.
.
.

Nắm nhanh kiến thức về Bounce Flash trong nhiếp ảnh

Bounce flash là gì?

Bounce flash được biết là kỹ thuật chiếu đèn flash lên trần hoặc tường để phản xạ ánh sáng, thay vì chiếu trực tiếp vào chủ thể như đèn flash thông thường. Phương pháp này giúp tạo ánh sáng mềm mại, tự nhiên hơn, thường được sử dụng trong nhiếp ảnh sự kiện, bất động sản và đôi khi trong chụp chân dung.

Hầu hết các đèn flash hiện đại đều hỗ trợ kỹ thuật này, với đầu đèn có thể xoay và nghiêng. Ngoài ra, chúng còn tích hợp chế độ TTL (hoặc ETTL với Canon), giúp đo sáng qua ống kính và tự động điều chỉnh cường độ ánh sáng phù hợp với chủ thể. Khi kết hợp TTL với kỹ thuật bounce flash, người chụp có thể dễ dàng tạo ra những bức ảnh có ánh sáng lý tưởng.

anh bounce flash 2

Tuy nhiên, bounce flash cũng có điểm hạn chế. Nếu ánh sáng quá mạnh hoặc không có điểm nhấn, ảnh có thể trở nên nhạt nhòa, đặc biệt là thiếu “catchlights” – những điểm sáng nhỏ phản chiếu trong mắt người được chụp, giúp tăng độ sống động cho chân dung.

Để khắc phục, có thể sử dụng tấm tản quang tích hợp trên nhiều đèn flash hiện đại. Đây là tấm nhựa trắng giúp khuếch tán ánh sáng trực tiếp, làm dịu ánh sáng và tạo catchlights đẹp mắt. Việc lựa chọn sử dụng bounce flash kết hợp tản quang hay không phụ thuộc vào môi trường chụp và phong cách cá nhân của nhiếp ảnh gia.

Đèn flash phản xạ (Bounce Flash) so với đèn flash trực tiếp: Tại sao đèn flash phản xạ lại hữu ích?

Nếu bạn đang sử dụng một chiếc đèn flash gắn trực tiếp trên máy ảnh và bắn thẳng vào chủ thể, rất có thể bạn đang gặp phải hai vấn đề phổ biến: ánh sáng quá cứng và hình ảnh thiếu chiều sâu.

anh bounce flash 1

Ánh sáng cứng từ đèn flash thẳng tạo nên bóng tối rõ nét, khắc nghiệt, dễ làm lộ khuyết điểm trên da và khiến khuôn mặt trông kém tự nhiên. Đây là điều tối kỵ trong ảnh chân dung. Đó cũng là lý do tại sao trong studio, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng những công cụ làm mềm ánh sáng như softbox hay scrim. Tuy nhiên, khi tác nghiệp ở sự kiện – nơi bạn phải di chuyển liên tục và không có thời gian, không gian để lắp đặt thiết bị cồng kềnh – việc mang theo những bộ dụng cụ như vậy là điều gần như không thể.

Thêm vào đó, việc chiếu đèn trực tiếp vào mặt người sẽ khiến ảnh trông “phẳng lì”, thiếu chiều sâu và sự sống động. Cảm giác “con nai bị ánh đèn pha chiếu vào” là cách mô tả rất chính xác cho kiểu ánh sáng này – khô khan, thiếu tinh tế. Trong khi đó, ảnh đẹp luôn cần một chút đổ bóng có kiểm soát để tạo khối và làm nổi bật chủ thể.

anh bounce flash 3

Vậy giải pháp đó là hãy chuyển sang kỹ thuật flash phản chiếu – bounce flash. Thay vì chiếu thẳng vào đối tượng, bạn chỉ cần nghiêng đầu đèn hướng lên trần hoặc sang tường sáng gần đó. Ánh sáng sau khi bị dội lại sẽ trở nên mềm mại, lan tỏa đều và bao phủ chủ thể một cách tự nhiên. Không chỉ làm dịu ánh sáng, kỹ thuật này còn giúp bạn tạo ra hiệu ứng ánh sáng lệch góc tương tự như đang dùng nhiều nguồn sáng.

Ngoài ra, khi ánh sáng phản chiếu đúng cách, bạn còn có thể thấy những điểm sáng nhỏ long lanh trong mắt người mẫu – gọi là “catchlights”, yếu tố rất quan trọng trong nhiếp ảnh chân dung. Nếu cần tinh chỉnh thêm, bạn có thể kéo tấm tản quang nhỏ tích hợp trên đầu đèn để ánh sáng được khuếch tán đều hơn.

Chỉ với một chút thay đổi trong cách dùng đèn, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt trong bức ảnh: ánh sáng đẹp hơn, chủ thể nổi bật hơn và cảm xúc trong ảnh cũng tự nhiên hơn rất nhiều.

Các tips cơ bản chụp Bounce Flash

Chọn đèn flash phù hợp

Đầu tiên bạn sẽ cần dùng đến một đèn flash hotshoe, nó cho phép bạn nghiêng và xoay đầu đèn. Nhưng hãy lưu ý rằng một số đèn flash chỉ nghiêng và điều này không lý tưởng do nó sẽ ngăn bạn bật đèn flash sang một bên.

Chọn chủ đề và xác định tất cả các bề mặt có thể nảy

Bạn sẽ cần xác định chủ thể chụp của mình và nó có thể là bất cứ thứ gì hay ai, đó có thể một cá nhân, một nhóm hoặc có thể là toàn bộ không gian một căn phòng.

Sau đó hãy nhìn xung quanh và xác định các bề mặt phản xạ có sẵn của bạn, bao gồm tường, trần nhà hoặc thậm chí là xe màu trắng. Hãy tìm kiếm bất cứ mặt nào trong số những bề mặt này đủ gần để có được độ phản xạ tốt,  cung cấp loại ánh sáng định hướng mà bạn đang tìm kiếm.

anh bounce flash 4

Căn chỉnh khẩu độ, tốc độ, ISO

Máy ảnh và đèn flash có thể tự thiết lập ánh sáng cho bạn ngay cả khi bạn đang chụp bounce. Thiết lập Flash chế độ TTL. Setup máy về chế độ ưu tiên khẩu độ (A) trên máy ảnh kỹ thuật số của bạn, bây giờ bạn có một dãy các khẩu độ mà máy ảnh sẽ tự chọn tôi cam đoan rằng nó sẽ phù hợp với hầu hết các bức chân dung.

anh bounce flash 5

Kéo thẻ flash bounce

Một thứ khá hay có thể làm cho bức chân dung Flash Bounce nhìn sống động, với catchlights trong mắt chủ đề của bạn, là một thẻ nhựa màu trắng có lỗ hình vuông. Thẻ này được cắm trong, phía trên đèn flash và được kéo ra với tản quang cho ta ánh sáng có góc rộng hơn. Ta có thể đẩy lùi miếng tản quang cất vào trong nếu cảm thấy không cần tản quang.

Bật đèn flash

Khi bật đèn flash, bạn có thể chụp thử một hoặc hai bức ảnh để kiểm tra (đừng ngại điều chỉnh dựa trên phản hồi của màn hình LCD). Nhớ điều chỉnh lại hướng đèn flash nếu bạn chuyển từ chế độ dọc sang chế độ ngang và ngược lại.

anh bounce flash 6

Bù trừ sáng

Sa khi chụp xong, hãy nhìn vào kết quả của bạn một cách cẩn thận trên mặt sau của máy ảnh kỹ thuật số, kiểm tra các biểu đồ các dấu hiệu quá sáng và thiếu sáng. Nếu đèn flash không đủ sáng, hoặc quá sáng, sử dụng các thiết bị bù phơi sáng đèn flash để tăng hoặc giảm mức độ ánh sáng.

Nguồn tham khảo: digital photography school, snapshot, lavender.

Leave a Comment