.
.
.

Tìm hiểu về độ tương phản trong nhiếp ảnh

Độ tương phản là gì?

Khi nói đến độ tương phản tức là đang nói về sự khác biệt. Trong nhiếp ảnh, sự khác biệt khi nói đến độ tương phản đến từ sự thay đổi của tông màu hoặc màu sắc tạo nên hình ảnh. Độ tương phản được hiểu đơn giản là mức độ khác biệt giữa màu sắc hoặc giữa vùng sáng nhất – tối nhất trong hình ảnh.

Với nhiếp ảnh, sự tương phản đã là yếu tố quan trọng từ những bước đầu. Vì độ tương phản cũng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh. 

dtp 4

Những hình ảnh có độ tương phản cao sẽ giúp các yếu tố, các chủ thể nổi bật theo ý muốn của người chụp và trở thành điểm nhấn trong ảnh. Ảnh với độ tương phản cao đem lại chất lượng và cảm nhận khác với những hình ảnh có độ tương phản thấp. Vì vậy mà đây là một trong những yếu tố quan trọng.

Để áp dụng độ tương phản một cách hiệu quả, bạn cần phải chú ý đến các điều kiện ánh sáng khác nhau cũng như cách những màu sắc khác biệt có ảnh hưởng đến nhau trong một khung cảnh. 

Các kiểu tương phản trong nhiếp ảnh

Tương phản tông màu 

Độ tương phản tông màu thể hiện sự khác biệt về mức độ sáng trong bức ảnh. Với bố cục này, các đối tượng có trong ảnh sẽ được xác định hoặc không xác định thông qua phân biệt các chi tiết từ độ tương phản của màu đen, trắng và xám.

Bạn có thể dùng tương phản tông màu trong cả ảnh màu và ảnh đen trắng. Trong đó, cần xác định hướng đến một bức ảnh với tông màu từ trắng sáng đến đen sẫm và mọi thứ nằm ở giữa, trừ khi bạn đang cố gắng tạo ra một hình ảnh có độ tương phản cao hoặc thấp. Từ đó mới có được hình ảnh với độ tương phản trung bình.

Độ tương phản cao

Ảnh có độ tương phản cao thường sẽ mang tông màu trắng sáng, màu đen đậm và không có nhiều tông màu trung bình. Độ tương phản cao có thể giúp cho chủ thể của bạn trở nên nổi bật trong ảnh. Bạn có thể tạo ra những bức ảnh có độ tương phản cao với màu đen trắng hoặc các màu sắc khác. 

anh tp cao

Nếu bạn mới bắt đầu chụp ảnh có độ tương phản cao, nên thử dùng bộ lọc đen trắng trong công cụ chỉnh sửa vì nó cho phép bạn “thấy được” độ tương phản mà không bị phân tán bởi màu sắc. Từ đó bạn có thể học cách chụp các phần tối dựa trên phần nền sáng hoặc ngược lại. Nhờ vậy có thể tạo ra hình ảnh có màu thật đậm.

Bên cạnh đó, nếu bạn đã hiểu rõ về kỹ thuật chụp ảnh có độ tương phản cao với màu đen và trắng, bạn đã có thể thử nghiệm với bộ màu sắc khác nhau. Trên vòng quay màu sắc, những màu có độ tương phản cao sẽ nằm đối diện nhau. Ví dụ như màu vàng và tím, đỏ và xanh lá cây,…là những màu sắc có độ tương phản cao.

mau tuong phan

Độ tương phản thấp

Ảnh có độ tương phản thấp thường có rất ít độ tương phản tông màu. Bạn sẽ thấy ảnh có rất nhiều tông màu xám thay vì trắng, đen. Thay vì các chi tiết nổi bật, bức ảnh có độ tương phản thấp đem lại cảm giác mơ màng vì không có nhiều bóng hay điểm sáng.

Vậy nên độ tương phản thấp là lựa chọn phù hợp để chụp phong cảnh, chân dung chứa cảm xúc, tâm trạng hoặc nếu ý đồ chụp là muốn làm nổi bật cảnh với tông màu nhẹ nhàng, ấm áp.

anh tp thap

Mặt khác, vì ảnh có độ tương phản thấp gồm nhiều tông màu trung bình nên bạn cần hãy áp dụng những màu tương tự nhau khi chụp ảnh. Ví dụ như dòng nước xanh trên nền bầu trời xanh hoặc thảm cây xanh tươi.

High-Key và Low-Key

Dạng ảnh High-Key và Low-Key đều thuộc kiểu có độ tương phản thấp. Một bức ảnh có độ chính xác cao sẽ có tông màu sáng và chứa chủ yếu là màu xám và lòng trắng. Một bức ảnh có độ chính xác thấp sẽ có tông màu mờ, chủ yếu là bóng và chứa chủ yếu là màu xám và đen.

Tương phản màu sắc

Độ tương phản màu cũng là sự thể hiện về cách các màu sắc (nhất là những màu nằm trên bánh xe màu) “tương tác” với nhau. Cách các đặc điểm màu sắc làm nổi bật lẫn nhau và trở thành điểm nhấn sẽ xác định sự tương phản của hình ảnh ra sao. 

Ví dụ như với một bức ảnh chụp phong cảnh – các màu xỉn, hơi u tối thường có độ tương phản thấp hơn và các màu sắc rực rỡ sẽ có độ tương phản cao hơn. 

banh xem mau dtp 1

Dựa vào các đặc tính như vậy, việc quyết định bố cục màu sắc ra sao sẽ là thứ tạo ra tâm trạng cho ảnh. Bạn có thể làm hình ảnh sang “tông nóng, ấm áp” bằng cách làm nổi bật các màu như đỏ và vàng. Hay khiến cho hình ảnh đổi sang “ cảm giác lạnh” hay u tối, mơ màng hơn bằng cách làm nổi bật màu xanh lam và xanh lục.

Mẹo chụp ảnh tương phản

Dùng các màu sắc tương tự nhau

Kết hợp những màu sắc tương tự sẽ khiến ảnh có ít độ tương phản hơn nhưng bù lại, nó tạo cảm giác dễ chịu hơn khi nhìn vào. Chẳng hạn như việc sử dụng Analogous Color – là kỹ thuật sử dụng 3 màu tương tự nhau đưa vào một bức ảnh chụp. 

anlog coulor

Như đã đề cập, những màu này thường sẽ nằm cạnh nhau trong trong bánh xe màu. Dù các màu sắc về cơ bản có thể nhìn thấy khá giống nhau. Tuy nhiên chúng vẫn sẽ mang những sắc độ khác và có thể phân biệt được, đem đến sự hỗ trợ về tương phản rõ ràng, hiệu quả.

Sử dụng các cặp màu tương phản

Các cặp màu tương phản đương nhiên sẽ đem lại hiệu quả mạnh mẽ về độ tương phản cho bức ản. Và đôi lúc, càng ít màu trong ảnh thì càng dễ cho ra được một bức hình bắt mắt. Bạn có thể chia ra thành 3 bước:

– Đầu tiên, bạn cần chọn cho ảnh một đối tượng có màu sáng và đồng nhất.

– Tiếp đó bạn chọn một mặt nền với các cặp màu tương phản với màu của đối tượng đã chọn. 

– Lựa chọn thêm những màu bổ sung để làm hài hòa bức ảnh hơn và thêm các chi tiết nổi bật vào. Cuối cùng là bắt đầu chụp với máy ảnh của bạn. 

Thêm vào đó, với tương phản màu sắc, bạn cũng có thể áp dụng thủ thuật Color Block. Đây là cách hiệu quả để hiểu về cách kết hợp 2-3 màu sắc tương phản với các sắc độ mạnh được phối hợp với nhau. 

Dùng màu tương phản làm điểm nhấn

Công dụng quan trọng nhất của các màu tương phản là để thu hút sự chú ý về thị giác. Đây cũng là lý do mà bạn có thể chọn những chủ thể có màu sắc nổi bật trong bức ảnh. Vì việc sử dụng độ tương phản màu sắc sẽ tạo ra điểm nhấn cho những chi tiết bạn muốn làm nổi bật trong hình ảnh. Thông thường, các màu thuộc tông ấm nóng sẽ áp dụng hiệu quả hơn trong trường hợp này. 

dtp chu the noi scaled

Tạo độ tương phản nhờ các cặp màu bổ sung

Có lẽ với trường hợp dùng các cặp màu bổ sung để tạo độ tương phản, bạn cần có thời gian nghiên cứu và tìm hiểu kỹ. Bởi, màu sắc thường được cho rằng càng đối lập sẽ càng tạo ra sự tương phản tốt hơn và làm nổi bật hơn chủ thể. Dựa trên bánh xe màu, các màu ở hai bên đối diện nhau sẽ tạo ra sự đối lập tốt nhất cho hình ảnh. 

kienviet 100 cach phoi mau cho dan thiet ke 53

Nếu đã ghi nhớ tất cả các cặp màu bổ sung và biết bản thân nên làm gì để tạo ra bức ảnh với độ tương phản tốt, bạn cũng có thể bắt đầu tìm kiếm sự tương phản độc đáo lấy từ màu sắc của thiên nhiên. Việc tìm kiếm sự đối lập trong màu sắc như vậy sẽ mang đến những trải nghiệm tự do, đủ phóng khoáng và có không gian giúp cho các nhiếp ảnh gia có thể kết nối với màu sắc dễ dàng hơn. 

“Nâng cấp” ảnh đơn sắc với độ tương phản

Thủ thuật “nâng cấp” này được thực hiện bằng cách thêm  vào một chút màu đối lập và bảng màu đơn sắc. Điều này sẽ làm cho một đối tượng nổi bật giữa khung nền đơn giản. 

Theo đó với bố cục một màu chính – một màu nền, cách phối màu đơn sắc này sẽ giúp loại bỏ bất kỳ màu nào khiến cho người xem rối mắt và chỉ tập trung sự chú ý của họ vào kết cấu và chi tiết của chủ thể đó. Đây có lẽ được xem là cách hiệu quả nhất để sử dụng độ tương phản màu.

Nguồn tham khảo: VJ shop, kyma.vn, thietbiquayphim.com

Leave a Comment