Giờ xanh trong nhiếp ảnh là gì?
Giờ xanh được hiểu là khoảng thời gian ngắn diễn ra trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn. Tùy vào yếu tố thời tiết và vị trí của từng khu vực mà mốc thời gian này có thể dài hoặc ngắn hơn đôi chút.
Như đã đề cập, có 2 khoảng thời gian diễn ra giờ xanh. Vào buổi sáng, giờ xanh chính là thời điểm ngay trước giờ vàng, thường khoảng 30 phút trước khi mặt trời mọc. Còn trong buổi (chiều) tối, giờ xanh nằm ở thời điểm cuối chạng vạng, ngay sau “giờ vàng” và bắt đầu trong khoảng 10 – 15 phút sau khi mặt trời lặn.
Bên cạnh đó, còn có thể hiểu giờ xanh là khoảng thời gian trong ngày khi màu sắc của bầu trời chuyển dần từ màu xanh sang xanh tối rồi đến đổi dần thành màu đen (sau khi mặt trời lặn) hoặc ngược lại (trước khi mặt trời mọc). Ngoài ra, khoảng thời giạn này được gọi là “giờ xanh” vì hiệu ứng màu xanh trên bầu trời kéo dài trong khoảng 1 giờ.
Trong giờ xanh, bầu trời thường có hình dạng như những khối mây mịn, nhìn mướt mắt và có ánh sáng màu xanh lam. Ánh sáng trong thời gian này lướt qua rất nhanh (giờ xanh thường chỉ kéo dài trong 20 đến 30 phút). Vì vậy nên nhiếp ảnh gia muốn chụp ảnh trong khoảng thời gian này cần phải có kinh nghiệm và thao tác nhanh gọn, biết cách bắt trọn khoảnh khắc.
Thời điểm chụp ảnh với giờ xanh
Trong khoảng thời gian giờ xanh diễn ra, bầu trời có thể chuyển sang các tông màu màu xanh hay cam, vàng, hồng và tím. Với các dạng ảnh phong cảnh tự nhiên hay cảnh quan thành phố, đây là thời điểm rất tốt để chụp ảnh.
Điều cần lưu ý ở đây là chủ thể trong bức ảnh phải có ánh sáng nhân tạo hoặc tự nhiên chiếu sáng hoặc có vùng sáng để trở nên nổi bật hơn. Có điều các vùng sáng với ánh sáng mạnh sẽ dễ gây ra hiện tượng cháy sáng khi chụp trong trường hợp này.
Để có thể chụp được ảnh đẹp trong giờ xanh, bạn cần chọn các địa điểm thích hợp, quan sát bầu trời và lên kế hoạch cẩn thận. Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là khi chụp ở thời điểm giờ xanh, những gì bạn nhìn thấy và những gì máy ảnh ghi lại được thường là hoàn toàn khác nhau. Nguyên do là bởi máy ảnh thường hiển thị tông màu khác với mắt người nhìn thấy.
Những mẹo chụp ảnh trong giờ xanh
Dùng chế độ ưu tiên màn trập
Trong giờ xanh, ánh sáng bầu trời sẽ khá tối vì mặt trời ở thời điểm này thường đang nằm lưng chừng hoặc phía dưới đường chân trời. Vậy nên bạn sẽ phải sử dụng tốc độ màn trập tốc độ chậm phù hợp để giúp bức ảnh có đủ sáng.
Khi dùng chế độ ưu tiên tốc độ màn trập trên máy ảnh, bạn có thể tự điều chỉnh tốc độ màn trập. Thông thường tốc độ nằm trong khoảng từ 1s đến 6s là đủ để có được những bức ảnh đẹp.
Lấy nét thủ công
Dù lấy nét tự động là tính năng tiện lợi nhưng đối với trường hợp chụp ảnh trong giờ xanh – thời điểm mà ánh sáng bị hạn chế, máy ảnh của bạn sẽ khó có thể tự động tìm kiếm một vật để lấy nét. Vì vậy phương pháp hiệu quả nhất đó là chuyển máy ảnh sang chế độ lấy nét thủ công để tự điều chỉnh và chụp được những bức ảnh rõ nét.
Dùng dây bấm mềm hoặc hẹn giờ chụp
Khó mà có thể xác định khoảng thời gian xác định giờ xanh một cách chính xác 100%. Tùy thuộc vào địa điểm chụp, người chụp cần nghiên cứu kỹ lại về nơi họ chuẩn bị tác nghiệp. Tiếp đó cần trang bị điều khiển từ xa vì khi chụp với tốc độ chậm sẽ có thể làm rung lắc máy, khiến ảnh bị mờ nhoè cho dù cho có dùng chân máy.
Với cách này, nó sẽ vừa giúp tạo độ nét, vừa cung cấp cho bạn khả năng nắm bắt thời gian chính xác. Để bạn biết khi nào nên chụp mà không cần phải động vào máy nhiều lần. Ngoài ra vẫn có thểm dùng thêm một cách khác đó là hẹn giờ chụp.
Đặt khung phơi sáng tự động (AEB)
Tự động đặt khung phơi sáng (AEB) là một kỹ thuật mà bạn có thể áp dụng để chụp trong giờ xanh. Khi ở chế độ này, máy ảnh sẽ chụp một vài hoặc nhiều ảnh với độ phơi sáng khác nhau. Đây là tiền đề tốt để tạo ảnh HDR với độ sáng đều từ nhiều bức ảnh phơi sáng khác nhau.
Trong bối cảnh chụp ảnh vào giờ xanh, đèn và cửa sổ là những thứ có thể thường xuất hiện. Với chế độ đặt khung phơi sáng tự động, nó sẽ giúp người chụp dễ dàng pha trộn hai mức phơi sáng khác nhau cho hình ảnh. Từ đó cho phép bạn chỉnh sáng những khu vực trong ảnh bị phơi sáng quá mức.
Sử dụng chân máy (Tripod)
Việc sử dụng tốc độ màn trập chậm đồng nghĩa với việc cần dùng một chân máy (tripod) để giữ máy ổn định nếu không thể đặt máy tại một điểm vững chắc và bằng phẳng. Nếu không sử dụng các thiết bị hỗ trợ giữ thăng bằng cho máy, bạn sẽ khó có những bức ảnh đẹp và và sắc nét.
Ưu tiên định dạng RAW
Tuy ánh sáng ở giờ xanh không phức tạp như giờ vàng, nhưng không dễ để chỉnh sửa nếu ảnh ở định dạng JPEG. Ngược lại với định dạng ảnh RAW, nó sẽ hỗ trợ lưu lại những chi tiết đắt giá nhất để có thể chỉnh sửa hậu kỳ. Kể cả xử lý vùng sáng, cân bằng trắng hay tăng giảm độ tương phản đều có thể dễ dàng thao tác chỉnh sửa nếu ảnh ở định dạng RAW.
Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm và nắm rõ được những thao tác khi chụp ở giờ xanh, bạn vẫn có thể chụp được những bức ảnh với chất lượng tốt ở định dạng JPEG.
Dùng ánh sáng nhân tạo
Bên cạnh nguồn sáng tự nhiên thì nguồn sáng nhân tạo cũng là một yếu tố để giúp bức ảnh có độ sáng tốt và trở nên thu hút hơn. Những tia sáng từ cột đèn, ánh điện hay bất cứ những ánh sáng nhân tạo nào khác phù hợp sẽ góp phần tạo nên điểm nhấn mà ánh sáng tự nhiên không thể mang lại.
Thế nhưng nếu đứng quá gần với các nguồn sáng, chúng có thể gây ra hiện tượng lóe sáng flare, cháy sáng hay có một vài điểm sáng không rõ ràng sẽ xuất hiện trên ảnh của bạn.
Bố cục chụp ảnh giờ xanh với mỗi phong cách chụp
Ảnh chân dung
Giờ xanh là thời gian phù hợp để chụp những bức chân dung sáng tạo với ánh sáng. Lưu ý rằng bạn nên sử dụng tốc độ màn trập nhanh để tránh bị mờ vì các đối tượng chuyển động.
Ngoài ra có thể tham khảo kỹ thuật tạo bố cục cho ảnh với đường chân trời ở hậu cảnh. Cần sử dụng khẩu độ rộng để có thể tận dụng bố cục này, biến trở thành hiệu ứng bắt mắt. Bên cạnh đó bạn cũng cần có ánh sáng ở phạm vi toàn diện, lấp đầy để giúp chiếu sáng đối tượng chụp. Vậy nên hãy đảm bảo rằng đối tượng chụp của bạn các nguồn ánh sáng tỏa ra ở phạm vi như vậy.
Ảnh phong cảnh
Những dạng ảnh phong cảnh đa dạng từ cảnh rừng núi, bờ biển hay cánh đồng vắng với một thân cây đơn độc cũng sẽ trở nên mới lạ và cuốn hút nếu biết tận dụng ưu thế khi chụp trong giờ xanh. Để có thể tận dụng tối đa ánh sáng rực rỡ và huyền bí của giờ xanh, bạn cần tìm được một dạng thiết lập thực sự phù hợp với ánh sáng này.
Chẳng hạn như những thiết lập mà ở đó có một vài kiểu ánh sáng phù hợp và dành riêng cho bối cảnh đó. Như ánh sáng mặt trăng, đèn phản chiếu trên mặt nước…Bất cứ cảnh gì cũng có thể trông đặc biệt đẹp dưới ánh sáng xanh, tạo hiệu ứng mờ nhẹ cho ảnh khi chụp phơi sáng lâu.
Đường chân trời thành phố
Đường chân trời thành phố tạo ra một bố cục giờ xanh đặc biệt lý tưởng, vì ánh sáng đèn của thành phố có thể rất nổi bật trên nền trời màu xanh của giờ xanh. Với nơi có nhiều nguồn ánh sáng nhân tạo như ở thành phố, nếu biết cách tận dụng và kết hợp các nguồn sáng với nhau thì vẫn có thể tạo ra những bức ảnh lý tưởng.
Nguồn tham khảo: trangcongnghe.vn, binhminhdigital, shopnhiepanh.com