.
.
.

Học ngay cách chụp ảnh với nước cực hút mắt

Chụp ảnh phản chiếu trên mặt nước

Mặt nước phẳng lặng như một chiếc gương phản chiếu mọi sự vật đặt ở phía trên. Nếu biết cách chụp ảnh với chủ đề này có thể bạn sẽ  có được những bức tranh phong thủy ấn tượng nhất.

anh nuoc

Để chụp được, bạn phải chọn một ngày hoàn toàn lặng gió. Khi chụp, các hình ảnh phản chiếu có xu hướng tối hơn. Đặt mặt nước làm tiền cảnh sẽ làm sáng bức ảnh phản chiếu. Tất cả sẽ tạo nên bức ảnh phong thủy ấn tượng khi bạn biết cách kết hợp hài hòa giữa các yếu tố.

Chụp ảnh sông suối

Bạn có thể dùng ống góc rộng để chụp toàn bộ phong cảnh hay ống tele để chụp một khúc quanh nào đó. Sử dụng chân máy và dây bấm với tốc độ thấp để tạo hiệu ứng dòng chảy cho nước. Có thể sử dụng thêm kính lọc phân cực để hình ảnh trông rực rỡ.

anh song suoi

Bạn có thể sử dụng tốc độ khoảng 1/8 đến 1/15 giây, hoặc thử thêm một vài tốc độ khác nếu cần cho đến khi có được tốc độ ưng ý.

Chụp ảnh bong bóng nước

Bong bóng nước có thể tạo những hình dáng rất đẹp mắt với những hiệu ứng cầu vồng. Vậy nên nếu khéo léo bắt được các khoảnh khắc này, bạn sẽ tại nên những bức ảnh rất ấn tượng.

Tại đây, các bức ảnh chụp bọt nước được thực hiện ở những khúc quanh của suối hay dưới chân thác, nơi bạn có đủ không gian chọn lựa vị trí đặt máy. Dùng DSLR thay vì máy tự động vì bạn sẽ được chủ động hơn.

Bạn có thể sử dụng ống thường có chức năng Macro, hoặc nếu không sử dụng ống Macro là tốt nhất vì các ống này chụp “close-up” hoàn hảo hơn. Bên cạnh đó, có thể chọn ISO cao hơn một chút, nhưng cũng không nên quá mức 400 để tránh nhiễu.

anh bong bong nc

Nên tìm một vị trí đứng thuận lợi nhất và chọn tốc độ chụp cao, tầm 1/1000 giây trở lên là hoàn hảo, hoặc có thể thử với tốc độ cao hơn (1/2000 hay thậm chí 1/4000 giây) hay sử dụng kèm flash nếu cần.

Do các bong bóng có độ phản xạ cao nên có thể sẽ khó lấy nét vào các bong bóng nước khi máy ở chế độ lấy nét tự động. Tốt nhất, nên chuyển về chế độ lấy nét tay và sử dụng chân máy nếu có thể.

Độ mở tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng hiện trường. Nên chọn ánh sáng chiếu thuận để có phông nền đen giúp các bọt nước nổi bật hơn. Cũng như lấy nét, bạn nên thử đo sáng bằng tay với các thông số tùy chọn, chụp vài kiểu để kiểm tra, khi thấy khoảng độ mở nào hợp lý trong điều kiện sáng đó thì hãy bắt đầu chụp.

Chụp ảnh giọt nước

Giọt nước là một hình ảnh đẹp được nhiều người yêu thích nhiếp ảnh chụp dưới mọi góc độ khác nhau tạo cho chúng ta cái nhìn tổng thể về nó để thấy được vẻ đẹp vốn có của nước.

Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị máy ảnh, ống kính Macro, chân máy, đèn (tốt nhất là đèn ngoài), một đĩa sâu lòng rộng, một túi nhựa đựng nước, tấm phông màu và dây bấm chụp.

– Đặt máy ảnh ở trước vị trí mà giọt nước sẽ rơi với độ cao khoảng trên 3cm so với bề mặt đĩa chứa nước và khoảng cách từ máy ảnh đến đĩa khoảng 15 – 20cm. 

– Đặt tấm phông màu phía sau chiếc đĩa. 

– Đặt đèn flash ở cạnh bên phải, hướng về tấm phông để hắt sáng trở lại cho giọt nước. 

– Đặt chiếc túi nhựa đựng nước ở phía trên chiếc đĩa khoảng 12-15cm, có thể cố định nó trên giá nếu cần.

Sau đó dùi một lỗ nhỏ ở dưới đáy của chiếc túi nhựa, vừa đủ nhỏ để có thể nhỏ giọt đều đều. Chuyển máy ảnh về chế độ lấy nét tay. Nếu thấy khó khăn với việc lấy nét vào giọt nước, ngay tại chỗ rơi bạn có thể đặt tạm một chiếc bút hay gì đó giúp việc lấy nét dễ dàng hơn.

anh giot nma bong bong

Chuyển máy ảnh về chế độ chỉnh tay với tốc độ 1/60 giây và độ mở f/22. Đặt đèn flash ở mức chỉnh tay với mức công suất từ 1/64 đến 1/32. Công suất đèn thấp nhằm để khoảng chớp đèn rất ngắn, chỉ khoảng 1/4000 giây, đủ để đông cứng giọt nước dù tốc độ máy ảnh chỉ ở mức 1/60 giây. Tắt toàn bộ đèn trong phòng. Lưu ý nước phải chảy liên tục. Chụp với khoảng 7 – 10 ảnh liên tiếp, sau đó xem lại và chỉnh sửa thông số nếu cần.

Để chụp một bức ảnh giọt nước rơi xuống nối với giọt nước bắn lên, giải pháp là điều chỉnh lỗ túi nhựa sao cho tốc độ rơi các giọt nước là hợp lý nhất. Và để tìm ra tốc độ hợp lý này, chỉ có cách là chụp thử và thử, liên tục cho đến khi có được tốc độ tối ưu.

Chụp ảnh dưới nước

Chụp ảnh dưới nước – một điều quá thú vị cho những ai muốn thử cảm giác mới mẻ trong nhiếp ảnh. Mọi hoạt động dưới nước diễn ra rất nhộn nhịp và chúng ta phải xuống tận nơi mới có thể khám phá những điều mới mẻ đó.

Để chụp ảnh dưới nước, điều đầu tiên là bạn cần có một lớp vỏ chống nước tốt cho máy. Ánh sáng dưới nước có thể yếu nên bạn hãy sử dụng đèn flash tích hợp trên máy ảnh để chụp khi cần có thêm ánh sáng.

anh fuowsi nuoc

Đèn flash cũng hữu dụng nhằm làm “đông cứng” chuyển động của cá hoặc rong rêu. Do dưới nước ánh sáng thường sẽ ngả xanh, vì thế lưu ý không nên để cân bằng trắng tự động mà chuyển sang chỉnh theo chế độ.

Chụp ảnh động vật thiên nhiên trên nước

Cảnh động vật thiên nhiên hoạt động trên mặt nước có thể là khung cảnh tuyệt vời cho các bức ảnh đẹp của bạn. Bạn chỉ cần ống zoom khoảng 70 – 200mm, kính phân cực để tránh lóa trong những ngày nắng. Nếu không, bạn có thể tận dụng các máy nhỏ gọn siêu zoom khác. Để có thể giữ chân những loài như chim hay vịt trên hồ, tốt nhất bạn nên chuẩn bị một ít thức ăn hoặc ít bánh mỳ vụn, nhờ người khác cho ăn trong khi bạn tìm vị trí chụp thích hợp.

anh dv nuoc

Chụp ảnh băng

Nếu may mắn ở những vùng có mùa băng giá, bạn có thể chọn những vật thể bị đóng băng hay đông cứng trong khối bằng để thử nghiệm. Hoặc đôi khi một mặt hồ phẳng lặng như gương với lớp băng mỏng phía trên cũng có thể làm nên ảnh đẹp.

Những dòng nước nhỏ chảy ở những khe đá, dòng suối có thể bị đóng băng và tạo nên những nhũ nước với nhiều hình dạng khác nhau. Khi chụp nên để thời gian phơi sáng dài để có thể làm nổi sự lay động của dòng nước tương phản với sự bất động của những khối nhủ đóng băng.

anh bang

Bạn cần chuẩn bị máy ảnh DSLR, ống macro hoặc tele và một chân máy. Chọn độ mở hẹp cho trường ảnh nét hơn. Các lá cây, ngọn cỏ trên mặt đất trong những ngày băng giá cũng có thể hình thành những bức ảnh rất đẹp nếu bạn chọn được đúng góc. Bạn có thể cần thêm kính phân cực để hạn chế phản chiếu từ những khối băng này.

Leave a Comment