.
.
.

Hiểu nhanh về filter trong nhiếp ảnh

Filter trong nhiếp ảnh là gì?

Filter (kính lọc) là phụ kiện được gắn ở phần cuối của ống kính máy ảnh với mục đích thay đổi ánh sáng truyền qua ống kính đến cảm biến hình ảnh. 

Khi làm việc trong điều kiện ánh sáng quá mức, filter sẽ là sự lựa chọn phù hợp để đạt được độ phơi sáng đồng đều và chính xác ở phạm vi toàn bộ bức ảnh. Đây cũng là thiết bị được sử dụng để lọc ánh sáng nhằm tăng chất lượng cũng như bảo vệ hình ảnh. Thường phần thiết bị filter này sẽ được lắp đặt ngay trước ống kính của máy ảnh.

filter 1

Filter trong máy ảnh có rất nhiều lựa chọn đa dạng về hình dạng: từ dạng tròn vặn trước ống, dạng tròn thả vào đuôi ống kính hay dạng vuông lắp vào phần giá đỡ của máy ảnh. Một số dòng Filter của máy ảnh chất lượng cao còn được tráng thêm lớp phủ bảo vệ nano nhằm nâng cao chất lượng. 

Công dụng của filter

Khi chụp ảnh, filter là 1 công cụ cần thiết để hỗ trợ để bảo vệ đôi mắt của bạn. Filter sẽ có tác dụng giúp giảm thiểu ánh sáng chói và phản xạ ánh sáng, tăng cường màu sắc và cả giảm ánh sáng đi vào ống kính,… 

Ngoài việc bảo vệ mắt, tránh bụi bẩn thì một vài loại kính lọc còn có khả năng tăng cường màu sắc, tăng độ chính xác của sắc màu và cung cấp hiệu ứng vào trong bức ảnh giúp đem lại hình ảnh chất lượng. 

Mỗi loại Filter máy ảnh khác nhau sẽ đem lại công dụng khác nhau như:

– Chống bụi bẩn, khả năng rơi vỡ hoặc va chạm làm hư hỏng thấu kính của máy ảnh.

– Cải thiện khả năng lấy nét hình ảnh và giảm đi sự phản chiếu khi chụp xuyên mặt nước, gương, kính,…

– Giúp tăng chất lượng ảnh chụp khi chụp ảnh phong cảnh.

filter 4

– Tốc độ màn trập giảm xuống khi chụp ảnh chậm hơn bình thường.

– Bổ sung các tính năng lọc đặc biệt và chuyên dụng tùy theo nhu cầu nghệ thuật khác.

– Hỗ trợ hiệu chỉnh màu sắc theo ý tưởng cá nhân.

– Có thể thay thế ống kính Macro khi muốn chụp cận cảnh các vật thể nhỏ.

Tuy nhiên các filter có thể làm hỏng hình ảnh nếu chúng không được sử dụng đúng cách. Vì vậy, bạn cần phải biết tác dụng của từng loại filter và có sự lựa chọn trong từng tình huống.

Các loại Filter thông dụng

Filter UV (Kính lọc tia tử ngoại)

Filter UV vốn để bảo vệ phần mặt trước của ống kính khỏi các tác nhân gây hại như tia UV. Bên cạnh đó nó cũng bảo vệ máy ảnh khỏi các tác hại bên ngoài như bụi bẩn, tia nước hoặc va đập mạnh. Nhiều nhiếp ảnh gia đã sử dụng bộ lọc này như một cách để bảo vệ ống kính. 

filter uv scaled

Loại filter này có khả năng ngăn cản tia cực tím đi vào thấu kính vì tia cực tím (UV) là loại tia mà mắt thường không nhìn thấy. Nhưng khi đi vào trong máy, nó có thể gây hại cho cảm biến ảnh của bạn. Filter UV còn giúp loại bỏ những thành phần sáng đục như sương mù hay khói, làm giảm tương phản trong bức ảnh cũng như có ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc.

Filter ND (Neutral Density)

Filter ND có tác dụng làm giảm cường độ ánh sáng đi vào ống kính. Ngoài ra còn giúp máy có khả năng chụp ảnh ở tốc độ thấp hơn và tạo ra một số hiệu ứng vô cùng đặc sắc. Có 2 loại filter ND chính là:

Giảm sáng cố định: mỗi filter ND chỉ có một chỉ số giảm sáng (stop) cố định không thể thay đổi được.

Giảm sáng thay đổi (Variable ND) : là loại ND tròn có khả năng thay đổi mức độ giảm sáng khi xoay 2 lớp filter. Giá trị giảm sáng lớn tùy thuộc vào từng loại filter khác nhau, thông thường là từ 5 đến 10 stops.

filter nd scaled

Filter GND (Graduated Neutral Density) 

Filter GND được hiểu là một biến thể khác của kính lọc ND, GND là kính lọc theo vùng. Nếu như filter ND giảm cường độ sáng từ mọi nơi vào ống kính thì với filter GND, kính lọc này chỉ cản cường độ ánh sáng từ một phía nhất định, tuỳ theo loại.

filter gnd

Giống như kỹ thuật HDR, kính lọc GND có thể giúp ta thấy được chi tiết ở cùng cực sáng, nhưng cũng không làm những vùng còn lại bị quá tối, thường được dùng khi chúng ta chụp các bối cảnh có cả nền trời, đường chân trời và cảnh vật dưới mặt đất.

Filter chụp cận cảnh

Đây là loại filter thường được sử dụng thay thế cho ống kính Macro với mục đích chính để phóng to cận cảnh các vật thể có kích cỡ nhỏ. Tính chất đặc thù của loại Filter rất thích hợp để sử dụng chụp ảnh những thứ thuộc hàng “mini-size” như côn trùng, thực vật, đồ dùng nghệ thuật có kích thước nhỏ.

Nhưng có điều, khả năng phóng to của filter này khá hạn chế và chất lượng hình ảnh cũng khó so lại được với ống kính Macro tiêu chuẩn.

Filter CPL

Đây là loại Filter đặc biệt chuyên hỗ trợ người dùng trong việc ngăn chặn sự phản chiếu khi chụp ảnh xuyên các bề mặt như kính, nước. Ngoài ra, khả năng hỗ trợ kiểm soát ánh sáng phản xạ khi chụp ảnh giúp hình ảnh thu được có màu sắc đầy đặn hơn. Vậy nên bạn nên sử dụng loại filter này đặc biệt đối với những bạn đam mê chụp ảnh phong cảnh.

filter cpl

Nên sử dụng filter như thế nào cho hợp lý?

Thông thường, bạn có thể sử dụng các filter một cách độc lập và đôi lúc, bạn cũng có thể ghép nhiều filter lại cùng lúc. Trong lần đầu mua các bộ kính lọc filter, chắc hẳn bạn sẽ không muốn mua 1 loại filter có chất lượng kém, điều này cực kỳ lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn.

Các filter có chất lượng kém sẽ khiến cho chất lượng ảnh của bạn giảm đi đáng kể. Vậy nên hãy đầu tư một cách hợp lý và đừng tiếc tiền chi ra để có được nhưng bộ filter đẹp, gia tăng chất lượng cho ảnh.

filter

Các filter bạn sử dụng sẽ tùy thuộc khi đó bạn cần giảm bao nhiêu bước sáng, hay cần làm tối vùng nào, sáng vùng nào. Để chắc chắn nhất bạn nên chuyển qua chụp ảnh dưới dạng RAW và thử chụp vài tấm khi không có filter và xem biểu đồ histogram để lựa chọn cho phù hợp. Rất nhiều người luôn sử dụng luôn filter của mình, điều này không hề sai nhưng nó khiến bạn tốn thời gian hơn nhiều.

Nguồn: studiovietnam, mayanhhoangto, VJ Shop, binhminhdigital

Leave a Comment