.
.
.

30s học ngay cách làm chủ ánh sáng khi chụp ảnh sự kiện 

Khi đi vào các sự kiện, tác nghiệp chụp ảnh cần phải nhiều lưu ý khi chọn góc chụp cũng như về mặt ánh sáng. Việc làm chủ ánh sáng tại sự kiến rất khó, đặc biệt là đối với những người đang học chụp ảnh và tìm hiểu về nhiếp ảnh. 

Nếu một bức ảnh sự kiện thiếu sáng thì khiến các chủ thể mất độ chi tiết, khung cảnh xung quanh bị tối và noise nặng, ảnh vỡ và nhiễu hạt khiến nhiều phần trong khung hình sẽ bị mất. Đặc biệt, trong các sự kiện khi chụp ảnh toàn cảnh, có nhiều chủ thể người thì ảnh bị vỡ hạt sẽ khiến người xem khó chịu.

Ảnh thiếu sáng không chỉ đơn giản là ảnh chụp buổi tối như nhiều người nghĩ. Ánh sáng đến từ nhiều nguồn và khi tất cả đều tối hơn ánh sáng ngoài trời, đó là khi bạn phải chụp trong điều kiện thiếu sáng. Đây là trường hợp thường gặp khi chụp ảnh sự kiện, đặc biệt là các hội nghị trong nhà. Vì thế khi chụp ảnh thiếu sáng và sau đây là những cách làm chủ ánh sáng khi tác nghiệp, chụp ảnh tại sự kiện. ​

Ba cấp độ thiếu sáng trong chụp ảnh sự kiện

Để làm chủ được ánh sáng khi nhiếp ảnh, hãy phân chia các cấp độ điều kiện thiếu sáng để dễ hình dung và lấy ví dụ hơn. Rất khó để có thể đong đếm, so sánh số lượng ánh sáng, vì vậy, chúng ta có thể tạm thời xem xét 3 cấp độ dễ hiểu nhất:

Nhìn thấy: Trong ánh sáng ban ngày bình thường, khi bạn đứng trong bóng cây hay bóng các tòa nhà.

Ánh sáng yếu: Sau hoàng hôn, khi bạn vẫn có thể nhìn rõ mọi thứ nhưng không chắc chắn được là trời đã tối hay trong nhà bạn tối.

Tối: Khi bạn chỉ nhìn thấy màu đen và màu của các vật dụng đang phát sáng.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách khắc phục cấp độ 1, cấp độ đơn giản nhất .

Khi mới tập chụp, có thể bạn sẽ không hiểu vì sao bức ảnh bạn chụp trong bóng râm lại bị mờ, mặc dù khi nhìn trên màn hình LCD của máy ảnh thì không tê. Điều đó là bởi vì mắt người có dải ánh sáng lớn hơn rất nhiều so với máy ảnh, vì vậy, có thể bạn nghĩ rằng vẫn có rất nhiều ánh sáng trong bóng râm, nhưng thật ra chỉ có một phần trong số đó lọt được vào ống kính. Tùy thuộc vào máy ảnh, sẽ có 2 trường hợp xảy ra: 1. ảnh mờ, 2. ảnh nhiễu.

1. Chụp với tốc độ màn trập (Shutter speed – SS) nhanh hơn để tránh mờ ảnh

Nếu tốc độ màn trập quá thấp, bạn có thể khiến máy ảnh bị rung oặc không bắt kịp chuyển động của vật thể . Để tránh rung máy, hãy chụp với SS nhanh hợn Nó phụ thuộc vào chiều dài tiêu cự ống kính của bạn . Nếu bạn chụp bằng một lens góc rộng 10-24mm, 1/50 là tốc độ chấp nhận đươc. Nếu bạn sử dụng một lens với tiêu cực trên 100mm, 1/200-1/250 là sự lựa chọn đúng đắn.

cac thong so iso toc do man trap khau do anh huong the nao toi anh chup

2. Tăng khẩu độ (f/stop)

Chụp ảnh sự kiện ở tốc độ 1/200 đồng nghĩa với việc bạn phải có thật nhiều ánh sáng . Còn trong trường hợp thiếu sáng, để đảm bảo tốc độ, bạn phải giảm khẩu độ đến mức tối đa . Tăng khẩu độ khiến cho ống kính có độ mở lớn hơn, do đó, thu nhận được nhiều ánh sáng hơn. Bật chế độ ưu tiên khẩu độ (Aperature Priority) hoặc chế độ chỉnh tay để điều chỉnh.

Stopping Diagram

3. Dùng một ống kính nhanh hơn

Khẩu độ thấp nhất phụ thuộc vào tốc độ của ống kính nhưng khi sự kiện diễn ra, nhiều khoảnh khắc bất ngờ cần phải có máy ảnh có tốc độ màn trập nhanh, khẩu độ lớn để lấy nét chụp ảnh toàn cản.. Đa số các ống kính zoom thông thường cho khẩu độ f/3.5 là lớn nhất, các ống kính chuyên nghiệp là f/2.8 và cao cấp hơn nữa thì có thể lên tới f/1.2. Tăng khẩu sẽ ảnh hưởng như nào đến tốc độ màn trập?

Giả sử bạn đang để máy ảnh ở f/8.0 và tốc độ 1/125s, nếu tăng khẩu độ lên f/5.6, tốc độ sẽ nhanh gấp đôi thành 1/250s, tương tự f/4.0 – 1/500s, thoải mái để bắt được nhiều khoảnh khắc bất cứ vật thể nào . Nếu ống kính của bạn có khẩu độ lớn f/1.4 hoặc f/1.8, hãy nhớ rằng khẩu độ lớn sẽ yêu cầu bạn phải cẩn thận hơn trong quá trình lấy nét.

4. Tăng ISO

Khi những cách trên vẫn chưa đem lại cho bức ảnh đủ lượng ánh sáng cần thiết, hãy tăng ISO, để cho sensor thu sáng nhanh hơn. Nếu máy ảnh của bạn cài đặt ISO 100 tương đương với 1/25s, tăng ISO lên 400 sẽ cho tốc độ 1/100s, gấp đôi ISO đồng nghĩa gấp đôi tốc độ . Nhưng hãy cẩn thận với số ISO này, độ nhạy của sensor càng cao thì ảnh càng dễ bị nhiễu. Đa số các máy ảnh hiện đại đều có thể tinh chỉnh được mức ISO 800, và các máy fullframe chuyên nghiệp có thể làm tốt ở cả ISO 3200 và cao hơn nữa. Tuy nhiên cũng không quá lạm dụng việc này vì có thể làm ảnh của bạn mất đi độ sắc nét, giảm chất lượng.

iso

5. Tận dụng đèn flash để thêm ánh sáng tại sự kiện

Các nhiếp ảnh gia luôn thích tận dụng ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, việc biết cách sử dụng đèn flash đúng không gian và thời điểm sẽ giúp bạn rất nhiêu trong điều kiện chụp ảnh thiếu sáng.

Trong nhà: nhà thờ, đám cưới, cuộc hội nghị

Khi chụp ảnh trong nhà, chúng tôi rất khuyến khích bạn sử dụng ánh sáng nhân tạo để phản chiếu lại trần nhà hoặc bức tường trắng một cách tự nhiên nhất. Hãy nhớ rằng, chế độ TTL vô cùng hữu dụng khi bạn sử dụng đèn flash ngoài. Và, hãy điều chỉnh độ phơi sáng để cải thiện chất lượng ảnh của bạn.

Ngoài trời: các lễ hôi festival, sự kiện thể thao

Nhiều người cho rằng bỏ qua ánh sáng nhân tạo khi chụp ảnh người trời, họ nghĩ rằng trông nó thật thiếu tự nhiên. Tuy nhiên, bạn chỉ cần biết cách sử dụng nó đúng thời điểm, ví dụ như nhân vật của bạn ở trong không gian không đủ ánh sáng, chụp ngược sáng hoặc bạn muốn loại đi ánh sáng mặt trời quá mạnh để giảm sự đổ bóng của nhân vật trong bức hình.

mot so luu y khi mua den flash cho camera canon nikon 9083 9 1

Nguồn tham khảo: Tinhte

Leave a Comment