Bố cục cân bằng trong nhiếp ảnh là gì?
Bố cục cân bằng trong nhiếp ảnh được hiểu là cách sắp xếp các yếu tố trong khung ảnh một cách hợp lý, tạo ra cảm giác cân bằng về mặt thị giác. Một bố cục cân bằng hoàn hảo đó là khi nhìn vào bức ảnh, người xem cảm thấy thoải mái, sự hài hòa với các chi tiết trên ảnh. Nhất là khi nhìn vào không bị mất tập trung bởi bất kỳ yếu tố dư thừa nào, có thể cảm nhận được giá trị truyền tải thông qua bức ảnh.

Những bố cục cân bằng trong nhiếp ảnh
Cân bằng đối xứng
Sự cân bằng đối xứng trong nhiếp ảnh được xem là sự cân bằng chính thức. Bởi khi trọng lượng thị giác những yếu tố trong bố cục ảnh có thể cảm nhận được sự phân bổ đồng đều, không có phần nào trong ảnh đem lại cảm giác nặng nề hơn hay nhẹ hơn, dễ tạo ra sự khập khiễng. Khi đó, bức ảnh có bố cục được xem là sự cân bằng đối xứng.
Trong nhiếp ảnh, sự cân bằng đối xứng thường được tạo ra bằng cách sử dụng các vật có hình dạng tương tự và sắp xếp hợp lý trong khung hình. Để có thể tạo nên một bức ảnh đối xứng chuẩn chỉnh, bạn có thể thực hiện bằng cách đặt những yếu tố đối xứng nhau ở mỗi bên khung ảnh, có thể hiểu là đặt ở vị trí phản chiếu trên ảnh.
Trong đó, bạn sẽ cần đặt vật thể với trọng lượng lẫn kích thước bằng nhau ở mỗi bên để cân bằng. Chỉ khi hai vật ở mỗi bên có cùng kích thước và trọng lượng, đó mới có thể gọi là cân đối xứng.

Có thể lấy dạng ví dụ trong nhiếp ảnh phong cảnh, điển hình như khung hình mẫu cho bố cục cân bằng đối xứng là ảnh phản chiếu, đó có thể ảnh phản chiếu của một ngọn núi, một cái cây hoặc một vật thể nào đó xuống mặt nước. Trong đó khi hình ảnh ngọn núi phản chiếu trong nước, ảnh phản chiếu thường sẽ có cùng kích thước và màu sắc với ngọn núi thực tế. Trong trường hợp này, để đường chân trời vào giữa khung hình giúp tạo ra hiệu quả chất lượng và chuẩn xác hơn trong việc thể hiện bố cục cân bằng đối xứng.
Lưu ý rằng một bức ảnh đạt sự cân bằng tốt thường trông tĩnh và không quá sống động. Tuy nhiên nó thể hiện sự chuẩn xác, vẻ đẹp ấn tượng của sự cân bằng với hiệu ứng thị giác cao. Thường nếu bạn đặt chủ thể chính vào giữa khung hình, bức ảnh của bạn sẽ đạt độ cân bằng tốt nhất.

Cân bằng không đối xứng
Sự cân bằng không đối xứng trong nhiếp ảnh thường được gọi là sự cân bằng không chính thức. Tại đây, các yếu tố được sắp xếp không hoàn toàn đối xứng, tuy nhiên vẫn đảm bảo tạo ra cảm giác cân bằng, hài hòa cho bức ảnh. Dạng bố cục này thường được áp dụng trong trường hợp người chụp muốn tạo ra sự độc đáo, giúp bức ảnh trở nên cuốn hút hơn.
Dù tỷ lệ này trên mặt lý thuyết khá dễ hiểu, nhưng đối với thực hành trong nhiếp ảnh phong cảnh thực tế, bạn cần phải rèn luyện và thực hành nhiều để có thể thành thạo bố cục cân bằng bất đối xứng này. Không dễ để “hái quả ngọt” nhưng nếu bạn đã làm được, bạn sẽ nhận về thành quả là hình ảnh có sự cân bằng bất đối xứng đầy thú vị và ấn tượng.
Chú ý rằng nếu bạn đặt chủ thể chính ở vị trí gần một trong các cạnh, bạn có thể tạo ra sự cân bằng cho chủ thể chính những yếu tố khác ở phía đối diện nhằm có thể duy trì sự cân bằng trong bố cục.
Cân bằng hướng tâm (radial balance)
Cân bằng hướng tâm đôi lúc được xem như khá tương tự với cân bằng đối xứng. Trong đó, những bức ảnh cân bằng hướng tâm thường sẽ có bố cục tròn với phần trọng tâm bắt đầu từ vị trí trung tâm của bức ảnh.
Bố cục này có thể được tìm thấy ở nhiều vật khác nhau. Ví dụ như bông hoa, con ốc biển, các cấu trúc vòm tròn của các tòa nhà hay vệt sao trên bầu trời (star trails). Do đó, cân bằng hướng tâm được các nhiếp ảnh gia chụp ảnh thiên nhiên và kiến trúc ưa thích sử dụng.

Cân bằng xuyên tâm
Cân bằng xuyên tâm là bố cục cân bằng không qúa phổ biến trong nhiếp ảnh, nhất là nhiếp ảnh phong cảnh. Bạn có thể hiểu dạng bố cục cân bằng này là một vòng tròn, trong đó các thành phần sẽ được đặt cân bằng xung quanh tâm vòng tròn.
Để hiểu cụ thể hơn, bạn thể tưởng tượng tình huống bạn ném một hòn đá xuống nước, hòn đá tiếp xúc mặt nước sẽ tạo ra các gợn sóng di chuyển theo hình tròn. Nó là một ví dụ dễ hiểu và điển hình về cân bằng xuyên tâm. Hay đó có thể một bông hoa với các cánh hoa tròn và đối xứng quang tâm nhuỵ hoa.

Cân bằng mảnh ghép – nhịp điệu (mosaic balance)
Một kiểu bố cục cân bằng ít khi được nhắc tới, đó là cân bằng ghép mảnh (mosaic balance). Thường bạn có thể nhận thấy kiểu cân bằng bố cục kiểu cân bằng ghép mảnh trên những bức ảnh có bố cục giống với những thiết kế hoặc tác phẩm nghệ thuật trừu tượng. Kiểu bố cục này thường thu hút người xem nhờ những chi tiết có hình thù và màu sắc lặp lại một cách cân bằng.

Nguyên tắc tạo bố cục cân bằng
Quy tắc một phần ba: Với quy tắc này, bạn có thể chia khung ảnh thành 9 phần bằng nhau thông qua hai đường ngang và hai đường dọc. Tiếp đó, bạn cần đặt chủ thể chính vào một trong bốn điểm giao của những đường kẻ này. Đây được xem như là quy tắc đơn giản, đem lại hiệu quả cao trong việc tạo ra sự cân bằng cho bức ảnh.
Dùng đường dẫn: bạn có thể sử dụng một cách khéo léo những đường dẫn trong khung ảnh nhằm hướng sự chú ý của người xem đến chủ thể chính.
Lặp lại các yếu tố: Phương pháp này sẽ cần lặp lại những yếu tố trong ảnh như về mặt hình dạng, màu sắc hay họa tiết nhằm tạo ra sự cân bằng, hài hoà và thống nhất cho ảnh. Đồng thời cũng tạo ra hiệu ứng thị giác ấn tượng. Ví dụ, bạn có thể lặp lại hình dạng của những tán cây hay màu sắc của những bông hoa trong ảnh.
Tạo điểm nhấn: Tại đây, bạn cần chọn một yếu tố nổi bật để làm điểm nhấn trong ảnh, nhằm thu hút sự chú ý của người xem. Thường điểm nhấn đó có thể là chủ thể chính của ảnh hoặc một chi tiết nhỏ nhưng thu hút.

Cân bằng trọng lượng: Cân bằng trọng lượng của các yếu tố trong khung ảnh bằng cách thay đổi kích thước, vị trí hoặc màu sắc của chúng. Ví dụ, một vật thể lớn nên được đặt xa hơn so với một vật thể nhỏ để tạo cảm giác cân bằng.
Nguồn tham khảo: landscape2art, valor.studio, mayanhhoangto