.
.
.

Tìm hiểu về kỹ thuật chụp Bracketing trong nhiếp ảnh

Chụp Bracketing là gì?

Chụp Bracketing (bù sáng) được biết đến là một phương pháp được thực hiện bằng cách chụp nhiều bức ảnh giống nhau với những cài đặt máy ảnh khác nhau. Nhất là về phương diện độ sáng. Qua đó, mục đích thực hiện kỹ thuật chụp này là nhằm tạo ra nhiều phiên bản khác nhau về độ sáng cho cùng một bức ảnh.

Kỹ thuật chụp Bracketing bù sáng thường được ứng dụng khi người chụp muốn kiểm soát độ tương phản đối với những khung hình có độ tương phản cao hay trong trường hợp muốn tạo ra những hiệu ứng sáng tạo bắt mắt. Ngoài ra trong khi chụp bù phơi sáng, bạn nên ưu tiên sử dụng chân máy để cố định máy ảnh nhằm đảm bảo bức ảnh có được mức phơi sáng tốt nhất. 

anh brack expo tu dong

Thêm vào đó, để có thể tránh lỗi nếu chụp được ảnh có độ phơi sáng chính xác thì bạn nên chụp 3 kiểu: một bức ảnh thiếu sáng, một bức ảnh có độ phơi sáng chuẩn và một bức có độ phơi sáng quá mức. Qua đó, dù bạn có gặp phải tình huống chụp ảnh sai độ phơi sáng thì bạn vẫn sẽ có được bức ảnh hoàn hảo sau khi tải qua bước hậu kỳ. 

Lưu ý rằng chụp Bracketing chỉ ứng dụng hiệu quả trong một số bối cảnh nhất định, nhất là khá phù hợp trong chụp ảnh phong cảnh hay kiến trúc. Ngược lại, nó khó áp dụng trong chụp những chủ thể di chuyển như người, động vật, xe,… 

Các loại chụp Bracketing (bù sáng) trong nhiếp ảnh

Chụp bù trừ độ phơi sáng

Kỹ thuật bù trừ độ phơi sáng khá phổ biến khi nhắc đến việc bù sáng trong nhiếp ảnh. Cụ thể, đây là quá trình chụp một khung cảnh duy nhất nhưng với các thiết lập độ sáng khác nhau. Theo đó, kỹ thuật chụp ảnh bù trừ độ phơi sáng sẽ rất có ích trong trường hợp gặp những tình huống có phạm vi ánh sáng lớn. 

Những tình huống như vậy có nghĩa là sẽ có một số đối tượng trong bức ảnh nằm trong vùng tối và những đối tượng khác sẽ ở dưới ánh sáng chói. Vậy nên ngoài tốc độ màn trập, bạn cũng chú ý thay đổi độ nhạy sáng (ISO) và khẩu độ trong kỹ thuật chụp ảnh bù phơi sáng.

anh brack 2

Chụp Exposure Bracketing tự động

Nếu muốn chụp bù trừ phơi sáng tự động, bạn sẽ bắt đầu bằng việc cài đặt máy ảnh một cách kỹ càng và đúng quy trình. Quy trình này có thể sẽ hơi khác nhau giữa các dòng máy ảnh. Vậy nên trước hết hãy kiểm tra các thông tin và hướng dẫn của máy ảnh bạn đang sử dụng. Ví dụ như với với Canon 5D Mark III, chế độ này được gọi là Exposure Comp/AEB Setting. Trong phần cài đặt trên, chọn mục Bracketing, Exposure Bracketing, EB hoặc các mục tương tự.

anh brack tu dong

Khi xác định được tính năng Exposure Bracketing trên máy, bạn có thể tập làm quen và điều chỉnh mức bù trừ phơi sáng hợp lý. Tùy vào máy ảnh của bạn ra sao mà có thể có các tùy chọn bổ sung để đặt thứ tự chụp ảnh và nhiều khung hình. Tiếp đó khi đã cài xong chế độ chụp bù trừ phơi sáng, bạn hãy giữ ngón tay trên nút chụp, cho máy chụp loạt ảnh với tốc độ màn trập khác nhau cho mỗi lần, qua đó đem đến cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn.

Chụp bù trừ độ sâu trường ảnh

Chụp bù trừ độ sâu trường ảnh được hiểu là phương pháp chụp nhiều bức ảnh của cùng một cảnh, trong đó mỗi bức sẽ có mức độ sâu trường ảnh (DOF) khác nhau. Kỹ thuật chụp này sẽ thực hiện thông qua cách điều chỉnh khẩu độ của ống kính.

Trong đó, người chụp sẽ tạo ra những bức ảnh với các DOF khác nhau, từ những bức có DOF hẹp đến có DOF rộng. Tiếp đó đó, bạn có thể kết hợp những bức ảnh này lại để có thể tạo ra kết quả cuối cùng với độ sâu trường ảnh đúng ý.

anh brack dof

Kỹ thuật này thường được sử dụng trong nhiếp ảnh phong cảnh hoặc chân dung. Bởi những phong cách chụp này nếu dùng chụp bù trừ DOF sẽ giúp kiểm soát độ sâu trường ảnh tốt, qua đó tạo ra hiệu ứng nghệ thuật hoặc làm nổi bật chủ thể trong bức ảnh.

Chụp bù trừ cân bằng trắng

Chụp bù trừ cân bằng trắng là phương pháp chụp ghi lại cùng một khung cảnh với nhiều thiết lập cân bằng trắng khác nhau. Giống với bù trừ DOF, mục đích của chụp bù trừ cân bằng trắng đó là giúp tạo ra một bộ ảnh với nhiều phiên bản với mức cân bằng trắng khác nhau của khung cảnh đã chụp. 

Sử dụng kỹ thuật này có thể giúp bạn có được những bức ảnh với màu sắc trung thực và những bức ảnh với các tông màu khác nhau nhằm tạo ra những hiệu ứng độc đáo.

anh brack cbtrang

Kỹ thuật này sẽ rất có ích khi tác nghiệp khi muốn tạo ra những biến đổi về cân bằng trắng để thay đổi cảm xúc cho bức ảnh. Đặc biệt trong không gian với nguồn sáng có nhiệt độ màu đa dạng trong cùng một khung cảnh mong muốn. Chụp bù trừ cân bằng trắng sẽ giúp bạn có được những bức ảnh với sự đa dạng về màu sắc và không gian màu sắc, phù hợp với ý tưởng sáng tạo của bạn.

Lấy nét bù sáng

Kỹ thuật chụp bù sáng độ nét (Focus Bracketing) cho phép bạn kiểm soát những vùng trong và ngoài tiêu điểm. Đây là cách chụp được thực hiện bằng cách chụp liên tiếp một loạt ảnh, trong đó tiêu điểm sẽ được đặt ở khoảng cách khác nhau so với ống kính.

Lấy nét bù sáng sẽ hiệu quả khi nếu như bạn đang muốn có một bức ảnh với độ sâu trường ảnh hẹp , nhưng các đối tượng trong ảnh sẽ ở những khoảng cách khác nhau so với máy ảnh.

anh brack focus

Chụp bù trừ flash

Chụp bù trừ Flash là phương pháp chụp nhiều bức ảnh của cùng một khung cảnh và mỗi bức sẽ có cài đặt đèn flash khác nhau. Nó giúp tạo ra những phiên bản khác nhau của cùng một cảnh với ánh sáng từ đèn flash không giống nhau.

Khi ứng dụng kỹ thuật chụp bù trừ Flash, bạn có thể chụp trước một bức ảnh với độ sáng cao từ đèn flash, tiếp đó là một bức ảnh không dùng đèn flash nhằm khai thác ánh sáng tự nhiên. Điều này cho phép bạn lựa chọn bức ảnh nào có ánh sáng tốt hơn hoặc kết hợp cả hai để tạo ra sản phẩm cuối cùng hoàn hảo nhất.

Kỹ thuật này thường được áp dụng khi bạn muốn kiểm soát sự tương tác giữa ánh sáng từ đèn flash và ánh sáng tự nhiên, hoặc khi bạn muốn sáng tạo các hiệu ứng độc đáo bằng cách điều chỉnh mức độ sáng của đèn flash.

Nguồn tham khảo: mayanhhoangto, kyma.vn

Leave a Comment