.
.
.

Bí kíp khai thác bố cục chụp ảnh tĩnh vật hiệu quả nhất

Thế nào là khai thác bố cục chụp ảnh tĩnh vật đúng cách?

Để ứng dụng đúng về chụp ảnh bố cục tĩnh vật, bạn phải có kiến thức về tỉ lệ vàng trong bố cục, khi nắm vững được kiến thức chụp, bạn có thể sáng tạo ra nhiều bố cục độc đáo và mới lạ. Ngoài ra, yếu tố ánh sáng cũng rất quan trọng và để tạo ra được bức ảnh chất lượng, bạn cũng cần phải nắm kiến thức về các loại ánh sáng. Đó có thể là ánh sáng trong nhà hay ánh sáng tự nhiên.

anh tv as

Hoặc đôi khi bạn có thể sử dụng ánh sáng từ cửa sổ hay ánh sáng phản quang đến từ một góc phòng. Trong đó, chủ đề chính của bức ảnh đặt tại phía nguồn sáng. Còn ở vùng tối, bạn nên chú ý phần phông nền vẫn có đủ không gian.

Thêm vào đó, những dạng tĩnh vật ngoài thiên nhiên đều sẽ rất thú vị nếu bạn biết cách khai thác cũng như học hỏi được nhiều điều từ việc rèn luyện tận dụng chủ thể tĩnh vật tự nhiên. Bởi đó chính là nguồn cảm hứng mẹ thiên nhiên đem đến. Trong lúc chụp ảnh ngoài trời, bạn nên chú ý phông nền phía sau, hãy tận dụng  sự tương phản của màu sắc để làm nổi bật chủ đề chụp. 

Đôi lúc bức ảnh thu về sẽ đẹp hơn với chủ đề nổi bật hơn nếu bối cảnh chụp được set up cho thiếu sáng một cách hợp lý và có chủ đích. Bố cục đơn giản có thể phát huy hiệu quả tốt nhất, nhưng để đạt được điều này, bạn sẽ phải rèn luyện kỹ càng và nghiêm túc.

anh tv 6

Để có được một bố cục đẹp, bạn cần đảm bảo những hình khối màu sắc phải hài hòa trong bức ảnh. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tính toán luôn cho việc sắp xếp những khoảng trống một cách hợp lý. Chính điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo ra bố cục mới lạ cho bức ảnh. Nếu biết cách ứng dụng, đó sẽ là sự kết hợp hoàn hảo giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh. 

Ngoài ra, để có thể sắp đặt bố cục sắp tốt, bạn cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau như con mắt thẩm mỹ, khả năng quan sát, phối hợp màu sắc, xử lý ánh sáng,.v.v…Khi bạn biết cách kết hợp những yếu tố đó lại, nó sẽ đem về cho bạn những kết quả đẹp đến đáng kinh ngạc.

anh tv 3

Đó có thể là kiểu ảnh cổ điển với những gam màu đơn sắc đặc trưng (chẳng hạn như tông màu nâu nhẹ, vàng nhạt). Hay nếu bạn muốn đi theo hướng hiện đại, bạn có thể chọn tông màu sáng, tối giản tạo cảm giác mới, thời thượng hoặc những gam màu mạnh (ví dụ như đỏ, đỏ đen…)

Bố cục đường dẫn khi chụp ảnh tĩnh vật

Dạng bố cục dạng đường dẫn sẽ là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn có một bức ảnh tĩnh vật đầy ấn tượng và thú vị. Bởi đường dẫn sẽ giúp cho người nhìn tập trung vào chủ thể tốt hơn, giúp tạo ra cảm giác hài hòa, dễ nhìn và hấp dẫn ánh mắt người xem hơn cho bức ảnh. Đồng thời, nó cũng giúp chủ thể chính nổi bật rõ hơn, khung hình ảnh tĩnh vật nhìn sạch sẽ, gọn gàng hơn.

anh tv duong dan

Bố cục động khi chụp ảnh tĩnh vật

Thực chất, không hẳn chỉ vì gọi là chụp ảnh tĩnh vật thì đồng nghĩa với việc mọi vật thể bắt buộc đều phải ở trạng thái “tĩnh”. Đôi lúc bạn chỉ cần sáng tạo thêm một số yếu tố “động” đưa vào, bức ảnh sẽ trở nên đầy “thần thái” và sinh động hơn nhiều. Theo đó, sự “động” ở đây đến từ nhiều vật thể hay trạng thái các nhau, đó có thể là dòng chảy của nước hoặc trạnh thái chuyển động của vật thể.

anh tv dong

Có điều kiểu chụp này sẽ yêu cầu sự chính xác, khéo léo từ khả năng chụp của nhiếp ảnh gia để đem đến cảm giác “động”, để có thể nắm được khoảnh khắc đắt giá nhất của chủ thể tĩnh vật.

Bố cục tối giản khi chụp ảnh tĩnh vật

Quá nhiều chi tiết hay bố cục phức tạp đôi lúc sẽ là điều không cần thiết để có được một bức ảnh tĩnh vật đẹp. Nếu bạn không phải là người có gu thẩm mỹ quá tốy hay có khả năng sắp xếp bố cục đẹp, hãy ưu tiên chụp từ 1 -2 vật thể với phông nền đơn giản cùng những góc ánh sáng khác nhau. Kiểu bố cục này vừa ứng dụng hiệu quả với cả người mới học chụp, vừa đem lại cho bức ảnh sự gọn gàng nịnh mắt. Đồng thời không tạo cảm giác đơn điệu, nhàm chán cho tổng thể chung.

anh tv 5

Bố cục xa gần trong chụp ảnh tĩnh vật

Bố cục xa gần là kiểu bố cục khá quen thuộc trong chụp ảnh tĩnh vật. Với bố cục này, người chụp sẽ đặt các chủ thể theo thứ tự xa gần khác nhau, nó sẽ tạo ra kết cấu khác biệt, hiệu ứng thị giác tốt và tạo chiều sâu cho bức ảnh. Dù vậy, lưu ý rằng sắp đặt theo thứ tự nào thì vẫn cần đảm bảo yếu tố cân bằng cho bức ảnh. Hãy chắc chắn rằng các chủ thể và chi tiết khác trong ảnh được sắp xêos hài hòa, tạo cảm giác khung hình được lấp đầy nhưng không đem lại cảm giác chật hẹp.

anh tv xa gan

Bố cục khung trong khung khi chụp ảnh tĩnh vật

Bố cục khung trong khung là kiểu bố cục độc đáo mà các nhiếp ảnh gia muốn trải nghiệm mới lạ đối với chụp ảnh tĩnh vật. Thông qua cách đặt chủ thể chính trong một khung giới hạn, nó sẽ giúp chủ thể nhìn nổi bật và thu hút hơn. Bên cạnh đó lưu ý với kiểu bố cục này, tính đối xứng là yếu tố nên được ưu tiên hàng đầu. Chẳng hạn như có thể dàn xếp bố cục với vật thể là những chiếc ly, sắp đặt chúng theo thứ tự trước sau để tạo thành một chiếc khung tự nhiên, qua đó giúp người nhìn tập trung ngay vào chiếc ly cuối cùng.

Màu sắc phân bổ hài hòa 

Sự phân bổ màu sắc hài hoà là điều quan trọng để tạo cho bố cục nhìn cân đối và có nhịp điệu. Bên cạnh đó, việc sắp xếp những điểm nhấn cũng quan trọng không kém. Đối với bố cục ảnh tĩnh vật, điểm nhấn có thể đem đến hiệu quả tối ưu khi bạn biết nhấn chỗ nào, nhiều chỗ ta có thể buông để tạo cảm giác chiều sâu. Điểm nhấn nổi bật có thể cho ra ngoài sáng hơn. Ngoài ra gam màu cũng ảnh hưởng đến tầm nhìn xa gần trên ảnh.

anh tvat 1

Màu lạnh có xu hướng ở xa màu nóng thì được đẩy ra phía trước. Có những vật bạn cho khuất luôn trong tối để gợi cho người xem cảm giác tò mò. Làm cho người xem phải  coi đi coi lại nhiều lần lúc đó bạn đã thành công. Công nghệ kỹ thuật số cho phép chúng ta tạo ra vô số bức ảnh đẹp nhưng để tạo ra cái gì đó cho riêng mình từ cái máy ảnh đôi khi làm người ta mất ăn mất ngủ, có như thế nó mới đánh thức tiềm năng sáng tạo trong bạn.

Nguồn tham khảo: vnphoto, vuanhiepanh, shop.photozone

Leave a Comment