Trong quá trình chụp ảnh, thường có các khu vực phía trước và sau điểm lấy nét kém sắc nét hơn. Vì thế chúng ta cần phải tìm hiểu về cách xác định khoảng lấy nét cho ống kính từ đó để dễ dàng chụp ảnh và làm chủ được máy ảnh.
Trên thực tế, ống kính không thể giữ cho tất cả mọi thứ – từ những gì ngay trước mặt bạn cho đến những thứ ở phía chân trời – đều cùng lúc được sắc nét ở mức chấp nhận được. Bạn có thể chọn điểm focú vào một đối tượng ở gần và phải chấp nhận rủi ro của việc hậu cảnh sẽ bị mờ. Hoặc bạn có thể tạo điểm chú ý vào một vật nào đó ở rất xa và có nguy cơ làm mờ các yếu tố ở tiền cảnh.
Đó được gọi là khoảng cách siêu tiêu cự (Hyperfocal Distance) trong nhiếp ảnh là khoảng cách từ máy ảnh đến điểm bạn đang lấy nét mà khi bạn lấy nét vào điểm đó. Tức là tất cả các vật thể từ một nửa khoảng cách siêu tiêu cự trở về phía sau sẽ được coi là sắc nét ở mức chấp nhận được trong ảnh. Khoảng cách siêu tiêu cự là một yếu tố quan trọng để tạo ra độ sâu trường ảnh trong nhiếp ảnh và đảm bảo rằng cảnh vật từ gần đến xa đều rõ ràng và sắc nét.
Những yếu tố nào giúp xác định khoảng siêu nét khi chụp ảnh?
Khoảng siêu nét Hyperfocal phụ thuộc vào ba yếu tố. Đây cũng là ba yếu tố giúp xác định độ sâu trường ảnh:
– Khẩu độ: Khẩu độ chính là độ mở của ống kính, được ký hiệu là f. Khẩu độ có tác dụng điều tiết lượng ánh sáng đi vào bên trong cảm biến máy ảnh kỹ thuật số. Độ rộng hẹp của khẩu độ sẽ quyết định đến độ sắc nét của bức ảnh. Với khẩu độ càng nhỏ bức ảnh chụp được sẽ càng chi tiết. Chẳng hạn khi chụp ở chế độ f/1.4, ống kính sẽ bắt nét chủ thể và làm mờ background xung quanh.
Thường khẩu độ với độ rộng này sẽ dùng để chụp ảnh chân sẽ, giúp làm rõ nhân vật tốt hơn. Trong khi đó, chụp ảnh ở khẩu độ f/1.6 ảnh sẽ cho độ sắc nét đến cả phần hậu cảnh. Điều này là bởi, khẩu độ nhỏ thì khoảng cách nét sẽ gần, khi chụp sẽ làm cho toàn bộ ảnh đều được sắc nét.
– Độ dài tiêu cự: Chiều dài tiêu cự nhỏ hơn có nghĩa là góc nhìn rộng hơn, đồng nghĩa với khoảng siêu nét gần hơn.
Độ dài tiêu cự cũng ảnh hưởng khác nhiều đến độ sắc nét của hình ảnh. Tiêu cự ống kính càng ngắn có khoảng cách siêu nét sẽ gần hơn, yếu tố hậu cảnh đằng sau cũng được làm rõ nét. Thông thường, ống kính góc rộng với tiêu cự 24mm sẽ cho độ sắc nét tốt, trong khi đó ống kính tiêu cực dài hơn ở 70mm sẽ chỉ lấy nét được đối tượng chính và hậu cảnh sẽ bị làm mờ.
– Kích thước cảm biến: Yếu tố cuối cùng xác định khoảng cách hyperfocal là kích thước của bộ cảm biến kỹ thuật số của máy ảnh. Một cảm biến có kích thước lớn hơn sẽ cho phép khoảng siêu nét gần hơn.
Các cách xác định khoảng cách lấy nét cho ống kính
Có 2 cách để xác định khoảng cách lấy nét phổ biến cho ống kính, được biến đến như sau:
Xác định lấy nét dựa vào các ứng dụng
Hiện nay có khá nhiều ứng dụng giúp cho việc tính toán lấy khoảng cách siêu nét cho các nhiếp ảnh gia đơn giản hơn rất nhiều. Bạn có thể dễ dàng tải các ứng dụng trên điện thoại thông minh, máy tính. Trước khi tiến hành chụp ảnh bạn sẽ tính toán được trước khoảng cách lấy nét, sau đó khi chụp chỉ việc giơ máy tại điểm đã xác định và chụp. Bức ảnh sau khi chụp sẽ cho độ sắc nét tốt mà không cần phải chụp đi chụp lại để xác định khoảng lấy nét.
Xác định lấy nét bằng cách tra cứu khoảng cách siêu nét
Hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội đều có công khai các bảng đo tiêu cự để chúng ta tham khảo. Những bảng tra cứu này rất tiện lợi, có thể dễ dàng mang theo và xác định được khoảng cách đứng chụp ưng ý cho mẫu hay chụp các cảnh trong nhà một cách dễ dàng.
Tùy thuộc vào máy ảnh bạn đang sử dụng, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 bảng tra cứu sau để xác định khoảng cách lấy nét cho ống kính của mình.
- Bảng tra cứu khoảng siêu nét dành cho máy ảnh Micro Four Thirds.
- Bảng tra cứu khoảng siêu nét dành cho máy ảnh APS-C.
- Bảng tra cứu khoảng siêu nét dành cho máy ảnh Full frame.
Lưu ý, để sử dụng bạn cần xác định độ dài tiêu cự ứng với khẩu độ ống kính bạn đang sử dụng, các số tương ứng sẽ là khoảng cách siêu nét.
Đến hiện nay vẫn không có bất kỳ quy tắc lấy nét chuẩn 100% tất cả đều dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm để phán đoán và thực tập thực tế.
Thiết lập máy ảnh lấy nét bằng tay
Bật chế độ lấy nét bằng tay trên ống kính để bắt đầu thực hiện lấy nét. Xoay vòng điều chỉnh tiêu cự đến khoảng cách thích hợp, thông thường nên chọn đối tượng nằm trong khoảng cách 5 – 6m là hợp lý nhất.
Chế độ lấy nét tự động
Trong các máy ảnh hiện nay có rất nhiều loại có thể bắt nét tự động. Với cách lấy nét này bạn chỉ cần bật chế độ lấy nét tự động lên, điều chỉnh khoảng cách phù hợp để thiết bị tự bắt nét được.
Hệ thống lấy nét chủ động
Lấy nét tự động hoạt động theo nguyên lý đợi ánh sáng từ nhiều đối tượng đến cảm biến máy ảnh, sau đố để máy phân tích độ nét của từng đối tượng. Do đó, các loại máy ảnh lấy nét chủ động thường được trang bị thêm đèn trợ sáng, đèn flash.
Hệ thống lấy nét chủ động gồm 2 loại:
- Lấy nét theo pha: Đây là loại lấy nét nhanh chóng tuy nhiên độ chính xác không được cao lắm và cần yếu tố đủ ánh sáng mới có thẻ hoạt động.
- Hệ thống lấy nét tương phản: Tốc độ lấy nét của hệ thống này khá chậm, nhưng độ chính xác lấy nét của từng vật trong bức ảnh rất cao, lấy nét không giới hạn.
Lấy nét trong khoảng 1/3
Quy tắc lấy nét này thường gặp nhất khi chụp ảnh phong cảnh, lấy nét các chủ thẻ chính phía trước nằm trong khoảng 1/3 của khung ảnh. Bởi vì thường thì nhiều máy có khả năng lấy nét gần, do đó một số đối tượng ở xa không thể hiện được đô sắc nét. Để lấy nét rộng hơn, nhiều hơn 1/3 bức ảnh thì có thể điều hỉnh, thay đổi ống kinh để có những bức hình ưng ý hơn.
Lấy nét đối tượng chính
Tập trung focus đối tượng chính thường gặp nhiều nhất trong chup ảnh chân dung. Đối tượng chính trong bức ảnh được lấy nét và tất cả cảnh vật xung quanh đều thay đổi.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu tất tần tật thông tin về việc tìm điểm lấy nét cho máy ảnh khi chụp ảnh. Điều cực kỳ quan trọng là chúng ta phải thử nghiệm và vận dụng kỹ năng nhiếp ảnh để tìm ra khoảng lấy nét ưng ý và phù hợp nhất.