.
.
.

Nắm ngay kiến thức về khẩu độ trong nhiếp ảnh

Khẩu độ là gì?

Khẩu độ được hiểu là độ mở của ống kính với tính năng điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh. Khẩu độ càng lớn (tức độ mở ống kính càng lớn) thì lượng ánh sáng cảm biến thu được càng nhiều và ngược lại. Máy ảnh sẽ điều chỉnh tăng giảm khẩu độ thông qua việc đóng hoặc mở các lá khẩu.

Có một điều có lẽ khiến những người mới tìm hiểu về khẩu độ sẽ khá bối rối và dễ quên. Đó là số nhỏ sẽ tượng trưng cho khẩu độ lớn và ngược lại, số lớn đại diện cho khẩu độ nhỏ.

khaudo4

Bên cạnh đó nên nhớ rằng, khẩu độ , tốc độ màn trập, ISO là 3 yếu tố hình thành nên độ phơi sáng. Việc hiểu rõ về khẩu độ sẽ giúp bạn rất nhiều trong kỹ năng chụp ảnh phơi sáng đồng đều để cho ra những bức ảnh chất lượng.

Ý nghĩa của khẩu độ

Ảnh hưởng của khẩu độ đến độ phơi sáng

Khẩu độ có ảnh hưởng nhiều đến độ phơi sáng của một bức ảnh. Bởi nếu khẩu độ thay đổi kích thước thì sẽ dẫn đến thay đổi về lượng ánh sáng tổng thể đi qua cảm biến máy ảnh. 

Nói theo cách đơn giản, khẩu độ sẽ giúp điều chỉnh độ sáng cho bức ảnh. Khi mở khẩu lớn thì sẽ có nhiều ánh sáng đi vào cảm biến, giúp cho ảnh sáng hơn. Ngược lại khi mở khẩu bé, lượng ánh sáng vào cảm biến ít làm ảnh tối hơn.

kd va ps

Với sự ảnh hưởng của khẩu độ lên độ phơi sáng, bạn cần có kinh nghiệm và biết cách điều chỉnh khẩu độ camera sao cho phù hợp với điều kiện chụp ảnh. Với trường hợp ánh sáng yếu hay vào ban đêm, bạn nên mở khẩu tối đa để thu được nhiều ánh sáng nhất có thể.

Ảnh hưởng của khẩu độ đến độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh (DOF) cơ bản được hiểu là vùng sắc nét nhất của khung hình và  xuất hiện trong tiêu điểm. Đó cũng là chất ​​​​​​lượng ảnh của bạn chụp xuất hiện sắc nét từ trước ra sau. 

Khi khẩu độ máy ảnh được mở rộng ở mức tối đa thì độ sâu trường ảnh sẽ nông hơn, tách đối tượng chụp ra khỏi hậu cảnh, làm cho đối tượng được rõ nét và hậu cảnh sẽ nhòe đi. Tức là khi mở rộng khẩu độ, DOF sẽ nông hơn dẫn đến không lấy nét hậu cảnh được hoàn toàn.

kd va dof

Ngược lại, ảnh có DOF sâu thì tiền cảnh và hậu cảnh đều đảm bảo độ sắc nét. Về mối quan hệ giữa khẩu độ và độ sâu trường ảnh trong trường hợp này, khẩu độ nhỏ thì độ sâu trường ảnh tăng, giúp cho các đối tượng ở tiền cảnh và hậu cảnh đảm bảo đúng nét.

Lưu ý rằng nếu bạn chụp ảnh với DOF sâu, cần chọn khẩu độ một cách cẩn thận để tránh nhiễu xạ ống kính làm hỏng hình ảnh cuối cùng của bạn.

Đơn vị đo khẩu độ

Trên máy ảnh, đơn vị của khẩu độ sẽ được thể hiện dưới dạng “f/số” như f/4, f/8, f5.6, f/2,… Số f biểu hiện phạm vi kích thước (rộng hay hẹp) của khẩu độ. Kích thước khẩu độ có ảnh hưởng lên độ phơi sáng và độ sâu trường ảnh. 

Bạn nên nhớ khi mở khẩu thì số f sẽ giảm đi. Còn khi khép khẩu thì số f sẽ tăng lên. Số f càng nhỏ thì vùng ảnh rõ nét càng nhỏ và ngược lại thì khi số f lớn, vùng ảnh đúng nét càng lớn hơn. Số f lớn dẫn đến ảnh sắc nét đến tận hậu cảnh cho bức ảnh của bạn.

kd 1 1

Khi số f ở mức nhỏ nhất, khẩu độ sẽ đạt mức tối đa và cho phép lượng ánh sáng đi vào lớn nhất và bạn cũng sở hữu được hiệu ứng xóa phông nổi bật nhất. Vì vậy, khi chụp ảnh ở những môi trường thiếu sáng, bạn nên mở khẩu lớn hết cỡ để thu được lượng ánh sáng nhiều nhất có thể.

Khẩu độ tối đa và khẩu độ tối thiểu trong ống kính

Thông thường, mỗi ống kính đều có mức giới hạn về độ lớn – nhỏ của khẩu độ. Khi nhìn vào thông số kỹ thuật trên ống kính, nó sẽ cho biết khẩu độ tối đa và tối thiểu là bao nhiêu. Hầu như các ống kính máy ảnh hiện nay đều có khẩu độ ít nhất ở mức f/16, vậy nên khẩu độ tối thiểu không còn quá quan trọng.

Thay vào đó, khẩu độ tối đa thường được chú trọng hơn vì nó cung cấp thông tin cho biết ống kính có thể thu thập tối đa lượng ánh sáng bao nhiêu (hay về mức độ tối mà bạn vẫn có thể chụp ảnh rõ nét). 

Chẳng hạn như với ống kính 18mm, khẩu độ tối đa sẽ là f/3.5. Hay với ống kính 55mm, khẩu độ tối đa là f/5.6. Về giá cả các loại ống kính, loại nào có khẩu độ lớn thì giá sẽ cao hơn so với khẩu độ nhỏ.

Cách cài đặt khẩu độ trong máy ảnh

Có 2 cách cài đặt khẩu độ:

– Chế độ “Ưu tiên khẩu độ”: Với chế độ này, bạn có thể tùy chỉnh khẩu độ và máy sẽ tự chỉnh tốc độ màn trập giúp bạn.

– Chế độ “Thủ công”: Bạn có thể  tự tay điều chỉnh khẩu độ lẫn tốc độ màn trập theo ý muốn.

kd 5

Đặc biệt ở chế độ thủ công, các thiết lập phơi sáng cũng thường được các nhiếp ảnh gia gọi là “f stop”, “EV” hoặc giá trị phơi sáng. Nó cho phép bạn điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. 

Trong đó, tăng 1 stop khẩu độ sẽ giảm phân nửa lượng ánh sáng đi vào máy ảnh và giảm 1 stop khẩu độ sẽ tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. 

Chọn khẩu độ phù hợp với mục đích chụp ảnh

Tùy mục đích chụp ảnh mà bạn chọn khẩu độ phù hợp. Hiện nay trên thị trường có loại khẩu độ cố định và loại khẩu độ động. Loại khẩu độ cố định như f/2.8, f/2, f/1.8 thường được ưa dùng nhiều hơn khi chụp hình trong điều kiện ánh sáng yếu, chụp ảnh chân dung với hiệu ứng xóa phông làm nổi bật chủ thể chính. Các ống kính có khẩu độ này thường được sử dụng rất phổ biến hiện nay.

kd 3 1

Với các kích thước khẩu độ f/2.8, f/3/ f/4, nó có thể cung cấp độ sâu trường ảnh phù hợp cho nhiều đối tượng, như chụp chủ đề thể thao, du lịch, chụp động vật.Những giá trị khẩu độ nhỏ như f/8, f/11, f/16 sẽ giúp nắm được được nhiều chi tiết của bức ảnh trong cả tiền cảnh và hậu cảnh. 

Về độ lớn của khẩu độ, các loại ống kính có khẩu độ lớn như f/2.8 sẽ cho độ mờ hậu cảnh lớn (hợp ảnh chân dung lấy nét nông). Trong khi đó, các giá trị khẩu độ nhỏ như f/8, f/11 hoặc f/16 sẽ giúp bạn chụp các chi tiết sắc nét ở cả tiền cảnh và hậu cảnh (lý tưởng cho phong cảnh, kiến ​​trúc và chụp ảnh macro). Nhờ vậy nó rất phù hợp cho chụp ảnh phong cảnh, kiến ​​trúc, nhà xưởng và chụp macro.

Nguồn tham khảo: dienmayxanh.vn, thegioididong.com, kyma.vn

Leave a Comment