Công dụng của đèn flash rời
Thông thường với bất cứ máy ảnh nào, một chiếc đèn flash rời sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc. Trong đó có thể kể đến 2 vai trò quan trọng nhất.
Bổ sung ánh sáng: đèn flash rời giúp tăng ánh sáng lên gấp 15 lần so với đèn flash con cóc tích hợp trên máy ảnh. Đồng thời nó cũng tăng hiệu quả khoảng cách lên tới cao hơn 4 lần cùng độ rộng của mức độ bao trùm ánh sáng cũng cao hơn.
Điều chỉnh được nhiều góc hơn: 1 chiếc đèn flash rời sẽ hiệu quả hơn so với một góc cố định ở flash tích hợp nhờ có khớp gập và khớp xoay để dễ dàng điều chỉnh được nhiều góc đánh sáng. Sử dụng khớp gập để điều chỉnh từ góc vuông lên đến góc thẳng so với thân đèn.
Ngoài ra khớp ngang cũng được dùng để quay quanh trục theo một vòng tròn (xoay theo chiều kim đồng hồ). Đèn flash rời có khả năng điều chỉnh linh hoạt về xoay gập nên có thể đánh sáng trực diện, đánh sáng phản xạ dội trần hoặc đánh sáng chéo tùy theo nhu cầu người sử dụng.
Bên cạnh đó, đèn flash rời có thể kết hợp sử dụng với các thiết bị hỗ trợ khác để tăng hiệu quả trong quá trình chụp ảnh. Như gắn thêm diffuser được làm bằng nhựa dùng để gắn vào flash có công dụng khuếch tán và làm dịu ánh sáng.
Ta cũng có thể dễ dàng thiết lập chế độ đo sáng tự động với đèn flash rời, thiết lập đo sáng tùy chỉnh, sử dụng như một nguồn sáng phụ. Thêm vào đó, khả năng đồng bộ với máy ảnh giúp cho việc chụp với tốc độ cao, bù sáng với nhiều mức khác nhau. Việc linh hoạt trong khâu gắn chân đế hoặc đặt vào giá đỡ để rời có thể giúp ta điều chỉnh tùy ý.
Cách sử dụng đèn flash rời khi chụp ảnh
Bước 1: Bật nguồn sau khi lắp đèn Flash vào máy ảnh
Bước đầu tiên cần lắp đèn flash rời vào khe gắn đèn trên đỉnh máy ảnh, tiếp đó trượt cần khóa chân lắp để khóa cố định. Cần bật nguồn máy ảnh để bật nguồn đèn flash.
Lưu ý nên tắt nguồn đèn flash để có thể gắn vào hoặc tháo ra khỏi khe gắn đèn. Từ đó mà trượt, cần khóa chân lắp cho đến khi nghe tiếng “cách”. Vậy tức là nó đã được khóa. Sau đó bật nguồn máy ảnh để bật nguồn đèn flash.
Nếu muốn tháo đèn flash ra khỏi khe gắn đèn, thì chỉ cần trượt cần khóa theo hướng ngược lại trong khi nhấn nút nhả khóa. Trong trường hợp muốn thay pin, hãy chắc chắn rằng tất cả pin đều mới và có cùng hiệu. Không kết hợp pin cũ và mới, hay pin có hiệu khác nhau, hoặc pin kiềm và pin lithium. Việc này sẽ dẫn đến tuổi thọ của pin giảm xuống và gặp vấn đề như rò rỉ pin.
Bước 2: Cài đặt lại các thiết lập đèn Flash
Sau khi gắn đèn flash vào máy ảnh, tiếp tục cài đặt chế độ chụp thành một trong các chế độ Creative Zone ví dụ như Program AE (P) dùng bánh xe điều chỉnh chế độ.
Nhấn nút MENU trên máy ảnh và chọn [Flash control] từ [Shooting menu] hoặc ở một số máy sẽ là [Set-up menu]). Nhấn [External flash function setting] (1), và chọn nút INFO hoặc nút DISP ở một số máy khác để khởi động [Clear Speedlite settings] (2).
Tiếp đó chọn [OK] (3). Đối với EOS 70D và EOS 700D, nhấn [Clear settings] trong màn hình (1), rồi chọn [Clear external flash set.] trong màn hình được hiển thị kế tiếp.
Tiếp tục chọn [Clear external flash Custom Functions settings] từ màn hình [Flash control] (1). Chọn [OK] và nhấn nút SET trong màn hình [Clear external flash Custom Functions settings] (2) sẽ cài đặt lại các thiết lập đèn flash ngoài.
Đối với EOS 70D và EOS 700D, chọn [Clear settings] trong màn hình (1), rồi chọn [Clear external flash Custom Functions settings] trong màn hình được hiển thị kế tiếp.
Bước 3: Chọn một chế độ đèn Flash
Lựa chọn điều chỉnh các thiết lập đèn flash rời trên máy ảnh hoặc đèn flash. Chọn E-TTL flash nếu chụp ảnh nhanh với toàn bộ ảnh ở mức phơi sáng tiêu chuẩn, và đèn flash thủ công nếu chụp ảnh có đèn flash đẳng cấp chuyên nghiệp ví dụ như bằng cách sử dụng nhiều đèn flash để tạo ra hiệu ứng bóng.
Bước 4: Chọn một chế độ chụp
Chụp ảnh có đèn flash rời sẽ dễ dàng sử dụng được ở bất kỳ chế độ chụp nào. Người dùng có thể xoay bánh xe để điều chỉnh chế độ và chọn chế độ chụp ưa thích.
Nếu muốn chụp các vật thể chuyển động và không muốn bị nhòe ảnh có thể chọn Shutter-priority AE hoặc áp dụng hiệu ứng nhòe để thể hiện sự chuyển động.
Bước 5: Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO
Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO sẽ tác động trực tiếp đến khả năng phơi sáng và mức độ hoàn thiện của hình ảnh. Người dùng có thể điều chỉnh độ nhạy sáng ISO trong trường hợp ảnh tối hơn mong muốn, hoặc khi tốc độ cửa trập đã chọn chậm hơn mong muốn.
Hãy chọn nút ISO trên máy ảnh để điều chỉnh thiết lập ISO rồi sau đó chọn một độ nhạy sáng ISO thông qua cách dùng bánh xe chính
Bước 6: Xác định độ sáng nền sau dùng bù phơi sáng
Có thể áp dụng Bù Phơi Sáng giúp điều chỉnh độ sáng của nền sau. Cách hoạt động của Bù Phơi Sáng dựa trên những điều chỉnh độ sáng ngoài phạm vi có thể chiếu sáng bởi ánh sáng từ đèn flash.
Thông thường các mẫu máy có thông số trung bình và cao nên dễ dàng cài đặt được mức bù chỉ cần xoay bánh xe điều chỉnh nhanh trong khi nhấn hờ nút cửa trập. Còn với những mẫu máy không có bánh xe điều chỉnh nhanh, người dùng điều chỉnh bù phơi sáng thông qua vận hành bánh xe chính trong khi nhấn và giữa nút bù phơi sáng.
Bước 7: Xác định độ sáng của đối tượng
Với những máy ảnh như EOS 600D, chúng sẽ không được trang bị nút bù phơi sáng bằng đèn Flash. Trong trường hợp đó, người dùng cần nhấn nút Quick Control (Điều Khiển Nhanh) để hiển thị menu Quick Control. Sau đó tiếp tục thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Nếu chọn chế độ Manual flash, có thể trực tiếp điều chỉnh công suất đèn flash.
Bước 8: Điều chỉnh góc của đầu đèn Flash
Bước này quan trọng để có thể mở rộng được phạm vi biểu đạt nhiếp ảnh của bạn. Trên máy ảnh của mình bạn có thể chọn [Zoom] trong trình đơn [External flash function settings], và chọn một độ dài tiêu cự (góc ngắm).
Trên đây là các bước cần thiết để cài đặt cũng như sử dụng đèn flash rời trên máy ảnh của mình. Một bức ảnh có thể đẹp và chân thật nhất sẽ phụ thuộc không nhỏ vào việc bạn chọn cũng như sử dụng đèn flash rời như thế nào.
Kinh nghiệm khi chụp ảnh với đèn Flash
– Nguồn sáng càng khuếch tán, ánh sáng càng dễ chịu. Một gợi ý nhỏ là bạn nên dùng nắp chụp để khuếch tán ánh sáng.
– Bạn có thể chủ động thay đổi ánh sáng lên đối tượng bằng cách thay đổi khoảng cách của đèn.
– Đèn flash của máy ảnh không có tác dụng đối với hậu cảnh nếu hậu cảnh ở khá xa chủ thể. Điều này có nghĩa là người chụp tự do thay đổi vị trí và thiết lập đèn flash mà không cần quan tâm hậu thể.
– Cách chụp ảnh có đèn flash thường gây ra hiện tượng đỏ mắt. Khi đó để khắc phục tình trạng này bạn có thể cầm flash rời trên tay, gắn flash lên giá, hay cho flash chiếu dội lên tường hay trần nhà.
– Một trong những hạn chế của việc dùng một đèn flash của máy ảnh là nó chỉ phát ra một nguồn sáng. Và như vậy sẽ tạo hình ảnh trông không thực và vùng tối nhiều độ tương phản.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên dùng nhiều đèn flash. Việc này cũng rất dễ thực hiện. Hầu hết các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thường dùng cách chiếu sáng 3 điểm. Một đèn chính chiếu sáng mặt chủ thể, một đèn khác để chiếu phủ vào vùng tối không muốn có và một đèn chiếu sáng ngược để thêm sáng cho cảnh xung quanh.