Đối với những người mới tiếp xúc với máy ảnh sẽ bắt đầu bỡ ngỡ và làm quen với chiếc máy ảnh của chính mình. Bên cạnh những thông số trên máy ảnh mà chúng ta cần phải nhớ thì việc nắm được ý nghĩa của những con số trên ống kính máy ảnh cũng đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, chỉ khi nắm được những con số này mới cho ra chất lượng ảnh đẹp, độ nét cao, hình ảnh được trong trẻo và chuẩn xác.
Ngoài ra, nếu không xem rõ thông số trên ống kính cũng có thể khiến máy ảnh không thể hoạt động vì không tương thích được máy ảnh.
Phân biệt chế độ AF và MF trên lens
AF – là viết tắt chuẩn tự động lấy nét Autofocus. Hầu hết các ống kính đều có tính năng này. Tuy nhiên có một số hãng sản xuất một số ống kính chỉ lấy nét bằng tay (M) như Samyang hay Carl Zeiss.
Ưu điểm của chế độ này là dành cho những người vừa học nhiếp ảnh, nếu bạn muốn kiểm soát nhiều hơn bố cục ảnh, bạn có thể chọn trước một vùng AF hiệu dụng hoặc điểm AF trong lúc lấy nét tự động. AF lấy nét nhanh và rất tiện. Nhưng chế độ này cũng không phải là hoàn hảo nhất, ở một số trường hợp đối tượng hoặc cảnh khiến bạn khó hoặc thậm chí không thể lấy nét tự động.
Còn chế độ MF là chế độ lấy nét bằng tay, nhưng khi bạn không thể sử dụng chế độ AF để lấy nét thì MF là lựa chọn tối ưu nhất. Với việc nhìn qua khung ngắm của máy ảnh và xoay vòng lấy nét trên ống kính bằng tay, bạn vẫn có thể lấy nét hiệu quả. Một lưu ý nhỏ là bạn nên phóng to vùng lấy nét khi ở chế độ Live View, để có thể lấy nét chính xác hơn.
Tuy nhiên, để sử dụng chế độ MF sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để lấy nét trước khi chụp đối tượng. Vì thế tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh để bạn lựa chọn chế độ chụp sao cho hợp lý nhất.
Tiêu cự của ống kính (lens)
Tiêu cự là mức độ phóng đại mà ống kính đạt được, nên nó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc chụp ảnh. Một trong số đó là ảnh hưởng đến góc nhìn vì độ dài tiêu cự sẽ xác định phạm vi cảnh được thể hiện trên một khung ảnh. Do đó, ống kính có tiêu cự nhỏ (thường gọi là ống kính góc rộng) cho độ sâu trường ảnh rộng. Và ngược lại, ống kính có tiêu cự lớn (hay gọi là ống kính tele) cho độ sâu trường ảnh nhỏ.
Hay ảnh hưởng đến vùng rõ nét của hình ảnh (gọi là độ sâu trường ảnh). Ngoài ra khi chụp ảnh, bạn không tránh khỏi việc làm cho ảnh chụp bị mờ do rung lắc. Vì thế, sử dụng ống kính có tiêu cự lớn và kỹ thuật chụp ảnh tốt thì hình ảnh sẽ được cải thiện rất nhiều mà không cần phải dùng đến chân máy.
Nếu máy của bạn có ống zoom, trên ống kính sẽ có vòng xoay để phóng to và thu nhỏ để điều chỉnh độ xa và gần của ống kính. Vòng xoay này cũng cho biết bạn đang sử dụng tiêu cự nào và cho biết chúng ta đã zoom ở mức độ bao nhiêu.
Nếu bạn sử dụng ống fix (cố định), ống kính của bạn sẽ không có vòng xoay chọn tiêu cự.
Ý nghĩa của các con số “50 mm f / 1.4”, “50 / 1.4”, “1.4 / 50”, “50 mm 1: 1.4”, “50 mm F1.4” này là số đầu tiên sẽ cung cấp phạm vi độ dài tiêu cự tính bằng milimet và số thứ hai cung cấp tốc độ ống kính (đối với ký hiệu “1,4 / 50” thì ngược lại).
Sẽ có một số loại ống kính cơ bản như:
- Ống kính góc rộng – tiêu chuẩn: Tiêu cự giữa 24mm và 35mm
Loại ống kính này cho độ dài tiêu cự nhỏ, góc nhìn rộng và lấy nét được nhiều. Dĩ nhiên vẫn có khả năng làm biến dạng hình ảnh nhưng ở mức độ ít hơn so với loại ống kính góc cực rộng.
- Ống kính tiêu chuẩn: Tiêu cự giữa 35mm và 70mm
Độ dài tiêu cự này được sử dụng phổ biến hơn, từ việc chụp chân dung cho đến ảnh phong cảnh. Vì cho khả năng hiển thị hình ảnh gần giống với mắt thường nhìn. Đồng thời, còn dễ dàng điều chỉnh theo độ sâu trường ảnh nông – sâu.
- Ống kính Telephoto: Tiêu cự từ 70mm đến 300mm trở lên
Loại tiêu cự máy ảnh này là lựa chọn lý tưởng để chụp một chủ thể ở xa, đặc biệt là chụp động vật, thiên nhiên mà không cần đến gần.
Vòng xoay khẩu độ
Đây là một tính năng không có mặt nhiều trên các mẫu ống kính máy ảnh số hiện đại. Vòng xoay khẩu độ là một tính năng phổ biến từ thời máy ảnh phim lấy nét bằng tay, do thân máy sẽ lựa chọn tốc độ đóng cửa trập và khẩu độ sẽ được đặt trên ống kính.
Các ống kính có vòng xoay khẩu độ có giá tương đối rẻ so với các loại ống kính số mới sản xuất. Bạn có thể sử dụng chúng vào các mục đích đặc biệt như chụp macro, hoặc lựa chọn ống fix có khẩu độ lớn với giá chỉ bằng một phần nhỏ các loại ống kính hiện tại. Tuy vậy, bạn sẽ phải gắn thêm một vòng adapter đặc biệt để gắn ống kính loại này vào thân máy. Hãy lưu ý rằng chúng đều là các ống lấy nét bằng tay.
Khoảng cách siêu lấy nét (Hyperfocal Distance)
Thông số này chỉ xuất hiện trên lens có tiêu cực nhất định, không phải lens Zoom. Nếu bạn có ống fix, bạn sẽ thấy một hàng số giống như hàng số đối xứng, có trung tâm là ký tự “|” (nằm ngay phía dưới hàng số màu da cam) trong hình dưới:
Các thông số trên ống kính
Thứ tự những dòng như trên hình như có ý nghĩa như sau:
– Khoảng lấy nét (hàng trên màu trắng: đơn vị foot, hàng dưới màu da cam: đơn vị mét).
– Khoảng siêu lấy nét. Dịch vụ seo hcm
– Vòng xoay khẩu độ.
Ký hiệu phi (Φ) rồi sau đó là một con số biểu trưng cho đường kính của mặt trước ống kính và cũng chính là kích cỡ kính lọc phù hợp để kết hợp cùng ống kính. Đường kính để biết được xem ống kính có phù hợp với kích thước máy ảnh hay không, để khi lựa chọn sẽ biết có hoạt động tốt trên máy ảnh của bạn đang sở hữu hay không.
Tham khảo: Kyma, Phongvu, BinhminhDigital