Nhiều người có những suy nghĩ sai lầm trong nhiếp ảnh mặc dù những năm gần đây, nhiếp ảnh hay nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp được xem là một ngành nghề tiềm năng đối với thế hệ Gen Z. Hàng loạt bộ ảnh “triệu like” đã giúp họ thu về thu nhập khủng hàng tháng. Tuy vậy, không ít người lại có quan niệm không đúng về ngành nghề này.
Đến thời điểm hiện tại, công việc này ngày càng phổ biến và được đào tạo chính quy tại các trường đại học về nghệ thuật hàng đầu Việt Nam như Đại học Sân khấu Điện ảnh (Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng mở nhiều lớp học, giúp những người đam mê lĩnh vực này có cơ hội tiếp cận và thực hành nhiếp ảnh.
Không đơn giản chỉ là nhấn phím chụp
Đối với nhiều cá nhân, họ cho rằng chụp ảnh là điều đơn giản bởi chỉ cần đưa máy lên và nhấn phím chụp. Nhưng ít ai biết rằng, trước khi tạo ra những thành phẩm “lung linh” được đăng tải trên mạng xã hội, người chụp đã phải lên kế hoạch, suy nghĩ concept cho bộ ảnh.
Ngoài ra, đối với những “ca” khó, họ còn phải xử lý hậu kỳ vô cùng phức tạp. Có thể nói, trước khi bấm máy, người chụp phải tượng tượng ra được sản phẩm cuối cùng.
Bên cạnh đó, một bức ảnh đẹp trước hết phải đúng bố cục và hài hòa về ánh sáng môi trường.
Vì vậy, người chụp ảnh chuyên nghiệp phải học tập và thực hành thường xuyên các kỹ năng sắp xếp bố cục, điều chỉnh ánh sáng, lấy nét, xác định các thông số phù hợp với ảnh đối với môi trường chụp xung quanh chủ thể.
Có thể nhờ người khác chụp ảnh miễn phí
Để có thể trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, có những người phải đầu tư con số lên đến hàng chục hay hàng trăm triệu đồng để đầu tư vào hệ thống máy ảnh mà họ sử dụng để làm việc.
Mức giá này hoàn toàn là bình thường, ngoài ra, nhiều người còn phải bỏ một số tiền lớn để “tầm sư học đạo” cùng các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trước khi “hành nghề”. Chưa dừng lại ở đó, nếu không thành công ở giai đoạn đầu, họ sẽ phải chịu lỗ vì những khoản phí đã bỏ ra.
Máy ảnh tốt sẽ mang lại những tấm ảnh đẹp
Có thể nói, quan niệm này chỉ thực sự đúng trong một số trường hợp. Bởi phần nhiều yếu tố quyết định một bức ảnh đẹp còn tùy thuộc vào kỹ năng, tay nghề của người chụp. Điều đó là hoàn toàn hợp lý rằng một nhiếp ảnh gia “lão làng”, giàu kinh nghiệm chắc chắn sẽ chụp được nhiều ảnh đẹp hơn so với những người nghiệp dư dù khác biệt về trang thiết bị.
Sai lầm trong nhiếp ảnh về ảnh đẹp – xấu
Đối với những sự kiện quan trọng, yêu cầu kỹ năng cao và thiết bị chuyên nghiệp để mang lại độ chính xác cao nhất, không bỏ lỡ những khoảnh khắc đắt giá. Chính vì vậy, điện thoại di động hay nhiếp ảnh gia nghiệp dư có nhiều khả năng không phù hợp với các mục đích chụp ảnh tương tự.
Có thể chụp được ảnh đẹp chỉ trong một lần chụp
Không riêng gì những người mới bước chân vào con đường nhiếp ảnh, bởi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn phải trải qua nhiều lần chụp đi chụp lại ảnh cho đến khi tạo ra thành phẩm cuối cùng.
Cụ thể, các kỹ thuật quan trọng cũng nhiếp ảnh cũng như sắp xếp bố cục đều đòi hỏi tính chính xác cao. Có những tấm ảnh mà người nhiếp ảnh gia gần như phải mất hàng tháng trời mới có thể hài lòng với “đứa con” của chính bản thân.
Những bức hình đẹp đều là nhờ xử lý hậu kỳ
Không riêng gì Photoshop, các phần mềm xử lý hậu kỳ khác chỉ mang mục đích hỗ trợ người dùng trong việc chỉnh sửa khuyết điểm của ảnh mà họ không thể kiểm soát hay thay đổi được trong lúc chụp.
Điển hình như ảnh không đủ độ sáng, có vật thể phá bố cục ảnh hay thêm hiệu ứng để ảnh phong phú. Cần phải đặc biệt lưu ý rằng, hình ảnh được tạo nên từ máy ảnh chứ không phải phần mềm xử lý hậu kỳ
Lấy ảnh của người khác làm thước đo xấu – đẹp
Mỗi nhiếp ảnh gia đều có riêng cho bản thân một phong cách chụp ảnh sau quá trình dài học tập và thực hành. Chính vì vậy, cần phải tôn trọng trước những sản phẩm tâm huyết của người khác.
Cùng ngắm nhìn một bức ảnh tuy nhiên từng người sẽ có câu chuyện và cảm nhận riêng. Những yếu tố bạn cho là đẹp, hoàn hảo có thể xấu với người khác và ngược lại. Chính vì vậy, cùng một bức ảnh nhưng với cách thể hiện khác nhau sẽ cho ra được phong cách riêng. Đó cũng là lý do vì sao không nên lấy ảnh của người khác thành thước đo để phân định xấu hay đẹp.
Yêu cầu giảm giá là điều hợp lý
Trước khi kiếm thu nhập với công việc này, các nhiếp ảnh gia chuyên lẫn nghiệp dư đều đã đầu tư một khoảng lớn cho thiết bị và kiến thức để có thể xây dựng được nền tảng tốt nhất.
Không riêng gì các ngành nghề khác, nhiếp ảnh cũng có sự cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ chụp ảnh. Tuy nhiên, luôn có giới hạn trong mọi việc, yêu cầu hạ giá quá mức chính là hành động không tôn trọng sức sáng tạo của người khác, một sai lầm lớn trong nhiếp ảnh.