Làm “đạo diễn” khi chụp ảnh Tết gia đình
Nếu muốn có những bức ảnh Tết cùng gia đình nhìn tự nhiên đầy hạnh phúc, người chụp hoặc hãy chủ động làm đạo diễn để tạo ra bố cục đẹp mắt, kết nối mọi người. Khi bắt đầu chụp, bạn hãy hướng dẫn cho những mẫu chụp về vị trí đứng, cách tạo dáng. Ví dụ như chọn cười mỉm thay vì cười tươi để tránh tạo nếp nhăn khi chụp.
Hay điều chỉnh hướng nhìn của mắt sao cho nhìn thẳng vào ống kính camera để mắt nhìn không bị “lé” trong ảnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể điều chỉnh đội hình từ cao đến thấp, khoảng cách vừa đẹp để bức hình có sự cân đối, có không khí ấm cúng.
Bố trí bố cục bức hình
Bố cục ảnh là yếu tố rất quan trọng đối với một bức ảnh gia đình ngày Tết. Đặc biệt là với những gia đình có đông thành viên, biết cách sắp xếp, lựa chọn bố cục phù hợp có thể giúp cho bức ảnh trở nên ấn tượng, thêm phần cân đối và đảm bảo không ai bị kém nổi bật trong bức ảnh gia đình. Bạn có thể tham khảo hai bố cục phổ biến dưới đây cho chụp ảnh gia đình:
Bố cục tam giác
Bố cục tam giác được xem là một trong những bố cục rất phổ biến trong chụp ảnh gia đình ngày Tết. Với bố cục này, bạn có thể sắp xếp các thành viên trong gia đình theo hình tam giác. Theo đó những thành viên nhỏ tuổi/ lớn tuổi thường sẽ đứng ở phía trước và các thành viên lớn, cao hơn (thường ở độ tuổi trưởng thành, trung nien) sẽ đứng phía sau. Bố cục này vừa giúp làm nổi bật sự kết nối giữa các thế hệ, tạo nên sự hoà hợp trong mỗi bức ảnh gia đình.
Bố cục chữ M
Bố cục hình chữ M được xem như kiểu sắp xếp khá độc đáo, phù hợp cho những gia đình có nhiều thành viên. Để có thể tạo bố cục này, bạn có thể sắp xếp các thành viên thành những “chóp” cao thấp, miễn sao tạo thành hình chữ M. Bố cục chữ M có ưu điểm đó là có thể tất cả các thành viên đều được nổi bật trong bức ảnh, đồng thời vẫn tạo cảm giác hài hòa.
Phối hợp giữa góc chụp và tạo dáng
Với ảnh chụp gia đình, nhất là ảnh chụp gia đình có nhiều thế hệ, bạn cần sắp xếp vị trí cho các thành viên đứng, ngồi giữa các thế hệ một cách hợp lý. Theo đó, vị trí trung tâm của ảnh nên dành cho ông bà, cô chú, các bác lớn tuổi trong họ, tiếp đến là đến hàng con cháu. Hoặc có thể xếp theo vị trí mỗi gia đình nhưng vẫn nên đảm bảo tôn ti trên dưới.
Mặt khác, bạn cần đảm bảo rằng mọi người đều sẽ được nhìn thấy trong ảnh và không bị che khuất. Cách đơn giản nhất trong tạo dáng chụp cơ bản đó là hướng dẫn mọi người thả lỏng cơ thể, nhìn thẳng vào máy ảnh và nở nụ cười tươi. Ngoài ra, làm những hành động đáng yêu chung hay biểu lộ tình cảm cũng giúp tạo nên những bức ảnh gia đình đẹp mắt, đầm ấm và tự nhiên nhất.
Thiết lập ánh sáng phù hợp và tận dụng ánh sáng tự nhiên
Khi chụp bạn nên để ý cường độ ánh sáng, điều chỉnh phù hợp nhằm tránh tình trạng vầng trán của mẫu bị sáng bóng. Trong trường hợp nếu bạn cần sử dụng đến một đèn nháy bên ngoài, điều bạn cần thực hiện trước đó là giảm nhẹ hiệu ứng sáng trên thiết bị.
Đối với bối cảnh chụp ngoại cảnh, bạn hãy chú ý đến những bóng râm do nắng tạo ra, nó có thể phá hỏng cấu trúc bức hình. Còn nếu bối cảnh chụp ở trong nhà, bạn hãy để mặt các thành viên hướng về nơi có ánh sáng tự nhiên chiếu hoặc đánh sáng phù hợp để ảnh không bị lỗi ngược sáng.
Chụp ảnh tập thể và cá nhân
Bên cạnh chụp ảnh tập thể, hãy chụp những bức ảnh cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Điều này giúp ghi lại nhiều khoảnh khắc đáng nhớ hơn.
Thời điểm chụp ảnh gia đình ngày Tết
Việc chọn thời điểm chụp ảnh gia đình ngày Tết vô cùng quan trọng. Không nên chụp quá gần ngày Tết, bởi lúc đó mọi người thường bận rộn với công việc chuẩn bị lễ Tết, có thể làm giảm sự thoải mái khi chụp ảnh. Thời điểm lý tưởng để thực hiện buổi chụp là từ 1 đến 2 tháng trước Tết, khi các thành viên trong gia đình còn nhiều thời gian rảnh rỗi và dễ dàng sắp xếp lịch trình.
Tạo không khí tự nhiên, vui vẻ
Thực chất không phải ai cũng quen với việc tương tác tự nhiên với ống kính. Do đó bạn hãy cố gắng làm nóng không khí, khiến cho các thành viên trong gia đìnhcó tâm thế thoải mái, vui vẻ nhằm tạo nên không gian chụp hình thoải mái, tự nhiên nhất có thể.
Bạn có thể xem xét đến việc thiết lập thiết bị chụp ảnh ở chế độ chụp liên tục hay có thể quay video nhằm bắt trọn được những khoảnh khắc tự nhiên vui vẻ nhất.
Chú ý đến chi tiết và phụ kiện
Chụp ảnh Tết gia đình với đông thành viên sẽ rất cần đến sự đồng đều trong vẻ ngoài. Do đó, bạn cần lựa chọn những chi tiết và phụ kiện phù hợp cho bức ảnh gia đình ngày Tết nhằm tăng lên thêm sự thanh lịch, vẻ đẹp truyền thống mang đậm không khí Tết, đồng thời làm nổi bật cho trang phục. Bạn có thể tham khảo một số phụ kiện như nơ, đai, nhành hoa đào, mai hay các phụ kiện đầu tóc giúp bức ảnh trở nên cuốn hút.
Những món trang sức như vòng cổ, lắc tay, nhẫn có thể làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho mẫu chụp. Có điều bạn nên chú ý rằng, việc quan trọng nhất vẫn là biết cách lựa chọn những phụ kiện phù hợp và sử dụng chúng hợp lý. Bạn không nên dùng phụ kiện một cách quá phô trương, để tạo nên sự hòa hợp và tâm linh trong bức ảnh gia đình ngày Tết.
Chọn trang phục khi chụp ảnh Tết cùng gia đình
Vấn đề lựa chọn trang phục đối với chụp ảnh Tết gia đình là vấn đề khá nan giải bởi nó cần sự gắn kết, đồng nhất cho một tập thể. Nếu muốn thống nhất về màu sắc, bạn có giới hạn những màu sắc đặc trưng cho các thành viên, đậm sắc màu ngày tết như đỏ, vàng, xanh lá, hồng, xanh thiên thanh… để việc lựa chọn trang phục phù hợp trở nên dễ hơn.
Đối với chụp ảnh Tết gia đình, áo dài thường là lựa chọn tốt nhất và khuyến khích nên chọn áo dài cho những dịp lễ truyền thống. Trong đó, những thành viên lớn tuổi có thể chọn áo dài truyền thống, những thành viên trẻ thì có thể chọn áo dài cách tân.
Chụp ảnh kiểu candid
Ngoài những bức ảnh được dàn dựng, hãy chụp cả những bức ảnh candid. Tức là chụp lén khi mọi người đang tương tác tự nhiên. Những bức ảnh này thường ghi lại được những khoảnh khắc chân thật và đầy cảm xúc.
Nguồn tham khảo: potonow, calibridal, ivivu