Lấy nét thủ công với bối cảnh chụp trong mọi điều kiện ánh sáng
Ưu điểm lợi thế rõ ràng nhất của việc lấy nét thủ công đó là cách lấy nét này sẽ cho phép bạn có được những bức ảnh rõ nét trong mọi điều kiện ánh sáng. Bởi thường khi sử dụng lấy nét tự động, ống kính máy ảnh của bạn sẽ khó xác định được đâu là chủ thể chính và khoá nét sai tiêu điểm. Vậy nên cách lấy nét thủ công sẽ là lựa chọn tốt nhất trong chụp ảnh thiếu sáng.
Chụp ở chế độ macro
Khi chụp macro, đặc biệt là trường hợp kết hợp ống kính macro chuyên dụng và bộ nối ống, bạn sẽ dễ gặp vấn đề về vùng ảnh lấy nét bị hẹp và khó lấy chính xác nếu dùng chế độ lấy nét tự động AF.
Vậy nên bạn nên thử chuyển sang lấy nét thủ công bằng tay một cách cẩn thận và căn chỉnh hợp lý để vùng ảnh lấy nét rơi được nhắm vào đúng đối tượng cần chụp. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp chân máy ảnh để tránh gặp tình trạng có các chuyển động ngoài ý muốn gây rung lắc, lấy sai nét khiến ảnh kém chất lượng.
Hãy nhớ rằng khi chụp ảnh macro cần phải đáp ứng yêu cầu thể hiện chi tiết đối tượng một cách rõ nét. Do đó bạn hãy chú trọng học cách lấy nét tay chính xác và thuần thục.
Chụp ảnh trong tình huống có chướng ngại vật
Nếu như bạn đang trong trường hợp chụp một đối tượng nhưng bị vật cản nào đó chặn ngang trong khung hình, lúc này tính năng lấy nét tự động có thể không đem lại hiệu quả. Chẳng hạn như bạn đang chụp ảnh động vật, các hiện vật ở bảo tàng, triển lãm hay nếu bạn đang chụp ảnh với một mặt phẳng ngăn cách như cửa sổ hay mặt kính. Những lúc như vậy chế độ tự động lấy nét có thể sẽ lấy nét nhầm và chọn chướng ngại vật trên đối tượng của bạn làm tiêu điểm.
Vậy nên việc lấy nét bằng tay sẽ giúp bạn tránh gặp phải tình huống này. Điều đầu tiên bạn cần làm đó là tắt chế độ tự động lấy nét nếu bạn muốn lấy nét vừa phải, đảm bảo rằng vật cản không được lấn át chủ thể trong khung hình của bạn. Vì vậy, bạn sẽ cần phải điều chỉnh khẩu độ để nó ở một cài đặt rộng hơn (điều này sẽ làm giảm độ sâu trường ảnh) và càng gần hàng rào hoặc kính chắn đối tượng của bạn càng tốt.
Chụp trong tĩnh lặng
Trường hợp này nghe có vẻ khá lạ và không mấy ai để ý, tuy nhiên có thể việc âm thanh lớn mà máy ảnh của bạn tạo ra khi chụp ảnh ở chế độ tự động lấy nét sẽ khiến những người xung quanh khó chịu. Nhất là khi bạn đang trong một không gian khá yên tĩnh hay cần tập trung vào điều gì đó.
Ví dụ như đó có thể đang trong một buổi hòa nhạc, hay chụp trong thư viện, bảo tàng, chụp ảnh động vật (nhất là với những cá thể nhạy cảm, dễ bỏ chạy nếu nghe tiếng lạ). Do đó nếu trong trường hợp đặc thù, bạn cũng nên linh động, tinh tế và chụp ảnh trong sự im lặng. Lúc này lấy nét thủ công là cách phù hợp nhất để chọn.
Chụp ở độ tương phản thấp
Đôi lúc bạn có thể nhận thấy rằng máy ảnh đang gặp khó khăn trong việc lấy nét chuẩn xác vào một số đối tượng nhất định, nhất là trong ánh sáng chói chang. Nhất là khi bạn đang chụp thứ gì đó đang chứa màu sắc và kết cấu tương tự với phần hậu cảnh sẽ dễ khiến cho ống kính của bạn gặp khó khăn trong việc xác định điểm lấy nét khi dùng chế độ lấy nét tự động.
Vậy nên đây cũng là trường hợp bạn cần cân nhắc chuyển sang chế độ lấy nét thủ công để bản thân có thể kiểm soát tốt hơn đối với điểm lấy nét trong ảnh.
Chụp chân dung
Chụp ảnh chân dung rất quan trọng đến lấy nét đôi mắt, vì đôi mắt chính là nơi thể hiện cảm xúc rõ ràng nhất, khiến bức ảnh trở nên cuốn hút nhất. Do đó nó sẽ cần được thể hiện một cách sắc nét và trực diện khi chụp chân dung. Thực tế, chụp chân dung vẫn có thể áp dụng lấy nét tự động vào mắt rồi sắp xếp lại bố cục ảnh. Tuy nhiên cứ tính mỗi bức ảnh, người chụp đều phải lặp lại quá trình này.
Do đó nếu như từ đầu bạn chọn lấy nét tay, bạn sẽ có thể tiết kiệm được kha khá thời gian cho quá trình bố cục lại bức ảnh, đồng thời cũng thể hiện được ý tưởng của mình dễ dàng và trơn tru hơn.
Chụp ảnh chuyển động
Đối với dạng ảnh có sự chuyển động của các đối tượng, ví dụ như ảnh thể thao hay chụp đường phố, động vật di chuyển thì ứng dụng cách lấy nét bằng tay sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
Bởi nếu dùng lấy nét tự động (AF), những đối tượng khi chuyển động sẽ khiến các điểm AF chuyển động theo liên tục. Qua đó có thể khiến cho máy ảnh không thể bắt được một cách chuẩn xác điểm lấy nét. Bên cạnh đó, các dạng ảnh với đông đối tượng như ảnh đường phố sẽ dễ dẫn đến tình huống điểm lấy nét đặt sai vị trí so với ý đồ chụp, khiến kết quả cuối cùng không đạt hiệu quả.
Trong trường hợp này, bạn có thể đặt chế độ MF, tiếp đó chọn khóa lấy nét đối tượng chính hoặc dự tính trước vị trí đối tượng chính sẽ xuất hiện và chọn lấy nét tại điểm đó. Sau đó bạn chỉ cần đối tượng đi vào vùng lấy nét và bấm chụp là xong. Có điều việc tính toán đạt xác suất chính xác cao đòi hỏi người chụp phải có sự quan sát tỉ mỉ, rèn luyện nhiều.
Chụp ảnh toàn cảnh và ảnh HDR
Trong dạng ảnh toàn cảnh hoặc những bức ảnh cần đạt độ HDR tốt sẽ đòi hỏi việc lấy nét tốt, giúp bức ảnh trở nên sắc nét. Vậy nên bạn hãy ưu tiên sử dụng lấy nét thủ công (đi kèm chân máy) nếu muốn tạo ra những bức ảnh chất lượng cao.
Chụp ảnh phong cảnh sắc nét
Nếu muốn mọi thứ trong ảnh của bạn sắc nét, bạn hãy tìm khoảng cách siêu nét – tức là điểm gần nhất mà bạn có thể lấy nét mà vẫn giữ cho viền của nền sắc nét một cách dễ dàng.
Việc lấy nét theo cách thủ công sẽ giữ cho điểm lấy nét đó bị khóa. Ngay cả khi bạn không thấy sự khác biệt lớn giữa hai tính năng này trên máy ảnh hoặc máy tính xách tay của mình, bạn sẽ biết ơn khi sử dụng lấy nét thủ công nếu bạn muốn in hình ảnh của mình ở kích thước lớn.
Nguồn tham khảo: kyma.vn, binhminhdigital