.
.
.

60s tìm hiểu về những loại cảm biến máy ảnh

Cảm biến APS-H

Cảm biến APS-H có kích thước cảm biến là 28.7mm x 19mm, là sự kết hợp của cảm biến tương đối lớn với số lượng điểm ảnh vừa phải nhằm có thể tăng tốc độ và hiệu suất ISO.

APS-H cũng là loại phổ biến nhất đối với cả máy ảnh ống kính có thể thay thế và không thay thế, xuất hiện ở hầu hết các dòng máy ảnh DSLR.

Bên cạnh đó, APS-H cũng có kích thước nhỏ hơn so với full frame và lớn hơn so với APS-C, hệ số crop giữa hai khung hình là 1,3 lần. Vậy nên một ống kính 24 mm dùng cảm biến ÁP-H sẽ đem đến độ dài tiêu cự có hiệu quả gần bằng với 31mm.

anh cb aps h

Cảm biến APS-C

APS-C là kích thước cảm biến khá phổ biến, được sử dụng trong máy ảnh kỹ thuật số và máy ảnh DSLR. Nó có kích thước gần giống với APS-H: (23.6mm x 15.8mm). Đa phần những người dùng máy ảnh DSLR, yêu thích những thương hiệu máy ảnh nổi tiếng đều dùng cảm biến APS-C.

Có điều không phải lúc nào các cảm biến APS-C đều giống nhau. Ví dụ như cảm biến APS-C trên máy Canon có kích thước 22.2mm x 14.8mm. Còn trên máy của một số hãng như Sony,Fujifilm, Nikon (DX), Pentax thường trong khoảng từ 23.5mm x 15.6mm – 23.7mm x 15.6mm. 

Các cảm biến này có thể cung cấp được sự cân bằng tốt giữa tính di động của hệ thống, chất lượng hình ảnh và sự linh hoạt của ống kính.

Cảm biến Medium Format

Medium Format hiện tại có thể coi là loại cảm biến với kích thước lớn nhất. Loại cảm biến này có thể đem đến những hình ảnh chất lượng cao hơn so với các cảm biến nhỏ hơn. Lý do là bởi Medium Format thu được nhiều ánh sáng hơn để có thể tái tạo hình ảnh. Ngoài ra cảm biến lớn hơn cũng giúp các hãng sản xuất dễ tăng cường số pixel trên cảm biến hơn.

Ở hiện tại, một vài hãng sản xuất loại máy ảnh có cảm biến lớn, chẳng hạn như hãng Pentax sản xuất dòng máy ảnh có kích thước cảm biến 43.8mm x 32.8mm, hay những dòng máy như của Hasselblad,  PhaseOne có kích thước 40.2mm x 53.7mm.

Có điều vấn đề chi phí cũng khá nan giải với dạng cảm biến Medium Format này vì đa phần nó chỉ được trang bị trên các dòng máy ảnh chuyên nghiệp, chẳng hạn như dòng máy ảnh DSLR vì máy này cho phép có nhiều lựa chọn ống kính gốc hơn và lấy nét nhanh hơn.

anh cb medium

Cảm biến Four Thirds

Four Thirds có kích thước cảm biến là 17.3mm x 13mm (tức là bằng khoảng một phần tư kích thước của cảm biến full frame). Cảm biến Four Thirds do Olympus và Kodak tạo ra. Vậy nên nó được sử dụng trong tất cả các dòng máy ảnh DSLR của Olympus và Panasonic Four Thirds, Micro Four Thirds.

Bên cạnh đó, cảm biến Four Thirds cũng có hệ số crop gấp đôi, giúp tăng độ dài tiêu cự một cách hiệu quả đối với ống kính.

Cảm biến Full Frame

Cảm biến full frame là cảm biến ảnh có cùng kích thước với khung hình của film 35mm truyền thống (36 × 24mm). Đồng thời cũng lớn hơn so với những loại máy ảnh sử dụng cảm biến tương đương với cỡ film APS-C (22 x 15mm).

Do vậy nên cảm biến full frame sẽ lớn hơn so với cảm biến APS-C. Cũng nhờ kích thước lớn này nên khi dùng cảm biến full frame, hình ảnh sẽ không bị cắt xén đi sau khi ra thành phẩm và những gì bạn nhìn thấy qua khung ngắm cũng sẽ đúng với những gì bạn đang chụp.

anh cb full frame

Cảm biến full frame có thể đem lại độ sâu trường cực nông, rất phù hợp cho việc chụp ảnh marco hay quay video, nhất là khi được kết hợp với các ống kính khẩu độ rộng. 

Vì vậy những dòng máy có cảm biến full-frame thường sẽ nhắm đến tệp khách hàng chủ yếu là những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, có nhu cầu cao cấp hơn về độ hiệu năng, tính năng hay cả cấu trúc. Đương nhiên nó cũng sẽ đi kèm với việc giá thành của những loại máy ảnh có cảm biến full frame sẽ  thường cao hơn các loại máy ảnh khác.

Cảm biến CX (1 inch)

Định dạng cảm biến CX được Nikon công bố vào năm 2011 và đã được áp dụng trong máy ảnh Nikon 1. Đến năm 2012, tới lượt Sony cho ra mắt máy ảnh kỹ thuật số Cyber-shot DSC-RX100 bỏ túi dùng cảm biến 1 inch (13.2 x 8 mm) với hệ số crop 2,7 lần.

Từ khi xuất hiện, cảm biến này đang là lựa chọn khá quen thuộc đối với những máy ảnh gọn nhẹ. Với kích thước nhỏ mà cảm biến CX trở thành lựa chọn ưa thích của nhiều người vì tính linh hoạt, tiện dụng mà vẫn mang lại hiệu quả tốt.

Cũng nhờ sự tiện lợi mà CX thường được lắp đặt trong các loại máy ảnh compact bỏ túi. Ưu điểm của những chiếc máy ảnh dùng cảm cảm biến CX đó là đem đến chất lượng ảnh tốt cùng khẩu độ rộng tối đa cho phép thu được nhiều ánh sáng.

Cảm biến 1/1.7 inch

Cảm biến 1/1.7 có kích thước là 7.6mm x 5.7mm. Đây là loại cảm biến giúp việc tách đối tượng khỏi nền khá dễ dàng và mang đến hiệu suất tốt hơn so với cảm biến máy ảnh 1/2.3 inch khi chụp trong điều kiện chụp thiếu sáng.

Trước đây cảm biến 1/1.7 inch luôn được xem là sự lựa chọn hàng đầu và “cố định” dành cho các máy ảnh compact. Có điều dần dà sau này, theo thời gian các loại cảm biến này cũng dần bị quên lãng bởi nhu cầu sử dụng cảm biến lớn và tối ưu hơn, chẳng hạn như cảm biến 1  inch.

anh cb 1 1.7

Cảm biến 1/2.3 inch

Đây là loại cảm biến nhỏ nhất thường được sử dụng trong máy ảnh hiện nay và thường được thấy trong các máy ảnh compact bỏ túi. Nó có kích thước là 6.3 x 4.7mm, hỗ trợ độ phân giải từ 16-24MP, thường được sử dụng rên các mẫu máy ảnh point-n-shoot, máy ảnh siêu zoom và trên điện thoại.  

Kích thước nhỏ của cảm biến này sẽ cho phép nhà sản xuất tạo ra những chiếc máy ảnh nhỏ gọn với ống kính dài. Nếu ở trong môi trường có ánh sáng tốt, chiếc máy ảnh dùng cảm biến này có thể tạo ra hình ảnh có chất lượng khá ổ. Nhưng nếu ở trong điều kiện thiếu sáng, nó sẽ bị nhiễu hạt và mờ.

anh cb 12.3

Dù nó cũng từng phổ biến trên máy ảnh nhưng ở hiện tại nhà sản xuất đang dần chuyển sang sử dụng các cảm biến có kích thước lớn hơn, khiến mức độ sản xuất và sử dụng của 1 /2.3 inch giảm xuống.

Leave a Comment