển được ở nhiều góc độ khác nhau với ánh sáng tốt nhất.
– Thiết bị này có cả đèn báo trên cả thiết bị thu và thiết bị phát. Bên cạnh đó, ưu điểm khá thú vị đó là một thiết bị phát có thể kích hoạt và điều khiển cho nhiều thiết bị thu.
Bên cạnh đó, khi chọn mua trigger, bạn có thể chọn dùng những thương hiệu quen thuộc như: Bowens, Yongnuo, Nisha, Photoflex, RPS Lighting, Norman…
Cách sử dụng trigger máy ảnh
Kết nối và thiết lập thiết bị trigger
Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị cần thiết:
Các thiết bị chính sẽ bao gồm một chiếc máy ảnh và một đèn flash rời. Tiếp đó bạn cần có một trigger bao gồm hai phần: đầu phát (transmitter) và đầu thu (receiver). Bên cạnh đó bạn hãy nhớ thủ sẵn pin dự phòng cho các thiết bị để dự trù lúc chúng hết pin và cần nguồn điện bổ sung để hoạt động.
Bước 2: Gắn đầu phát vào máy ảnh:
Tại bước này, bạn cần tìm kiếm hot-shoe trên thân máy ảnh của bạn trước tiên – nó là một khe nhỏ nằm ở trên cùng của máy ảnh. Sau khi đã xác định được vị trí hot-shoe, bạn hãy thực hiện việc gắn đầu phát vào vị trí đó một cách chắc chắn để đảm bảo nó sẽ không bị lỏng, rơi ra trong quá trình chụp hình.
Bước 3: Kết nối đầu thu với đèn flash:
Sau khi gắn đầu phát vào máy ảnh, bước tiếp theo đó là tìm cổng kết nối trên chiếc đèn flash mà bạn sẽ sử dụng. Khi tìm được nó, bạn hãy gắn đầu thu vào cổng kết nối, kiểm tra kỹ lại để chắc chắn rằng nó có thể nhận tín hiệu đúng từ đầu phát.
Bước 4: Bật nguồn các thiết bị:
Tại đây sau khi các thiết bị đã được kết nối với nhau, bạn bắt đầu bật nguồn các thiết bị bao gồm máy ảnh, đèn flash và trigger để có thể sử dụng.
Bước 5: Chọn kênh hoạt động:
Lưu ý rằng cả 2 đầu là đầu phát và đầu thu hầu như đều sẽ đi kèm với các nút điều chỉnh cho phép nguời dùng thay đổi kênh hoạt động. Do đó bạn hãy chắc chắn rằng cả hai thiết bị đang được đặt ở cùng một kênh, yếu tố này rất quan trọng nhằm giúp 2 thiết bị chúng có thể tiếp xúc và hoạt động hiệu quả với nhau.
Điều chỉnh các thông số trên trigger
Công suất đèn flash: Đa phần những thiết bị trigger hiện nay đều đã cho phép người dùng có thể điều chỉnh công suất của đèn flash trực tiếp từ đầu phát. Tuy nhiên đừng tự ý sử dụng mà không tìm hiểu trước. Vậy nên để có thể thực hiện việc điều chỉnh một cách chính xác nhất, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng đi kèm với sản phẩm trigger bạn đang dùng
Chế độ chụp: Hiện có không ít loại trigger còn có thêm công năng hỗ trợ việc lựa chọn các chế độ chụp khác nhau.Qua đó giúp cho người chụp có thể thuận tiện chọn chế độ chụp và điều kiện cụ thể. Trong đó một vài chế độ phổ biến bao gồm:
- Chế độ một lần: Ở chế độ này, đèn flash sẽ chỉ sáng lên một lần duy nhất trong lúc bạn nhấn nút chụp. Do đó nó sẽ phù hợp với những khoảnh khắc cần ánh sáng trong thời gian ngắn.
- Chế độ liên tục: tại đây đèn flash sẽ liên tục phát sáng mỗi khi người chụp thực hiện nhiều lần chụp liên tiếp. Đây sẽ là lựa chọn ký tưởng trong các tình huống như chụp ảnh thể thao hoặc cần bắt trọn những khoảnh khắc chớp nhoáng.
- Chế độ slave: Chế độ này sẽ cho phép đèn flash được kích hoạt bởi một nguồn sáng khác. Qua đó có thể tạo ra hiệu ứng ánh sáng đa chiều và phong phú hơn cho ảnh.
- Các thông số khác: Những thông số này sẽ tuỳ vào từng loại trigger mà có thể điều chỉnh thêm nhiều thông số khác nhau và nhiều tính năng nâng cao khác.
Các loại trigger phổ biến
Remote Trigger – Kích hoạt từ xa:
Remote trigger là thiết bị dùng để kích hoạt máy ảnh từ xa. Nó là dạng thiết bị có dây hoặc không dây với công dụng giúp nhiếp ảnh gia có thể chụp ảnh mà không cần phải tự nhấn nút bấm trên máy. Thiết bị này sẽ rất có ích trong các tình huống đặc thù như muốn tự chụp, chụp ảnh động vật hoang dã hay chụp ảnh nhóm.
Remote trigger khi đó sẽ được cầm trên tay của người chụp hoặc được đặt ở một vị trí cố định ở gần máy ảnh. Nó có thể có một hay nhiều nút, hoặc là có chức năng để kích hoạt máy ảnh từ xa.
Interval Trigger – Kích hoạt theo khoảng thời gian:
Đây là dạng remote trigger có chức năng chụp ảnh tự động theo các khoảng thời gian được đặt trước. Chức năng này thường được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như chụp timelapse, nơi nhiếp ảnh gia muốn ghi lại sự thay đổi của bối cảnh theo thời gian.
Flash Trigger – Kích hoạt đèn flash:
Với những tình huống đặc thù, remote trigger có thể dùng đến tính năng hoặc thiết bị trên máy ảnh được dùng để kích hoạt đèn flash. Khi nhận được tín hiệu kích hoạt, máy ảnh sẽ phát tín hiệu đến đèn flash để phát sáng, giúp cải thiện độ sáng cho bức ảnh.
Nguồn tham khảo: portfolio.vn, mayanhhoangto, binhminhdigital