Texture trong nhiếp ảnh là gì?
Trong bối cảnh thực tế, bạn có thể định nghĩa texture là một loại cảm giác đem lại, trong nhiếp ảnh nó có thể làm cảm giác “cảm nhận” được qua hình ảnh. Ví dụ như những viên đá cẩm thạch đem lại cảm giác mịn, giấy nhám cho cảm giác thô ráp.
Texture nếu được áp dụng hợp lý, nó sẽ là một trong những yếu tố giúp tăng tăng sự thú vị, chuyên nghiệp cho các bức ảnh. Trong môi trường nhiếp ảnh kỹ thuật số hiện đại ngày nay, phần lớn những bức ảnh chuyên nghiệp và được đánh giá cao đều áp dụng texture để thể hiện tốt các chi tiết, từ shadow đến các đường nét và cả cách dùng ánh sáng.
Trong nhiếp ảnh, texture thường là khái niệm mô tả cách bạn muốn tạo ra một bức ảnh có cảm giác như thế nào. Bên cạnh đó, mỗi dạng bề mặt sẽ có texture đặc trưng của riêng mình, dù cho đó có là sự mềm mại/ nhăn nheo của da người hay sự thô ráp, cứng cáp của các bức tường bằng gạch.
Vậy nên nếu biết cách tận dụng được texture hiệu quả, bức ảnh sẽ chứa đựng được cảm giác về chiều sâu và sự chân thực. Ngoài ra nếu thể hiện được texture đúng như thực tế, bạn cũng sẽ giúp người xem chiêm nghiệm bức ảnh với tinh thần thoải mái hơn, không bị khó chịu bởi những dạng texture bất thường.
Tại sao texture trong nhiếp ảnh lại quan trọng?
Có thể hiểu rằng texture như một cầu nối giữa bức ảnh đến người xem, nó giúp người xem cảm nhận được sự liên kết giữa bức ảnh và trải nghiệm bằng mắt thường của chính họ. Dù đó có là một bức ảnh chụp bề mặt mịn màng hay thô ráp, người xem đều có thể cảm thấy mối liên hệ giữa những gì nhìn thấy trên ảnh và thực tế đời thật nếu texture của bức ảnh đủ tốt.
Texture trong hình ảnh có thể giúp thay đổi ý nghĩa, tâm trạng khá hiệu quả. Chẳng hạn như dạng texture thô, bấp bênh có thể đem đến sự liên tưởng về những ngọn núi, mặt đất gồ ghề hoặc các dạng địa hình khắc nghiệt. Ngược lại những dạng texture mượt mà hơn có thể tạo ra cảm giác yên bình và tĩnh lặng.
Bên cạnh đó biết cách dùng texture trong nhiếp ảnh cũng có thể giúp bức ảnh nhìn bớt hai chiều hơn và không tạo “ranh giới” giữa tác phẩm và người xem. Người xem có thể cảm thấy như họ đang ở trong bức ảnh của bạn khi họ nhìn vào nó.
Dạng texture tự nhiên
Khi nói về các Texture tự nhiên tức là đang nói đến các Texture ở trạng thái bình thường của chúng trong thực tế. Chẳng hạn như có thể phân loại những giọt mưa trên lá như một dạng texture tự nhiên; nó cũng tương tự đối với phần lông trên động vật.
Bên cạnh đó texture tự nhiên trong nhiếp ảnh có thể là những rặng núi, những hẻm núi hay các nếp nhăn trên khuôn mặt người. Do đó cũng có thể hiểu texture trong tự nhiên khá đa dạng và việc của người chụp đó là tận dụng mọi texture thật hiệu quả.
Texture nhân tạo và họa tiết do con người làm ra
Một mặt bạn có thể ứng dụng các texture tự nhiên trong ảnh của mình, mặt khác bạn cũng có thể tự tạo thêm Texture của riêng mình để khiến cho hình ảnh thêm độc đáo, nổi bật hơn. Ví dụ có một dạng concept khá hay mà bạn có thể làm là ném bột nhiều màu sắc vào một bối cảnh được set up theo ý tưởng về một lễ hội hay sự hỗn loạn.
Bên cạnh đó bạn có thể thêm những họa tiết của riêng mình thông qua cách cuộn một mảnh giấy, vẽ trên canvas, hoặc “đẳng cấp hơn” đó là tự vẽ, khắc hay đan len hoạ tiết. Hoặc bạn có thể lấy những texture nhân tạo có sẵn từ các công trình cho con người tạo ra để sử dụng.
Cách điều chỉnh máy ảnh để chụp texture tốt
Khẩu độ
Trong khẩu độ, khi bạn cài số f lớn hơn (tức là khẩu độ mở nhỏ hơn), nó sẽ giúp máy ảnh của bạn có thể ghi lại nhiều chi tiết hơn. Còn số f nhỏ hơn sẽ giúp tạo ra hiệu ứng mờ và hiệu ứng bokeh trong hình ảnh. Bên cạnh đó, thường ảnh của các dạng texture khác nhau thường khá chi tiết và sắc nét. Do đó bạn nên cài đặt khẩu độ của bạn ở mức tối thiểu là f/6.
Độ sâu trường ảnh (Depth of field)
Khi bạn khép khẩu nhỏ, nó sẽ gíup cho ra độ sâu trường ảnh rộng. Trong nhiều tình hướng, đây là một cách giúp tăng texture cho ảnh. Vậy nên nếu bạn cảm thấy bức ảnh đang bị quá “phẳng”, có thể thử khép khẩu và xem sự thay đổi đối với texture.
Rung lắc khi chụp ảnh
Vấn đề về rung lắc dẫn đến bức ảnh bị mờ nhoè, out nét vẫn hay xảy ra và đôi lúc dù bạn có cố định tốt, có thể tay bạn vẫn sẽ tạo ra sự rung nhẹ trong khi nhấn nút chụp.
Vì vậy hãy sử dụng chân máy để giảm rung cho máy ảnh trong lúc chụp Texture. Còn nếu muốn chắc chắn hơn, nếu bạn muốn ảnh thu về được sắc nét hoàn toàn, hãy sử dụng chế độ hẹn giờ.
Ánh sáng phù hợp
Với ánh sáng trong chụp texture, thông thường các nguồn ánh sáng tự nhiên từ mặt trời hoặc đèn sẽ giúp tạo ra ánh sáng cứng (Hard light). Đây cũng sẽ là lựa chọn tốt để làm nổi bật Texture.
Bên cạnh đó có thể thử chụp với ánh sáng từ các góc khác nhau để có nhiều lựa chọn và biết đâu là góc phù hợp, giúp làm nổi bật Texture nhiều nhất.
Hậu kỳ
Với công đoạn hậu kỳ, bạn có thể tăng thêm texture bằng cách sử dụng các slider Texture, Clarity và Detail trong Photoshop hoặc Lightroom. Vậy nên bạn hãy xem ảnh ở độ zoom 100%, điều chỉnh tuỳ ý cho đến khi nhận được texture như mong muốn.
Nguồn tham khảo: thuvien.hocviennhiepanh, naidecor, bigtop.