.
.
.

59s nắm ngay kiến thức chế độ ưu tiên khẩu độ trên máy ảnh

Trên máy ảnh kỹ thuật số hiện đại, có nhiều chức năng chụp ảnh khác nhau. Chẳng hạn như chế độ Auto – tự động, máy ảnh sẽ giúp bạn cân chỉnh ánh sáng, ISO, khẩu độ, tốc độ… Bên cạnh đó những chế độ như M – chụp ảnh thủ công, A – chụp ảnh ưu tiên khẩu độ cũng khiến nhiều người tò mò. 

Mỗi chế độ chụp ảnh của máy ảnh đều sẽ có tính năng khác nhau, sinh ra để phục vụ đa dạng mục đích của người theo đuổi nhiếp ảnh. 

Chế độ ưu tiên khẩu độ trên máy ảnh là gì? 

Chế độ ưu tiên khẩu độ thường được biểu hiện trên máy ảnh là: A / Av Aperture Priority

Đây là chế độ bán tự động cho phép bạn chủ động chọn khẩu độ (độ f của ống kính) theo ý muốn, và máy tự động chọn tốc độ màn trập cần thiết tương ứng với khẩu độ bạn chọn để đúng sáng. Chế độ này còn được gọi là “ưu tiên khẩu độ”. Ví dụ bạn muốn chụp khẩu độ f/2.8, bạn sẽ chủ động chỉnh khẩu f/2.8, tốc độ màn trập sẽ tự máy chọn với tình trạng ánh sáng hiện tại bạn chụp. 

uu tien khau do

Nhiều người vẫn nhầm A ở đây là Auto – tự động. Tuy nhiên, A là viết tắt của Aperture Priority (chế độ ưu tiên khẩu độ). 

Cụ thể: Khẩu độ (Aperture): Là kích thước của lỗ mở trong ống kính, được biểu thị bằng giá trị f/stop (ví dụ: f/2.8, f/5.6, f/11).

Khẩu độ lớn (f/ nhỏ): Cho phép nhiều ánh sáng đi vào máy ảnh, tạo hiệu ứng xóa phông mạnh (mờ hậu cảnh), phù hợp chụp chân dung.

Khẩu độ nhỏ (f/ lớn): Giảm lượng ánh sáng, giúp tăng độ nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh, phù hợp chụp phong cảnh.

AD 4nXcabyj Ym0QDe5AlZnxwDVD7O5qBvYWJ9tCuuIQiEPqbekbrqLDLTiqn9ZWP3w8fI2i9UQ9QgtbQk12dO9iG1dNPZLZiQjWq2FdJ5hxNFJORFou9URrIUAd tfRJNIiQlFryJ6I?key=npYfNUAoQo7BbNS7nU2qshE8

Khi nào cần chọn chế độ ưu tiên khẩu độ?

Chế độ ưu tiên khẩu độ rất hữu ích khi chụp chân dung, bởi nó cho phép bạn kiểm soát độ sâu trường ảnh để làm nổi bật chủ thể. Khi sử dụng khẩu độ lớn (ví dụ: f/1.8 – f/2.8), ống kính mở rộng tối đa, thu nhiều ánh sáng và tạo hiệu ứng xóa phông mịn màng, giúp hậu cảnh trở nên mờ ảo. Điều này đặc biệt phù hợp khi bạn muốn tập trung ánh nhìn vào người mẫu mà không bị phân tâm bởi cảnh vật phía sau. Đây là một lựa chọn lý tưởng khi chụp ảnh chân dung trong các môi trường có nhiều chi tiết phức tạp.

Đối với chụp phong cảnh, chế độ ưu tiên khẩu độ cũng phát huy hiệu quả vượt trội khi bạn cần toàn bộ khung hình sắc nét. Sử dụng khẩu độ nhỏ (ví dụ: f/8 – f/16) giúp mở rộng độ sâu trường ảnh, làm rõ cả tiền cảnh lẫn hậu cảnh. Chế độ này cũng rất hữu ích trong các điều kiện ánh sáng thay đổi, như lúc hoàng hôn hay chụp trong bóng râm. Máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh tốc độ màn trập để đảm bảo bức ảnh có độ phơi sáng phù hợp mà bạn không phải lo lắng về ánh sáng thiếu hoặc dư.

image 2

Chụp ảnh hoa hoặc macro (Flower/Macro photography): Trong các tình huống này, việc kiểm soát độ sâu trường ảnh là rất quan trọng để làm nổi bật chi tiết và cấu trúc của hoa hoặc các vật thể nhỏ. Chế độ ưu tiên khẩu độ cho phép bạn điều chỉnh khẩu độ để tạo ra hiệu ứng mềm mại và nổi bật cho các chi tiết nhỏ.

Bí quyết để tận dụng chế độ ưu tiên khẩu độ khi chụp ảnh

Khi bạn sử dụng ưu tiên khẩu độ, hãy luôn kiểm tra và điều chỉnh các thiết lập khác như tốc độ màn trập và độ nhạy sáng ISO để đảm bảo rằng bạn đang có bức ảnh hoàn hảo nhất dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi tình huống chụp ảnh.

Tác dụng chính của nó là làm thay đổi độ sâu trường ảnh – Depth of Field (DOF), cho nên hầu hết mọi người đều sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ khi muốn chụp trong trường hợp này. 

Nếu muốn có độ sâu trường ảnh, bạn cần phải chọn khẩu độ lớn (ví dụ chọn f/1.4 như trong hình) và để cho máy tự chọn tốc độ chụp thích hợp. Nếu muốn một hình ảnh rõ nét toàn bộ thì hãy chọn khẩu độ nhỏ hơn (ví dụ chọn f/22) và để cho máy ảnh tự chọn tốc độ chụp thích hợp (thường chậm hơn).

image 1
image

Khi lựa chọn khẩu độ, hãy ghi nhớ rằng máy ảnh sẽ tự lựa chọn tốc độ chụp nhanh hoặc chậm hơn và có một cột mốc của tốc độ chụp cần chú ý phải giữ yên tay cầm máy sau khi nhấn nút chụp (thường là khoảng 1/60). Một khi tốc độ chụp chậm hơn mức này bạn có thể phải cần đến giá đỡ ba chân (Tripod). Ngoài ra nếu bạn chụp một đối tượng đang di chuyển thì tốc độ chụp chậm sẽ làm cho ảnh của bạn bị mờ.

Màn trập hay còn gọi là cửa trập, là lớp màn hình bằng kim loại được đặt trước cảm biến. Nó là bộ phận rất quan trọng của máy ảnh, giúp điều tiết lượng ánh sáng đến bộ cảm biến.

Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập mở ra để cho ánh sáng chiếu qua thấu kính đi vào cảm biến. Nó mô tả tốc độ nhanh hay chậm của màn trập khi mở ra, là lượng thời gian chính xác (hay còn gọi là thời gian phơi sáng) mà máy ảnh của bạn ghi lại hình ảnh.

Tốc độ màn trập quyết định đối tượng ảnh di chuyển rõ hay mờ và tốc độ này nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và ý đồ của người chụp.

Như vậy bạn đã vừa học hỏi, tiếp thu một số kiến thức liên quan đến việc chụp ảnh ở chế độ ưu tiên khẩu độ. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này giúp bạn có bức ảnh đậm chất nghệ thuật và ưng ý.

Leave a Comment