Ống kính 35mm: Thích hợp chụp ảnh phẳng và chụp ảnh đồ ăn khi đi du lịch
Ống kính 35mm được đánh giá là rất tiện lợi trong chụp ảnh đồ ăn, nhất là đối với phong cách chụp ảnh flatlay và cách chụp từ trên cao. Nếu sử dụng ống kính 35mm, bạn sẽ không cần phải đưa máy ảnh lên cao để có thể đưa được nhiều chi tiết hơn vào trong khung hình.
Trong những phong cách ảnh đặc thù cần lấy trọn không gian như ảnh kiến trúc, sự kiện,…loại ống kính này cũng cho phép người chụp có thể chụp được nhiều chi tiết hơn những gì có mặt trong không gian xung quanh, nhất là khi chụp ảnh tại nhà hàng, quán cà phê hay các sự kiện. Nếu loại ống kính bạn dùng có chức năng chụp cận cảnh, ví dụ như RF35mm f/1.8 Macro IS STM ( với độ phóng đại tối đa khoảng 0,5x ), nó có thể giúp lấy nét gần hơn với chủ thể, qua đó có thể lấp đầy nhiều chi tiết hơn trong khung hình.
Thêm vào đó, nhờ việc đóng khung hình ảnh ở 35mm cả trong nhà và ngoài trời đều dễ dàng, ống kính 35mm được đánh giá là phù hợp với ống kính nhanh tuyệt vời nếu bạn đang có nhu cầu chụp ảnh hàng ngày hay chụp ảnh đồ ăn khi đi du lịch, bạn vẫn có thể sử dụng nó để chụp nhiều thứ hơn là chỉ ảnh đồ ăn!
Có điều khi sử dụng ống kính 35mm này, bạn cũng nên chú ý đến khả năng xuất hiện sự méo, sự biến dạng của những đối tượng nằm ở rìa khung hình. Ngoài ra, có thể phương diện phối cảnh của không gian cũng sẽ dễ dàng bị nghiêng nếu bạn chọn chụp những góc chéo, góc nghiêng hay những góc hướng lên hoặc hướng xuống.
Do đó nếu bạn muốn đảm bảo hình ảnh được tái tạo chính xác nhất có thể, bạn cần hạn chế việc đặt những chủ thể hoặc đối tượng chụp chính ở quá xa trung tâm bố cục ảnh. Đồng thời hãy giữ góc chụp song song hay vuông góc với mặt đất, nếu không, bạn có thể thử đổi sang sử dụng ống kính có độ dài tiêu cự tập trung hơn (như 50mm).
Ống kính 50mm: chụp đồ ăn với tỷ lệ tự nhiên nhất
Ống kính 50mm chắc chắn nên là một trong những ống kính bạn nên dùng để chụp đồ ăn nhờ đem đến góc nhìn tương tự với mắt người. Ống kính này gần như không khiến ảnh bị biến dạng, nó cho phép nhiếp ảnh gia dễ dàng chụp ảnh và thử nghiệm với mọi góc chụp, bố cục. Đồng thời hình dạng của các đối tượng chụp như các món ăn, chén đĩa, phụ kiện vẫn đảm bảo độ đẹp mắt.
Có điều ống kính 50mm lại có góc nhìn không mấy rộng nếu bạn muốn có được những bức ảnh toàn cảnh trên cao hay flatlay trải dài. Bạn sẽ cần căn chỉnh khoảng cách để nâng cao hoặc lùi xa máy ảnh để có góc chụp giống như các ống kính 35mm.
Bên cạnh đó hãy lưu ý rằng tiêu cự dài cũng ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh, nó khiến DOF mỏng và bokeh rõ ràng hơn. Nếu đúng mục đích chụp, hiệu ứng này sẽ rất đẹp mắt và giúp thu hút ánh nhìn vào chủ thể món ăn chính trong khung hình với độ lấy nét chính xác. Nhưng có thể sẽ không phù hợp nếu bạn muốn chủ thể của mình rõ nét từ trước đến sau.
Nếu phương pháp giảm khẩu độ kết hợp với tốc độ màn trập chậm hơn vẫn không đem lại hiệu quả, bạn hãy thử chụp với kỹ thuật focus bracketing.
Ống kính Tilt-Shift
Thực chất, một ống kính zoom-shift zoom có thể được xem là một lựa chọn không tồi nếu nhiếp ảnh gia đang cân nhắc ống kính chụp ảnh món ăn chuyên nghiệp. Bởi ống kính này cho phép bạn điều khiển chính xác mặt phẳng tiêu cự như kết hợp kiểm soát lấy nét / làm mờ. Bên cạnh đó còn là điều khiển vị trí góc hoặc chủ thể.
Ống kính Tilt-shift có thể giúp bạn lấy nét từng chi tiết trên thực phẩm, đồ ăn một cách chính xác. Khi sử dụng, bạn có thể linh hoạt dịch chuyển ống kính để giảm bớt mức độ biến dạng hình ảnh.
Ống kính 85mm: chụp đồ ăn với mục đích thương mại
Ống kính 85mm được coi là ống kính tele ngắn và được nhiều nhiếp ảnh gia đồ ăn thương mại ưa dùng vì góc nhìn tự nhiên chất lượng, đồng thời có hiệu ứng nén nhẹ cũng như độ sâu trường ảnh nông. Nó giúp người chụp có thể tạo ra một tác phẩm đầy thu hút, ấn tượng và khiến người xem chìm đắm vào chủ thể chính. Nhờ vậy mà ống kính 85mm cũng được xem là tiêu cự kinh điển để chụp ảnh chân dung.
Những khung hình chắc chắn, có góc chụp hợp lý đầy chặt chẽ có thể cho phép bạn có những bức ảnh cận cảnh, chi tiết của thực phẩm, món ăn như bề mặt sần sùi của quả cam hay lớp pudding, thạch trơn bóng. Đối với những ai dùng máy ảnh APS-C có thể chọn góc nhìn gần nhất là các ống kính 50mm, hệ số crop 1.6x. Nó sẽ đem lại trường nhìn tương đương với tiêu cự 80mm khi quy đổi trên định dạng cảm biến full-frame.
Ống kính Zoom 24 – 70 mm
Ống kính zoom 24 – 70 mm cũng là một lựa chọn khá hay và hữu ích nếu bạn muốn chụp ảnh đồ ăn. Bạn có thể tham khảo các loại ống kính như 24 – 70 mm f/2.8 của máy ảnh Canon L Series, hay 24 – 105 mm f/4.0của máy ảnh Canon 5D.
Ống kính Macro 100/110 mm
Sẽ là một thiếu sót nếu bạn bỏ qua ống kính Macro 100mm khi chụp ảnh đồ ăn. Khi sử dụng ống kính này để chụp, bạn có thể dễ dàng linh hoạt di chuyển hơn để có được những bức ảnh chụp đồ ăn đẹp như ý.
Thêm vào đó, nếu bạn sử dụng loại ống kính macro 100 mm/105mm với cảm biến crop, bạn nên chụp ảnh với tiêu cự 150 mm, nhất là trong một không gian với nhiều đạo cụ cho món ăn.
Nguồn tham khảo: snapshot.canon.asia, mai, tokyocamera