Chuẩn bị máy ảnh và chân máy
Đầu tiên, muốn có được một bức ảnh chụp thác nước thật chất lượng, tất cả những gì bạn cần có đó là một chiếc máy ảnh chụp ở chế độ thủ công và một chiếc chân máy ảnh. Nếu không, bạn có thể tạo ra một bức ảnh siêu mờ khi thường phải sử dụng ở tốc độ màn trập chậm. Khi sử dụng chân máy, tránh gắn máy ảnh cheo leo trên cột đứng ở giữa đỉnh chân máy vì chân máy sẽ không vững.
Kiểm soát ánh sáng
Thông thường, vấn đề hay gặp nhất khi chụp ảnh thác nước đó là ánh sáng. Có những lúc mặt trời lên đỉnh và chiếu sáng quá gắt, ảnh sẽ có những vùng sáng bị chói lóa và những vùng đậm bóng tối, khiến bức ảnh trông kém chất lượng và khó nhìn hơn hẳn.
Để xử lý vấn đề này, bạn vẫn có thể dùng một bộ lọc ND trên ống kính, bộ lọc nó có thể chặn một phần ánh sáng để bạn có thể phơi sáng lâu. Nhưng có điều, kể cả dùng bộ lọc ND tốt nhất cũng khó để thay đổi vấn đề về chất lượng ánh sáng.
Vậy nên, đừng để tâm quá nhiều đến phụ kiện hỗ trợ mà hãy tập trung vào thời gian chụp.
Chọn thời điểm chụp
Như đã nói ở trên, thời điểm chụp ra sao là điều kiện quan trọng để có được bức ảnh thác nước đẹp hút mặt, đó là sự cân bằng ánh sáng. Tất cả mọi thứ trong cảnh chụp của bạn nên được chiếu sáng đồng đều.
Bạn có thể chọn thời gian chụp là bình minh, hoàng hôn, khi ánh sáng dịu và đẹp. Hoặc cũng có thể đến chụp vào ban ngày nếu khu vực thác có nhiều bóng râm. Thường các thác nước hay nằm ở vị trí trong núi rừng, nơi có địa hình phân tầng mạnh như hẻm núi sâu. Do đó miễn là mặt trời nằm ở hướng phía sau những ngọn núi , bạn có thể chụp phơi sáng lâu với ánh sáng đều và đẹp kể cả lúc có hoặc không có kính lọc.
Sử dụng tốc độ màn trập chậm
Việc dùng tốc độ màn trập chậm sẽ giúp làm mờ nước, làm cho nó nhìn mượt hơn để có thể trông rõ chuyển động trong nước. Tốc độ màn trập rơi vào khoảng vài giây khá phù hợp đối với chụp thác nước.
Tuy nhiên tốc độ nên dựa theo tốc độ của dòng nước mà thay đổi linh hoạt cho phù hợp, nước chảy càng chậm thì tốc độ màn trập càng chậm. Còn trong trường hợp bạn không chụp được ở tốc độ màn trập chậm thì hãy thiết lập ISO thấp nhất và chỉ số f cao.
Sử dụng bộ lọc phân cực
Dùng bộ lọc phân cực sẽ giúp bạn hạn chế hoặc loại bỏ các ảnh phản xạ trên mặt nước cũng như trên các tảng đá ẩm ướt. Bên cạnh đó, những lỗ mở trên bộ lọc phân cực sẽ cho phép chụp ảnh ở tốc độ màn trập chậm hơn.
Điều chỉnh phơi sáng
Thường khi chụp, các nhiếp ảnh gia sẽ chia thác nước thành hai loại khác nhau. Một là những thác nước với tốc độ dòng chảy mạnh mẽ. nhanh và nhiều. Hai là, những thác nước chảy từ từ, nhẹ nhàng.
Đương nhiên không nhiếp ảnh gia nào muốn biến bức ảnh thác nước bản thân chụp nhìn trông giống một vệt nước trắng. Vì vậy nên đặt tốc độ cửa trập và các cài đặt khác sao cho phù hợp.
Với những thác lớn và dòng chảy nước siết mạnh mẽ, nên cố gắng giữ độ phơi sáng dưới 1 giây. Bởi bất kỳ tốc độ nào trong khoảng từ 1/4s đến 1s đều sẽ hiển thị rõ được chuyển động của nước và giữ được nhiều chi tiết.
Còn với những thác nước nhỏ, chảy nhẹ nhàng sẽ thích hợp thời gian phơi sáng lâu hơn. Khi chụp ảnh thác nước, phơi sáng càng lâu sẽ càng làm bức ảnh trông đẹp hơn. Dù vậy kể cả nếu cần phải thu hẹp khẩu độ để đạt được tốc độ màn trập dài, bạn vẫn có thể thực hiện và đừng sợ bị mất nét.
Ngoài ra, một lỗi thường gặp trong dạng ảnh chụp thác nước là có những vùng bị dư sáng. Lỗi này thậm chí có thể xảy ra ngay cả khi trong không gian hiếu ánh sáng. Để xử lý trường hợp này, bạn hãy thử chụp 2 bức ảnh với 2 độ phơi sáng khác nhau: một là chụp nước và hai là, chụp cảnh xung quanh. Bức ảnh đầu bạn chỉnh độ phơi sáng sao cho màu nước gần như ngả sang màu trắng. Còn bức ảnh thứ hai thì sẽ chụp dư sáng. Tiếp đó, bạn có thể lồng hai bức ảnh này vào nhau bằng cách sử dụng các layer mask trong Photoshop.
Lưu lại cảnh vật xung quanh
Có thể bạn sẽ nhận ra, dù đã cố gắng chụp phơi sáng thác nước và nhận thấy rằng những cảnh vật xung quanh hay bị mờ nhòe, đôi lúc chỉ vì một cơn gió thoảng qua. Vì vậy để giải quyết, bạn có thể tham khảo cách sau:
Sau khi đã chụp phơi sáng thác nước, bạn hãy nhìn lại toàn bộ khung hình để xem xét xem cảnh vật xung quanh trong khung hình có bị hiện tượng mờ nhòe hay không. Nếu có thì bạn nên chuyển máy sang chế độ chụp nhanh, tốc độ ở mức 1/100 hoặc có thể nhanh hơn nữa nhằm đóng băng chuyển động.
Mặt khác có thể mở khẩu hạn chế nhưng hãy đảm bảo rằng độ sâu trường ảnh (DOF) vẫn đủ. Còn nếu vẫn chưa đủ sáng, có thể tăng thông số ISO đến khi đạt yêu cầu. Tiếp đó hãy sử dụng Photoshop để ghép chồng ảnh lên nhau, dùng layer mask để xóa đi những chỗ bị mờ nhòe.
Ngoài ra khi chụp ảnh thác nước, bạn cũng nên lưu ý đến sự thay đổi theo mùa. Việc xem xét nguồn gốc của thác nước là yếu tố quan trọng vì nguồn nước của thác sẽ giúp xác định được lưu lượng dòng chảy của thác nước ra sao. Mỗi mùa sẽ tạo ra lưu lượng nước khác nhau, ví dụ như nguồn nước là từ tuyết tan ra thì nên chụp ảnh vào mùa xuân hoặc hè. Vậy nên hãy nghiên cứu trước sự thay đổi nguồn nước theo mùa, tất cả nhằm mục đích chụp ảnh thác nước khi lưu lượng của dòng thật hoàn hảo cho bố cục mà bạn mường tượng ra.
Chụp dưới trời mây mù âm u
Thực tế thì dù trong không gian ánh sáng yếu của bầu trời âm u, bạn vẫn có thể chụp phơi sáng với tốc độ thật chậm. Có điều khi có ánh nắng thì bức ảnh trông vẫn có “hồn” và màu sắc hơn.
Vì vậy, nếu muốn có những bức ảnh chụp thác nước chất lượng, bạn nên chọn thời điểm chụp phù hợp, loại bỏ bầu trời xám xịt trong không gian chụp thác nước của bạn và tìm vị trí thật đẹp để lấy được những góc ảnh “đắc địa”.
Có điều nhìn chung, dạng nhiếp ảnh phong cảnh như chụp ảnh thác nước đôi khi yêu cầu người chụp phải linh động, sáng tạo và phải biết thỏa hiệp với thiên nhiên. Bởi không phải lúc nào thời tiết đều thuận lợi, điều quan trọng là bạn có thể khắc phục được những tình huống bất lợi và có những trải nghiệm chụp ảnh thú vị.
Nguồn tham khảo: lbm.vn, youcanow, webnhiepanh.