Trở thành ” Họa sĩ ánh sáng ” với kỹ thuật Light Painting

Cảm ơn ánh sáng.

Đầu tiên mình xin phép cảm ơn Ánh Sáng, Những trải nghiệm với ánh sáng trong nhiếp ảnh đã giúp mình có niềm cảm hứng để viết về nó thêm 1 lần nữa. Và các bạn hẳn cũng đều đồng ý với mình là ánh sáng có vai trò vô cùng quan trọng trong nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh là trò chơi của ánh sáng, kiểm soát được ánh sáng thì chúng ta làm chủ được cuộc chơi. Vì vậy kiến thức về ánh sáng là rất cần thiết, mình đã có 1 bài viết về tầm quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh tại hoangphucphoto.com, các bạn có thể theo dõi tại Đây.

Vậy sau khi kiểm soát được ánh sáng chúng ta làm gì tiếp theo ?. Cuộc sống luôn vận động và con người thì luôn phải thay đổi theo thời gian. Sáng tạo chính là quyền năng mà con người có được, nhờ đó chúng ta có tất cả. Với ánh sáng những nhiếp ảnh gia không dừng lại ở việc kiểm soát nó, họ bắt đầu sáng tạo ánh sáng và cho ra 1 nghệ thuật nhiếp ảnh mới – Light Painting.

Khái niệm Light Painting.

Light Painting hay còn gọi là vẽ sáng, light graffiti là 1 kỹ thuật chụp ảnh đến từ sự sáng tạo hiệu quả của ánh sáng. Vận dụng những nguồn sáng có sẵn chuyển động để phơi sáng 1 bức ảnh, từ đó tạo ra những hiệu ứng ánh sáng, màu sắc mới cho bức ảnh. Với Light Painting những bức ảnh không còn nhảm chán nữa, chúng trở nên nghệ thuật hơn. Light Painting khiến mỗi nhiếp ảnh gia trở nên có hồn và mềm mại hơn với chức danh mới : Nghệ sĩ ánh sáng.

pexels asim alnamat 32997
Nghệ thuật light graffiti

Làm sao để chụp Light Painting.

Với khái niệm về Light Painting mà mình vừa nêu ở trên, chúng ta có thể hình dung để có 1 bức ảnh kiểu vẽ sáng này thì có 2 yếu tố quan trọng nhất cần được quan tâm. Đó là ánh sáng và thiết bị chụp

Chúng ta sẽ đi qua những điều cần nắm bắt về 2 yếu tố trên để có 1 bức Light Painting ưng ý nhất.

1. Ánh sáng

Với ánh sáng chúng ta sẽ có 2 nguồn ánh sáng riêng. 1 là nguồn sáng sát định đối tượng chụp và 2 là nguồn sáng ngoài để vẽ. Tại sao ta cần nguồn sáng 1, vì để thực hiện Light Painting chúng ta phải thực hiện ở 1 không gian tối, thật tối với background cũng tối luôn. Việc chuẩn bị nguồn sáng cho chủ thể xuất hiện là để lấy nét khi chụp, và vẽ sáng ngay trên đối tượng chụp.

Với nguồn sáng 2 là nguồn chủ động thêm bên ngoài, nguồn này sẽ là là yếu tố để Draw light. Bạn sẽ vẽ nguồn ánh sáng này lên bề mặt mà bạn muốn. Chế độ phơi sáng của máy ảnh sẽ làm việc còn lại.

Với 2 nguồn sáng trên thì Light Painting cho phép các nhiếp ảnh gia sáng tạo với những cách chụp khác nhau.

pexels pixabay 290470

Như ở bức ảnh trên chúng ta thấy tác giả dang dùng nguồn ánh sáng 1 là 1 cây chổi led, chủ thể cầm cây chổi led ấy duy chuyển tạo thành các vòng tròn ánh sáng đẹp mắt. Để bức hình hoàn hảo nhất thì đối tượng phải có trang phục tối màu để không xuất hiện tại phần duy chuyển của ánh sáng. việc mặc đồ tối màu, màu đen sẽ giúp hậu kỳ dễ hơn. Bức ảnh trên xuất hiện bóng ma của người duy chuyển ánh sáng, máy ảnh đã thu lại 1 phần chân của tối tượng ( hướng 7h) . Tùy theo mục đích mà việc xuất hiện bóng ma này được thực hiện.

Kỹ thuật light painting - Sử dụng bộ nhả cửa trập hoặc điều khiển từ xa

Đây là ví dụ về nguồn sáng chủ động bên ngoài. Chủ thể là 1 chiếc xe cũ kỹ với ánh đèn vàng bên trong xe. Tác giả đã sử dụng ánh sáng bên ngoài để chiếu vào bề mặt của nó, Những màu sắc ánh sáng khác nhau cũng như thời gian chiếu lên chủ thể sẽ tạo ra những màu sắc khác nhau. Bạn thật sự là 1 nghệ nhân sơn dầu khi làm như vậy.

Trên đây là 2 kiểu chụp Light Painting cơ bản nhất, điểm chung của nó là máy ảnh đứng yên còn ánh sáng thì chuyển động. Vậy nếu đổi ngược lại ánh sáng đứng yên còn máy ảnh chuyển động thì sao. Lúc ấy ta có kỹ thuật Kinetic light painting.

Hình ảnh: Các chuyển động khác có thể được sử dụng để vẽ bằng ánh sáng động học.  Nguy cơ là bức ảnh trở nên quá xe buýt ...
Kinetic light painting bằng việc duy chuyển máy ảnh

Chúng ta có thể tạo ra những bức ảnh trừu tượng khó hiểu theo mục đích bằng cách duy chuyện máy ảnh trong thời gian phơi sáng. Biết đâu sự trừu tượng đó có ai đó thích và trả giá hàng triệu đô như bức tranh của Mark Rothok :))

NO:6 (Violet, Green and Red)
Tác phẩm NO:6 củ Mark Rothok có giá 186 triệu đô ( đấu giá năm 2014)
Hình ảnh: Ảnh này đã sử dụng cụm thu phóng để tạo ra các mẫu ánh sáng.  Bức ảnh được cắt xén để th ...
tạo ra tia sáng bằng việc zoom ống kính trên máy ảnh

Hoặc bạn cũng có thể duy chuyển trạng thái phơi sáng của mấy ảnh bằng việc zoom lend. Đó cũng là 1 kỹ năng Kinetic light painting.

2. Thiết bị chụp

Để chụp Light Paintin chúng ta cần 1 thiết bị chụp có thời gian phơi sáng tối thiểu 30s, vì thường thời gian phơi đạt hiệu quả tầm 30s trở lên. Việc này sẽ hơi quá tầm với các điện thoại smartphone hiện nay, vậy nên chúng ta sẽ dùng máy ảnh, ưu tiên dùng dùng DSLR để có thể thu sáng tốt nhất.

Việc setup máy ảnh để chụp Light Painting như sau :

  • Chế độ chụp đưa về M
  • Iso đưa về mức thấp nhất, ưu tiên 100, mình sẽ giải thích sau
  • Chế độ hình ảnh là file Raw để dễ dàng hậu kỳ cũng như có được chi tiết tốt nhất
  • Cân bằng trắng dễ nhất là light day, không được dùng chế độ cân bằng auto nhé
  • Khẩu độ nên khép nhỏ ở tầm f8 trở lên, tùy theo thời gian phơi sáng mà thu phóng khẩu độ phù hợp nhé. Theo mình khoảng đẹp nhất laf 8-10. Tầm ấy có thêm thời gian để phơi cũng như lấy được độ nét của chủ thể.
  • Tốc độ màn trập 30s hoặc bulb tùy thời gian phơi
  • Thêm biểu đồ histogram vào vào hình hiển thị để nhìn ánh sang phơi 1 cách dễ dàng nhất. Nếu phần biểu đồ lệch về bên trái nhiều, ảnh của bạn sẽ tối và ngược lại.
  • 1 chân máy ảnh, vì chúng ta sẽ phơi sáng lâu nên cần 1 chân máy để chống rung.
  • 1 bộ remote nếu thời gian phơi lâu hơn 30s, lúc ấy máy ảnh sẽ không tự kết thúc quá trình phơi sáng mà bạn phải chủ động nhấn tắt, việc này sẽ làm mấy ảnh bị rung lắc. Giải pháp là 1 bộ remote.

3. Tiến hành chụp Light Painting

Chỉnh thời gian phơi sáng

Việc chụp Light Painting ở giai đoạn đầu tiếp xúc sẽ là 1 quá trình mất thời gian vì thất bại, cơ bản chúng ta không biết được mức phơi sáng bao lâu là đủ để bức hình vẽ sáng không quá sáng hoặc không quá tối. Không có cách nào tốt hơn là trải triệm từng mức thời gian khác nhau. Vì vậy mình sẽ chia sẻ mẹo để tua nhanh quá trình trải nghiệm thời gian đó như sau.

Chúng ta sẽ dùng mức iso cuối cùng để phơi đó là mức thấp nhất mà máy ảnh cho phép, ở đây mình lấy ví dụ là iso 100, trước khi chụp bạn hãy tăng lên 6 stop, cụ thể iso lúc này sẽ là 6400, với iso cao như vậy bạn sẽ tiếp kiệm thời gian phơi sáng xác định được khoảng thời gian cho ra bức ảnh tốt nhất là bao nhiêu giây. Mình ví dụ là ở mức iso 6400 bạn mất 3s để phơi ra 1 bức ảnh tốt, vậy khi ở giai đoạn chụp cuối cùng khi sét lại mức iso 100 chúng ta sẽ cần thời gian là 3 phút. Vì 1s phơi ở iso 6400 sẽ bằng 1 phút ở iso 100. Đó là mẹo để xác định độ phơi sáng.

Lấy nét

Ở phần lấy nét này chúng ta cũng có mẹo để lấy nhanh và chính xác đối tượng. Đầu tiên hãy để tối tượng phơi sáng được sáng bằng cách chiếu đèn vào hoặc đối tượng mang theo nguồn sáng luôn. Tiếp theo ta chỉnh lấy nét tự động để mấy ảnh lấy nét , sau khi đã lấy nét xong t chuyển lại chế độ thủ công. Lúc ấy điểm lấy nét sẽ cố định và không bị thây đổi nữa. Lưu ý trong quá trình này máy ảnh của bạn không được duy chuyển nếu không điểm lấy nét sẽ bị thay đổi và bạn sẽ phải làm lại từ đầu.

Quá trình vẽ

Khi vẽ sáng đối với nguồn sáng sáng mà chủ thể duy chuyện, mình cần phối hợp để thời gian mở màn trập trùng thời điểm ánh sáng bắt đầu duy chuyển, tương tự như vậy ở phần kết thúc. Khi ánh sáng kết thúc cũng là lúc đóng màn trập máy ảnh, mọi thứ phải liên kết hài hòa chuyển động nhiệp nhàng với nhau. Điều đó cần sự hợp tác ăn ý giữa người chụp và người duy chuyển ánh sáng. Một lưu ý nữa là nếu vẽ chữ cái thì nên vẽ hình ảnh phản chiếu của chữ để khi xuất hình thông điệp không bị sai, Ví dụ vẽ chữ S thì hướng bắt đầu sẽ là bên trái.

Đối với vẽ sáng ánh sáng ngoài ( ánh sáng 2) , chúng ta nên vẽ theo quy tắc từ ngoài vào trong, từ trái sang phải, từ các cạnh của chủ thể rồi mới vào trong. Đảm bảo thời gian duy chuyển đều nhau để có màu sắc hài hòa ổn định, muốn phần màu nào đậm hơn thì chiếu sáng lâu hơn. Làm tương tự với những màu khác.

Hình ảnh: Trong bức ảnh này, than hồng được sử dụng để đánh vần tên đất nước, Ấn Độ.
Hình ảnh từ máy ảnh sẽ tương phản khi vẽ, cần để ý điều này

Cuối cùng, chắc hẳn các bạn sẽ thất vọng với những bức ảnh vẽ sáng đầu tiên, điều đó không nói lên việc bạn không thể làm mà đơn giản là cần thêm nhiều thời gian để có kinh nghiệm chụp. Làm chủ ánh sáng chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng nếu cố gắng, chúng ta sẽ trở thành những họa sĩ ánh sáng thực thụ. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết, chúc các bạn thành công. Xin cảm ơn.

Bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn: Vijshop, Quantrimang, Digital-photography-school.

Nguồn ảnh : Pexel, Digital-photography-school.

Leave a Comment