Bình minh hay hoàng hôn là chủ đề được nhiều nhiếp ảnh gia hay đam mê nghệ thuật khai thác. Vì đó là thời điểm bắt đầu ngày mới hay kết thúc một ngày dài. Nhiều người mê mẩn với màu vàng cam đặc trưng của khung cảnh này.
Thế nhưng, để cầm máy ảnh và “săn” khoảnh khắc thú vì này không dễ. Vì nó cần nhiều yếu tố đặc biệt là thời gian, set up thông số và bố cục của hình ảnh. Nên chúng ta phải nắm được những nguyên tắc cơ bản để chụp ảnh ưng ý.
Chụp ảnh hoàng hôn và bình minh cần chuẩn bị gì?
Chuẩn bị và lên kế hoạch từ trước
Bạn có thể nghĩ rằng các bức ảnh bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp được tạo ra trong những khoảnh khắc bất ngờ, ngẫu hứng, song sự thật là những bức ảnh chụp mặt trời mọc và lặn thường là kết quả của quá trình chuẩn bị và lên kế hoạch kĩ càng.
Trước hết, bạn cần tìm ra vị trí tốt nhất để chụp các bức ảnh hoàng hôn và bình minh, khoảng 1 – 2 ngày trước khi chụp. Chúng ta có thể biết được thông qua những dự đoán, dự báo thời tiết.
Hãy tìm các vị trí mà bạn có thể nhìn thấy cả ánh nắng yếu ớt từ mặt trời, đồng thời cũng có thể thu được các yếu tố tiền cảnh đáng chú ý và cả bóng trong cảnh vật. Quá trình mặt trời lặn thường chỉ diễn ra trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Vì thế nên canh thời gian chuẩn xác để không bỏ lỡ bất cứ điều gì.
Bạn cần phải đến vị trí dự định chụp hình ít nhất là nửa tiếng trước khi mặt trời mọc hoặc lặn. Thông thường, khung thời gian nửa tiếng chính là lúc bạn có thể thu được khung hình đẹp nhất trong buổi bình minh hoặc hoàng hôn.
Thông thường, bạn không nên chụp ảnh bình minh và hoàng hôn vào những ngày trời quang mây: các đám mây có thể tạo ra những màu sắc rất ấn tượng khi mặt trời mọc hoặc lặn. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi trong những ngày nào thì trời có khói hoặc bụi để tránh bị yếu tố ngoại quan tác động.
Chụp từ nhiều tiêu cự
Thông thường, chụp ở góc rộng sẽ giúp tạo ra những bức ảnh phong cảnh ưng ý. Thế nhưng, nếu bạn muốn lấy trọng tâm là mặt trời, bạn sẽ cần phải zoom gần.
Bạn cũng cần phải lưu ý rằng khi chụp với ống rộng, mặt trời sẽ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong bức ảnh. Nếu bạn muốn mặt trời là một điểm nhấn của bức ảnh, bạn sẽ cần phải zoom trên ống kính từ 200mm trở lên. Bởi vậy, bạn cũng sẽ cần sử dụng tới tripod.
Ngoài ra, việc nhìn thẳng vào mặt trời sẽ rất có hại đối với mắt, và việc nhìn vào mặt trời qua ống kính khi mặt trời vẫn còn ở quá cao cũng có thể gây hại cho thị lực của bạn.
Ống kính góc rộng là một lựa chọn tuyệt vời để chụp ảnh mặt trời mọc. Với ống kính này, bạn có thể chụp được cảnh quan rộng lớn với sự mở rộng của bầu trời. Để hạn chế hiệu ứng biến dạng của ống kính bạn có thể áp dụng một số mẹo như cúi xuống thấp và gần mặt đất, nghiêng ống kính để làm cho chủ thể trông có vẻ lớn hơn. Điều này có thể đem lại lợi ích để cân bằng màu sắc mặt trời mọc trên bầu trời.
Luôn ghi nhớ bố cục ⅓ khi chụp ảnh bầu trời vì khi đó sẽ thấy trọn vẹn khoảnh khắc đẹp nhất.
Tránh chế độ chụp tự động
Thông thường đặc trưng của những bức ảnh chụp bình minh hay hoàng hôn là ngược sáng và ánh sáng yếu. Chính vì vậy bạn không thể có những bức ảnh đẹp nếu để chế độ chụp ảnh tự động sẵn có mà cần chỉnh chế độ chụp hình để có khẩu độ tốt nhất và có thể chụp ở các chế độ phơi sáng khác nhau.
Có một số nguyên tắc nhất định cần tuân theo giúp bạn có được các bức ảnh chụp mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn đẹp hết mức có thể.
Khi để chế độ chụp thủ công chúng ta kiểm soát được mọi thông số. Từ đó, chúng ta điều chỉnh, làm chủ được ánh sáng, khẩu độ, cách mở khẩu độ đến thu ánh sáng.
Kỹ thuật chụp quan trọng khi chụp ảnh bình minh và hoàng hôn
Trước khi chụp ảnh bình minh hay hoàng hôn, bạn nên quan sát địa thế, kiếm chỗ bằng phẵng để dựng tripod và máy ảnh. Chúng ta nên ra thực chiến 1 buổi, chụp thử các góc, sau đó xem xét để tìm ra góc đẹp nhất.
Sau khi chọn được góc chụp và đặt máy, bạn đo sáng vào đất (tiền cảnh) chụp thử 1 tấm với chế độ Av với thông số iso 100, khẩu độ f/8-11, auto wb.
Chuyển sang chế độ M, cài thông số iso 100, auto wb, khẩu độ và tốc độ như trên. Lắp GND filter trước ống kính, kéo GND sao cho đường chân trời vừa khớp với phần chuyển tiếp trắng đen của GND filter. Chụp thử và điều chỉnh tốc độ, khẩu độ sao cho ảnh đủ sáng.
Cách đơn giản nhất để kiểm tra ảnh đủ sáng, thiếu sáng hay dư sáng là kiểm tra histogram.
Các bạn theo dõi hình dưới đây. Histogram đầu tiên là ảnh đủ sáng, tức đủ thông tin để chúng ta làm hậu kỳ. Histogram thứ hai là ảnh dư sáng, tức có phần bị cháy, mất chi tiết. Histogram thứ ba là ảnh thiếu sáng, có phần tối đen, mất chi tiết.
Chú ý để lấy nét tốt, bạn nên chụp ở chế độ live-view. Chuyển chế độ lấy nét sang lấy nét tay, chuyển máy sang chế độ live view, zoom bằng phím zoom 200%, xoay ống kính và quan sát trên màn hình khi nào thấy nét nhất thì dừng lại.Cách lấy nét này đảm bảo hình ảnh sẽ nét nhất. Lưu ý, mỗi khi bạn thay đổi tiêu cự, bạn phải lấy nét lại đối với ống kính zoom.
Chuẩn bị phụ kiện để chụp ảnh hoàng hôn
Các lưu ý khi chụp ảnh bình minh hoàng hôn là nên chuẩn bị chân máy: nếu bạn chụp ở tiêu cự dài hay thời gian chụp lâu thì chân máy sẽ đảm bảo hình ảnh của bạn không bị nhòe chụp và run tay. Nếu bạn chọn lấy nét bằng tay: đôi khi chụp trong ánh sáng quá mạnh hay quá yếu việc lấy nét trở nên khó khăn, bạn nên chuyển sang lấy nét tay. Luôn quan sát xung quanh: cảnh đẹp của hoàng hôn hay bình minh không chỉ có mặt trời mà còn có màu sắc ấm áp và ánh sáng đẹp. Hãy luôn quan sát xung quanh để tưởng sáng tác.