.
.
.

So sánh giữa kính ngắm quang học và kính ngắm điện tử

Kính ngắm quang học

Kính ngắm quang học (OVF) được hiểu đơn giản là một kính viễn vọng đảo ngược, hoạt động bằng cách sử dụng một hệ thống gương và lăng kính, giống như một kính tiềm vọng, để trả lại hình ảnh lên tới kính ngắm và mắt. 

Để nói theo cách dễ hiểu, kính ngắm quan học sẽ sử dụng gương và lăng kính để diễn tả một cảnh. Đây là kính ngắm ưa thích của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

anh kn quang hoc

Cơ chế hoạt động: Ánh sáng phản chiếu từ đối tượng sẽ đi vào ống kính, gặp gương lật 45 độ và bị phản xạ xuyên qua kính mờ, thấu kính hội tụ lên lăng kính ngũ giác phía trên. Ở đây, ánh sáng sẽ bị phản xạ 2 lần rồi đi ra phía kính ngắm quang bên ngoài. 

Ưu điểm

Kính ngắm quang học (OVF) có nhiều lợi thế như không có độ trễ thời gian khi nhìn thấy cảnh, độ phân giải không giới hạn. Những máy ảnh chụp lĩnh vực thể thao cũng thường dùng hệ thống này để xem hành động ngay lập tức và dự đoán thời gian cần thiết để nắm bắt đúng thời điểm chụp.

anh kn 3

Ngoài ra, trong một số máy ảnh có tích hợp OVF sử dụng màn hình LCD, người chụp vẫn có thể nhìn hình ảnh qua màn hình này mà không bị lóa sáng khi ở dưới ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, kính ngắm quan học OVF cũng được đánh giá là tiết kiệm pin do không sử dụng năng lượng từ pin của máy.

Nhược điểm

Khi nhìn qua kính ngắm quang học, nó sẽ hiển thị trước mắt một phần nhỏ trong 1 khung hình so với những gì hình ảnh cuối cùng thực sự ra sao, sẽ có cảm giác một chút giống như việc nhìn xuyên qua một đường hầm. Thông thường các hãng sản xuất máy ảnh sẽ liệt kê các tỷ lệ phần trăm của khung kính ngắm nằm chung phần thông số kỹ thuật của sản phẩm. 

Với những chiếc máy ảnh đời đầu, kính ngắm quang học thường sẽ mờ hơn so với những mẫu máy ảnh cao cấp hiện nay. Vậy nên chất lượng ảnh ngắm cũng sẽ kém hơn. Ngoài ra với những máy ảnh lấy nét tự động, người chụp có thể sẽ phải lấy nét thủ công trong lúc sử dụng kính ngắm OVF.

Ngoài ra, kính ngắm quang học chiếm diện tích khá lớn trên thân máy ảnh do các cơ chế cần thiết để nó làm việc lại chiếm không gian khá nhiều. Vậy nên với những ai thích kiểu máy ảnh nhỏ nhẹ thì camera tích hợp kính ngắm điện tử sẽ phù hợp hơn.

KÍNH NGẮM ĐIỆN TỬ

Kính ngắm điện tử (EVF) được hiểu là màn hình điện tử (LCD, LED, OLED) với độ phân giải cao nằm trong kính ngắm máy ảnh. Cơ chế hoạt động của loại kính ngắm này là hình ảnh được thu vào cảm biến ảnh qua ống kính, sau đó được truyền vào màn hình điện tử trên kính ngắm.

anh kn dien tu

Ưu điểm

Kính ngắm điện tử (EVF) có thể hiển thị đối tượng lấy nét trong phạm vi toàn bộ khung hình dù những đối tượng này không nằm trong trung tâm khung hình. Bên cạnh đó, có những loại kính ngắm điện tử có thể hiển thị các chức năng và cài đặt của máy ảnh.

Nhờ đó người chụp có thể xem trước cân bằng trắng và phơi sáng của hình ảnh trước khi chụp. Điều này cũng hỗ trợ tốt cho các trường hợp chụp thiếu sáng, giúp ảnh chụp trở nên sắc nét.

Ngoài ra, dùng kính ngắm điện tử EVF giúp việc lấy nét bằng tay trở nên dễ dàng hơn so với kính ngắm quang học OVF. Bởi kính ngắm điện tử cho phép người dùng zoom rõ đối tượng. Đồng thời màn hình EVF cũng có cơ chế tự động sáng, đem đến hiệu quả lấy nét tốt hơn dù trong điều kiện ánh sáng yếu.

Ngoài ra, do cấu tạo không cần gương và lăng kính, làm giảm bớt sự phức tạp và cồng kềnh nên những chiếc máy ảnh sử dụng loại kính ngắm này sẽ gọn nhẹ hơn và giúp người chụp di chuyển linh hoạt hơn.

Nhược Điểm

Sự thiếu rõ ràng về mặt sắc nét trên các mô hình rẻ hơn, cùng với xu hướng sẽ nhấp nháy trong điều kiện ánh sáng kém làm EVF bị hạn chế trong những trường hợp cần quay chụp đối tượng chuyển động nhanh.

Ngoài ra, kính ngắm EVF còn có vấn đề lớn nhất là pin. Do hoạt động bằng pin nên nó sẽ làm tiêu hao thời lượng pin, giảm thời gian sử dụng máy và ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.

So sánh kính ngắm điện tử và kính ngắm quang học

Góc nhìn từ kính ngắm

Các máy ảnh kính ngắm quang học OVF thường có thông số “độ bao phủ của kính ngắm” (từ khoảng 92% đến 100%). Thông số này để chỉ độ bao phủ của hình ảnh mà người chụp sẽ thấy trong kính ngắm khác biệt ra sao với hình ảnh được thu vào cảm biến. 

Dù cho thông số này không ảnh hưởng nhiều tới việc chụp ảnh nhưng đôi lúc người chụp sẽ không chụp đúng ý của bản thân. Bởi vì có thể, phần rìa ảnh không nằm trong phạm vi bao phủ sẽ bị lọt những vật thể không đáng có.

anh kn 4

Còn với EVF, những gì người chụp thấy là những gì sẽ là 100% hình ảnh được ghi lại trên cảm biến một cách chính xác nhờ có độ bao phủ của kính ngắm toàn diện.

Kích thước và thời gian sử dụng

Kính ngắm OVF dùng hệ thống lăng kính khá phức tạp và cồng kềnh nên kích thước của nó cũng khá lớn và nặng. Trong khi đó, kính ngắm EVF lại nhỏ gọn và nhẹ hơn do chủ yếu chỉ dùng các bản mạch điện tử. 

Có điều EVF lại sử dụng màn hình là chủ yếu nên sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng từ pin hơn so với OVF.

Thông tin hiển thị trên kính ngắm

Kính ngắm OVF thường hiển thị khá ít thông tin và chỉ chủ yếu có 1 vài điểm cơ bản. Ngược lại với kính ngắm EVF, lượng thông tin được hiển thị lớn hơn với OVF. Trong đó, có những thông tin hữu ích có thể kể đến như là biểu đồ histogram để giúp hình đạt được độ sáng tối ưu, focus peaking để lấy nét một cách chính xác.

Bên cạnh đó, người chụp có thể điều chỉnh các thông tin sẽ hiển thị trên EVF để phù hợp với nhu cầu cá nhân. Đây là điều mà trên OVF không thể thực hiện. 

Khả năng chụp ảnh khi có nguồn sáng mạnh

Những nguồn sáng mạnh như đèn pha, ngọn lửa,mặt trời… là sự cản trở đối với những nhiếp ảnh gia sử dụng kính ngắm OVF. Lý do là bởi nó dùng cơ chế quang học để đưa hình ảnh đến mắt. Vậy nên khi nhìn những nguồn sáng mạnh qua OVF, nó cũng tương đương như khi bạn nhìn bằng mắt thường. 

anh bs ev 3 1

Đương nhiên ánh sánh mạnh như vậy sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến mắt bạn nếu đang ngắm khi chụp ảnh. Ngược lại với kính ngắm EVF, đây là loại kính ngắm dùng cơ chế thu hình ảnh vào cảm biến và hiển thị lên màn hình. Vậy nên những vùng ánh sáng mạnh sẽ được hiển thị bằng màu trắng và nó không gây tác động tiêu cực đến mắt người chụp.

Khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng

Ở điều kiện thiếu sáng, kính ngắm EVF thường tăng độ mạnh và giảm độ làm tươi (refresh rate) của tín hiệu hình ảnh để có thể thấy rõ cảnh hơn. Tuy nhiên điều này sẽ làm tăng độ nhiễu (noise) của EVF và khiến cho hình ảnh hiển thị không được mượt.

Trong khi đó, kính ngắm OVF lại không gặp phải vấn đề này vì cơ chế hoạt động cơ học. Vậy nên nói về việc chụp khi thiếu sáng, OVF sẽ có ưu thế hơn. Nhưng với sự phát triển không ngừng về công nghệ thì khả năng hiển thị của EVF sẽ vượt mặt OVF trong tương lai rất gần.

Nguồn tham khảo: VJ shop, genk.vn, binhminhdigital

Leave a Comment