Chụp ảnh tĩnh vật là gì?
Chụp ảnh tĩnh vật là thể loại nhiếp ảnh chủ yếu tập trung vào đối tượng chụp chính là những đồ vật bất động (gồm cả nhân tạo và tự nhiên), điển hình và phổ biến nhất là các chủ thể có kích thước nhỏ. Khi chụp ảnh tĩnh vật, ta có thể chủ động sắp xếp, tự do sáng tạo, sử dụng từ vật chất, ánh sáng đến bố cục ra sao để giúp bức ảnh trở nên nổi bật hơn.
Đặc trưng của chụp ảnh tĩnh vật đó là bạn hoàn toàn kiểm soát được mọi khía cạnh của bức ảnh. So với những thể loại nhiếp ảnh khác, chụp ảnh tĩnh vật cho phép nhiếp ảnh gia thỏa mãn sự sáng tạo trong nghệ thuật từ cách sắp đặt bố cục, màu sắc, ánh sáng.
Chọn lựa các thiết bị phù hợp cho chụp ảnh tĩnh vật
Máy ảnh
Với nhiếp ảnh tĩnh vật, tính đơn giản nhưng hấp dẫn và đủ gây ấn tượng là một trong những điểm thu hút lớn nhất của thể loại này. Thường thì những thiết bị chuyên dụng luôn nằm trong yêu cầu tối thiểu cần có để sắp đặt buổi chụp ảnh tĩnh vật. Có điều không cần thiết cứ phải dùng máy ảnh với ống kính quá đắt tiền mới tạo ra những bức ảnh đẹp.
Đôi khi, bạn vẫn có thể vận dụng các kỹ thuật chụp một cách hiệu quả chỉ với những thiết bị sẵn có, miễn là có “bộ skill” cùng kinh nghiệm đủ tốt. Theo đó, bạn có thể sử dụng bất cứ loại máy ảnh medium format, DSLR hay mirrorless để thực hiện chụp.
Chân máy tripod
Không nhất thiết bạn cần phải dùng 1 chân máy ảnh khi chụp ảnh tĩnh vật. Tuy nhiên để hình ảnh được rõ nét nhất, bạn vẫn cần sử dụng chân máy để tránh rung, giúp ghi lại hình ảnh được lấy nét từ trước ra sau một cách tốt nhất. Mặt khác, việc sử dụng chân máy cũng giúp bạn thay đổi các góc và độ cao một cách linh hoạt, tạo nên sự đa dạng cho bộ ảnh chụp tĩnh vật.
Ống kính
Lựa chọn một chiếc ống kính làm sao để có thể không tạo ra những vấn đề về biến dạng và có thể tương thích với các định dạng máy ảnh là yếu tố cần thiết. Vì với chụp ảnh tĩnh vật, quan trọng nhất chính là khoảng cách lấy nét tối thiểu gần. Vậy nên khi chụp ảnh tĩnh vật. ta thường khuyến khích sử dụng ống kính macro tiêu cự gần. Nó rất hữu ích cho bạn khi có thể tiếp cận các chi tiết nhỏ nhất có trên đối tượng chụp.
Đèn chiếu sáng
Để chụp được ảnh tĩnh vật, đèn là công cụ cần thiết giúp bạn điều chỉnh ánh sáng xuất hiện trên khung hình tốt hơn. Do bởi ảnh tĩnh vật thường có thể tự sắp sếp mọi thứ mà ít bị tác động khác ảnh hưởng, vậy nên bạn cũng cần chủ động kiểm soát ánh sáng để mang lại hiệu quả hình ảnh tích cực nhất. Gợi ý là các loại đèn speedlight hoặc đèn studio có thể hoạt động cực kỳ hiệu quả nếu được ứng dụng đúng cách.
Mẹo chụp ảnh tĩnh vật hiệu quả
Lựa chọn góc máy chụp
Với thể loại chụp ảnh tĩnh vật, bạn có thể cân nhắc chọn 3 góc máy ảnh: căn góc 45 độ so với chủ thể ; trực diện với chủ thể ; chụp thẳng từ trên xuống.
Trong 3 góc máy này, mỗi góc máy đều có nét độc đáo và có thể làm nổi bật riêng chủ thể theo một kiểu riêng biệt. Vấn đề ở đây là bạn có khả năng tận dụng tất cả các góc máy này đến đâu để có nhiều góc nhìn đa dạng hơn cho bức ảnh.
Tạo dựng, xác định concept/chủ đề ảnh
Đối tượng chính khi chụp ảnh tĩnh vật có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Vì nó hầu hết tập trung vào các chủ thể nhân tạo hoặc tự nhiên. Điều quan trọng ở đây đó là tư duy chụp ảnh cũng như cách người chụp sáng tạo, xây dựng nên concept/chủ đề ảnh độc đáo, khác biệt.
Có điều cần lưu ý rằng khi chọn đối tượng chụp chính, bạn nên tránh các vật thể có bề mặt phản chiếu như mặt kính hay vật kim loại. Lý do là bởi chúng rất khó chiếu sáng. Mặt khác khi đã thuần thục việc chụp những đối tượng đơn lẻ, bạn có thể bắt đầu kết hợp nhiều đối tượng với kết cấu, mài sắc, hình dạng, màu sắc đa dạng giúp làm bức ảnh nhìn phong phú hơn.
Tổng thể khung hình và bố cục hợp lý
Khi set up bố cục chụp ảnh, bạn nên hạn chế việc khiến cho rổng thể khung hình trở nên rối ren, loạn xa. Nó sẽ gây phân tán sự tập trung đối với chủ thể. Và ngược lại, cũng đừng để cho khung hình quá trống trải, không có điểm nhấn, làm cho bức hình kém sức lôi cuốn đến với người xem.
Mặt khác, yếu tố bố cục không thể bỏ qua trong bất kỳ thể loại nhiếp ảnh nào. Để đảm bảo rằng tác phẩm của bạn hấp dẫn và độc đáo, hãy xem xét quy tắc một phần ba, quy tắc tỷ lệ vàng,v..v để đảm bảo không có sự phân tâm trên khung hình mà chỉ chú ý đến chủ thể và phông nền.
Dùng gam màu tối giản hay ứng dụng các hiệu ứng tương phản màu sắc
Gam màu đơn giản sẽ giúp chủ thể của bạn trở nên nổi bật hơn, điều hướng sự chú ý của người xem vào chủ thể ngay lập tức. Ngoài ra, có thể vận dụng sự tương phản màu sắc theo hướng mới lạ, độc đáo để có thể tạo ra một khung hình cuốn hút với những màu sắc nổi bật.
Sử dụng phông nền phù hợp
Một phông nền phù hợp với chủ đề và đối tượng chụp chính đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra 1 bức ảnh chụp tĩnh vật đẹp. Phông nền chụp sẽ cần có sự tương phản với màu của chủ thể.
Trong đó, những tông màu trung tính sẽ giúp tôn lên các sắc thái của chủ thể chụp một tốt hơn. Bên cạnh đó khi chụp ảnh tĩnh vật, nên lựa cho phông nền đơn sắc, không có quá nhiều họa tiết hoặc họa tiết đơn giản để nó không lấn át chủ thể chính.
Nhấn mạnh vào ánh sáng và bóng tối
Với ảnh tĩnh vật, việc nhất mạnh vào ánh sáng và bóng tối, sử dụng 2 yếu tố này ra sao sẽ giúp bức ảnh trở nên khác biệt. Chẳng hạn như những mảng ánh sáng tối mập mờ có thể tạo ra được thứ màu sắc thiên nhiên đầy ấn tượng.
Sự phản chiếu
Tạo ra sự phản chiếu các đối tượng trong hình ảnh sẽ giúp cung cấp một cái nhìn chuyên nghiệp cho công việc của bạn. Bên cạnh đó là còn thêm một số những yếu tố bổ sung rất có ích cho một shot hình đơn giản.
Tìm kiếm niềm cảm hứng
Niềm cảm hứng trong nhiếp ảnh nói chung và chụp ảnh tĩnh vật nói riêng luôn là yếu tố quan trọng và giúp các tác phẩm của người chụp trở nên nghệ thuật, mang đậm dấu ấn cá nhân.
Bằng cách tìm kiếm và suy nghĩ về hình thức, sắc thái và cách kết hợp màu sắc, bạn hoàn toàn có thể nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo và định hình tác phẩm nhiếp ảnh của riêng bạn trở thành những bức ảnh độc đáo, nghệ thuật và hấp dẫn hơn.
Nguồn tham khảo: VJ shop, binhminhdigital