Những màu sắc cơ bản trong nhiếp ảnh
Hiện nay, các màu sắc cơ bản được chia thành 2 hệ khác nhau, bao gồm: hệ ánh sáng trực tiếp (đỏ- xanh dương – xanh lá cây); hệ ánh sáng phản chiếu có 3 màu cơ bản khác (đỏ – vàng- xanh dương).
Trong đó, 3 màu cơ bản của ánh sáng trực tiếp được tạo ra bởi sự chiếu sáng trực tiếp (ở trên cảm biến, trên màn hình) và kết quả của việc pha trộn lẫn nhau đó là có được màu trắng.
Còn 3 màu cơ bản của ánh sáng phản chiếu thường được tạo ra nhờ các chất màu in hoặc vẽ trên giấy. Khi trộn lẫn chúng với nhau sẽ có được màu đen và đây cũng là 3 màu cơ bản trong hội họa.
Đối với phương diện hội họa, đa phần các màu sắc được sinh ra từ sự pha trộn của 6 màu sắc: 3 màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh dương) và 3 màu thứ cấp bậc 2 (cam, xanh lá cây, tím). Thêm vào đó là các màu trắng, xám và đen. Còn với nhiếp ảnh, màu sắc trong nhiếp ảnh cũng được thừa hưởng từ các kiến thức màu sắc từ hội họa
Những yếu tố chi phối màu sắc
Tông màu (Hue): đây là một trong những yếu tố chính thể hiện mức độ khác nhau của màu sắc. Tông màu sẽ đóng vai trò là màu căn bản cho việc phối màu chụp ảnh (những màu căn bản này là tổ hợp 12 màu đậm nhạt trên vòng tuần hoàn màu – Color Wheel).
Độ bão hòa (Saturation): đây được hiểu là độ rực rỡ của màu sắc hoặc độ bão hòa màu. Hoặc có thể hiểu Saturation đề cập đến cường độ của màu sắc trong hình ảnh ra sao. Nếu độ bão hòa tăng, màu sắc cũng sẽ “đậm” hơn và được đẩy mạnh hơn. Qua đó đem lại vẻ sống động và tươi sáng cho ảnh. Trong khi đó ngược lại nếu độ bão hòa giảm xuống, màu sắc sẽ trở nên nhạt nhòa hơn.
Giá trị màu (Value/Brightness): yếu tố này được hiểu là đang chỉ độ sáng tối của màu sắc và có thể hiểu nó là thước đo ánh sáng cho màu sắc. Giá trị của màu sắc thường được thay đổi nhờ việc thêm sắc trắng hay đen vào màu sắc. Nếu như thêm màu đen vào nó sẽ ảnh hưởng đến giá trị màu và tạo ra bóng đổ. Còn nếu thêm màu trắng, nó sẽ có thể tạo ra sắc thái khác của màu sắc.
Chụp đúng kỹ thuật sẽ tạo nên màu sắc tuyệt vời
Khung ảnh (Bố cục )
Đôi khi vẫn sẽ có những trường hợp màu sắc trong ảnh không như ý do màu có xu hướng trở nên nhàm chán hay bị rửa sạch do phơi sáng. Nhất là đối với việc chụp ngoài trời với ánh sáng tự nhiên, máy ảnh sẽ thực hiện theo cách thông minh. Chẳng hạn như nếu bạn chụp ảnh hoàng hôn, bạn có thể đo sáng trực tiếp với vùng trên mặt trời.
Tiếp đó giảm tốc độ màn trập để khiến cho nó nhìn giống như cảnh hoàng hôn. Nếu như phơi sáng quá lâu, bức ảnh sẽ nhìn giống chụp ảnh trong ánh sáng ban ngày). Với mỗi một khung ảnh, bạn nên chụp 3 bức ảnh phơi sáng khác nhau trong cùng một bối cảnh để có thể chọn lựa lại bức ảnh có được màu sắc đẹp nhất và ưng ý nhất.
Tăng cường màu sắc bằng cách sử dụng filter
Sử dụng thêm những filter khác nhau có thể sẽ giúp bạn có được thêm những màu sắc tuyệt mỹ hơn. Filter của các loại ống kính sẽ cho phép bạn điều chỉnh độ sáng của khung cảnh. Qua đó có thể kiểm soát phạm vi linh hoạt và sự thay đổi của ánh sáng.
Cân chỉnh mức độ màu trong máy ảnh (Saturation Level)
Một số máy ảnh có thể tự động chụp ảnh màu. Và vài máy ảnh khác cần phải thiết lập phần chỉnh mức độ màu để đạt được màu sắc như ý. Sử dụng kênh RGB sẽ cho biết kết quả của việc giảm mức độ màu và thay đổi màu sắc. Bên cạnh đó, định dạng RAW sẽ cho phép bạn có thể chủ động xử lý, điều chỉnh độ màu trong quá trình hậu kỳ.
Cài đặt cân bằng trắng (white-balance)
Cài đặt cân bằng trắng ngay trên máy ảnh có thể giúp màu sắc nhìn chân thật và ấn tượng hơn. Vậy nên dù có thể chỉnh màu ở hậu kỳ nhưng hãy chú tâm đến cân bằng trắng.
Sử dụng máy ảnh DSLR
Vốn máy ảnh DSLR là kiểu máy chuyên nghiệp có thể đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong nhiếp ảnh. Trong đó, DSLR có thể nắm bắt được màu sắc chính xác và điều chỉnh màu sắc hợp lý nhất.
Chụp đúng thời điểm
Chụp vào giờ vàng
Giờ vàng thường được xem là khoảng thời gian đẹp trong ngày để chụp ảnh với màu sắc tốt. Bởi ánh sáng trong giờ vàng sở hữu một số ưu điểm về góc ánh sáng, cường độ ánh sáng thấp, mức độ khuếch tán tốt….giúp cho màu sắc được bão hòa tốt trong bức ảnh.
Chụp vào ban đêm hoặc hoàng hôn
Nghe có vẻ lạ nhưng việc chụp ảnh vào ban đêm có thể đem cho bạn nhiều cơ hội tận dụng ánh sáng theo cách đặc biệt. Đó có thể là ánh sáng nhân tạo có sẵn có từ đèn đường, đèn huỳnh quang hoặc từ những nguồn sáng nhân tạo khác…
Bên cạnh đó còn là màu sắc của bầu trời (chuyển từ màu cam đến màu xanh và rồi chuyển thành màu đen). Còn nếu chụp ngoại cảnh vào hoàng hôn, bạn có thể kết hợp ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để tạo ra các màu sắc khác biệt, mới lạ và đầy bất ngờ.
Chụp vào mùa thu
Chụp ảnh vào mùa thu với không gian nhiều mây, thời tiết trong lành man mát có thể đem đến cho bạn những luồng ánh sáng nhẹ dịu, qua đó tạo nên màu sắc tuyệt vời cho ảnh. Đây có thể xem là một là cách thể hiện vẻ đẹp cuộc sống qua màu sắc gần gũi của thiên nhiên.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những thảm lá rơi màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng lớp lớp chồng lên nhau. Bên cạnh đó sự kết hợp cùng phần nền bầu trời nhiều mây giúp có thể bức ảnh của bạn trở nên ấn tượng, mướt mắt và có thể truyền đạt được vẻ đẹp tự nhiên của màu sắc.
Chụp vào lúc thời tiết thay đổi đột ngột
Điều này nghe có vẻ khá lạ nhưng vẫn có thể áp dụng tốt. Chẳng hạn như bạn có thể chụp bức ảnh màu sắc tuyệt vời trong trong lúc trời chuyển mưa khi đang có nắng.
Nguồn tham khảo: Arena multimedia, VJ Shop, lbm.