Là newbie ai cũng phạm sai lầm
Có thể nói khi bắt đầu vào con đường nhiếp ảnh, không nhiều người tin rằng mình sẽ phạm những sai lầm cơ bản khi chụp ảnh. Tuy nhiên có 1 sự thật đó là hầu như bất kỳ ai bắt đầu với bộ môn này đều sẽ phạm phải những sai lầm. Lý do có thể không phải về lỗi kiến thức hay kỹ năng, nó đến từ tâm lý của người mới bắt đầu chụp. Những nỗi lo và sự tính toán quá nhiều trong quá trình chụp khiến họ bị phân tâm và quên mất những điều tưởng chừng cơ bản, từ đó dẫn đến những sai lầm.
Bài viết này mình sẽ chia sẽ đến các bạn 5 lỗi cơ bản mà hầu như ai bắt đầu cũng sẽ gặp phải. Hãy trang bị cho mình những kiến thức này để giảm tỷ lệ mắc phải những sai lầm nhé.
Những lỗi cần tránh khi chụp hình
1 Lấy nét sai, out nét
Đây là lỗi thường gặp của bất kỳ ai khi bắt đầu chơi máy ảnh, việc thỏa mãn với những bức hình xóa phông mịn, mượt mà chuyên nghiệp từ máy ảnh khiến họ quên mất tác ngược của việc xóa phông. Đầu tiên đó là do lỗi lấy nét bị sai của người chụp, khi chủ thể từ 2 người trở lên họ chưa biết nên lấy nét từ đâu khiến cho 1 số nhân vật chính bị out nét, tiếp theo đó là do sự lạm dụng khẩu độ quá đà, ai cũng nghĩ xóa phông càng mù mịt càng đẹp, tuy nhiên bạn cần biết khi mở khẩu quá lớn sẽ khiến DOF của bạn cực kỳ mỏng, dẫn đến việc máy ảnh chỉ có thể lấy nét đc 1 vùng rất mỏng và out nét toàn bộ phần còn lại.
Trường hợp lấy nét sai có chủ đích sẽ rất khác và nó thường được thực hiện bởi những nhiếp ảnh gia lâu năm nhiều hơn, khi họ có cái nhìn về câu chuyện khác biệt thì họ sẽ chủ động làm out nét.
2 Do dự đánh mất khoảnh khắc
Nhiếp ảnh là sân chơi kể chuyện, và những khoảnh khắc chính là những câu chuyện hiếm gặp, chúng ta sẽ mất 1 khoảng thời gian để có thể bắt gặp 1 khoảnh khắc tiếp theo, vì vậy mỗi khoảnh khắc đều đáng quý. Ít nhất là khi so sánh với 1 shot chụp mất 2s với 1 khoảnh khắc hiếm khi được gặp, bạn sẽ thấy sự do dự là đáng trách như thế nào. Việc do dự bỏ rơi khoảnh khắc 1 phần do sự chủ quan của người chụp khi nghĩ rằng chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn với 1 góc chụp và bố cục tốt hơn ở thời điểm sau. Tuy nhiên cơ hội thì không nhiều và thường thì chúng được chia đều cho tất cả mọi người, vậy nên hãy bỏ qua quan niệm mình sẽ may mắn gặp nhiều khoảnh khắc hơn người khác đi nhé.
1 phần nữa dẫn đến sai lầm này đó là về kỹ năng và thiết bị, nếu kỹ năng của bạn không tốt thì khi gặp khoảnh khắc bạn sẽ có khả năng chưa chụp kịp thì khoảnh khắc đó đã biến mất. Vì vậy hãy bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng cho bản thân mỗi ngày nhé.
3 Chụp không có chủ đích quá nhiều
1 trong những câu nói truyền cảm hứng nhiều nhất khi bước vào nhiếp ảnh đó là ” hãy chụp nhiều lên, bức ảnh thứ 10000 sẽ là bức ảnh đẹp nhất’. Mình không hề phản bác câu nói này, tuy nhiên mình muốn các bạn hiểu đúng nội dung của nó. Bạn sẽ chụp đẹp hơn nếu bạn có thời gian chụp thật nhiều ảnh, việc đó sẽ khiến cho bạn có thêm kinh nghiệm, bức ảnh thứ 10000 là bức ảnh hội tụ kinh nghiệm và kỹ năng của 9999 bức ảnh trước đó. Mọi người đừng lầm tưởng cứ mua máy về và chụp liên tục thật nhiều để đạt được con số thần thánh ấy nhé.
Hãy chụp có chủ đích và chụp nhiều với những góc chụp khác nhau. Đừng chụp 1 kiểu quá nhiều lần, bạn sẽ học được những góc chụp và bố cục đẹp hơn nếu chịu khó thay đổi mỗi lần chụp đó. Nó giống việc bạn mua 100 tờ vé số khác nhau thì cơ hội trúng sẽ cao hơn việc mua 100 tờ vé số giống nhau đó.
4 Chọn sai tiêu cự khi chụp hình
Bạn cần biết mỗi chiếc lens mà nhà sản xuất tạo ra đều nhắm đến những mục đích riêng, việc chọn sai mục đích ban đầu của lens sẽ hiệu quả nếu bạn là 1 nhà sáng tạo tuyệt vời, còn không hãy làm tốt mục đích của chiếc lens ấy trước. Nếu bạn dùng 1 chiếc lens góc rộng để chụp chân dung thì bức ảnh sẽ đó có thể sẽ bị gọi là 1 bức ảnh phong cảnh tệ, và ngược lại nếu bạn dùng lens tete để chụp kiến trúc thì bức ảnh đó sẽ trong giống 1 bức chụp marco hơn.
Vậy nên hãy xác định chủ đề chụp của bạn là gì và chọn cho mình 1 chiếc lens với tiêu cự phù hợp, sẽ rất cực nếu bạn chụp chân chung cho 1 nhóm 10 thành viên với 1 chiếc lens 85mm đấy. Ngoài ra bạn cần lưu ý tiêu cự thay đổi trên dòng máy Full frame và Crop như thế nào nữa nhé. 1 chiếc 50mm trên fullframe sẽ tương tương 1 chiếc lens 35mm trên Crop đấy.
Bạn có thể xem qua các dòng lens và mục đích của nó mà hoangphucphoto đã có bài viết tại Đây
5 Sự chuyên nghiệp không đến từ số lượng thiết bị
Chúng ta nghe nhiều về danh từ Nhiếp ảnh gia, và cũng sẽ không ít lần được nghe đến ” Máy ảnh gia” từ các sân chơi cộng đồng nhiếp ảnh. Đó là 1 cách trêu đùa dành cho những người chỉ quan tâm đến thiết bị mà bỏ qua chất lượng câu chuyện trong bức hình. Việc lo sợ thiếu hụt trong quá trình chụp là đúng, chuẩn bị tốt là điều không sai. Tuy nhiên đừng tin vào suy nghĩ thiết bị sẽ làm thay tất cả cho chúng ta nhé, chúng chỉ là 1 phần hỗ trợ cho những tư duy và kỹ năng của chúng ta mà thôi. Đừng để hố vôi thiết bị nhấn chìm bạn trước khi bạn nhận ra đam mê của mình đến đâu.
Hãy dành thời gian tìm hiểu về chủ đề của bản thân khi bước vào nhiếp ảnh, những mục tiêu của bản thân rồi hãy lập danh sách những thứ bạn cần, như vậy bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoảng tiền rất lớn đó.
Tổng kết
Trên đây là 5 sai lầm thường gặp của hầu hết mọi người khi bước đầu đến với nhiếp ảnh. Mình hy vọng với việc biết trước những lỗi này sẽ khiến quá trình tiếp xúc nhiếp ảnh của các bạn mượt mà và nhiều điều thú vị hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và xin cảm ơn.
Nguồn tham khảo : Aphoto
Nguồn ảnh : pexel, google