Nắm ngay những quy tắc chụp ảnh đồ ăn siêu hiệu quả

Quy tắc số lẻ

Một thực tế đó là các quy tắc bố cục dựa trên con số có ảnh hưởng rất quan trọng đến ảnh chụp đồ ăn. Với những người làm trong lĩnh vực Stylist chụp đồ ăn, họ thường sử dụng đến những con số lẻ vì nếu chọn lượng đồ vật với số lẻ, nó sẽ thường tạo ra bố cục tốt và chắc chắn hơn cho khung hình.

anh bc da le

Có điều bạn cũng nên lưu ý rằng, quy tắc số lẻ cũng chỉ là một kiểu công thức giúp tăng độ hiệu quả cao hơn cho bố cục ảnh, nhất là với những ai mới tập chụp còn thiếu kinh nghiệm. Và tuỳ vào trình độ và kỹ năng, sự sáng tạo của người chụp thì dùng số chẵn vẫn đủ tốt, miễn là bức ảnh tạo ra kết quả ấn tượng.

Quy tắc layer

Nếu muốn cho một bức ảnh trông bớt nhàm chán,  đơn điệu, bạn có thể áp dụng cách tạo ra layer phía dưới món ăn chính cần chụp để làm nổi bật hơn cho món ăn lên. Đồng thời tạo thêm hiệu ứng bắt mắt cho toàn khung hình. 

Chẳng hạn như bạn có thể thêm vào một chiếc khăn bàn, một chiếc kê bàn nhỏ hay một khay gỗ đặt phía dưới. Có điều cũng nên lưu ý rằng bố cục layer nên được áp dụng một cách phù hợp, luôn đảm bảo sự tối giản và tinh tế.

anh bc da layer 1

Quy tắc tam giác

Trong bố cục chụp ảnh đồ ăn, quy tắc Tam giác được ứng dụng để tạo sự kết nối, chuyển động cho các đối tượng chụp trong ảnh. Tại quy tắc này, cấu trúc tam giác sẽ được hình thành từ 3 đường kẻ. Cụ thể, bố cục tam giác này sẽ gồm một đường chéo tưởng tượng qua khung, với hai đường từ các góc gặp nhau dọc theo đường dài ở các góc vuông.

Bố cục này sẽ giúp cho mắt người dễ dàng di chuyển từ điểm này sang điểm khác theo 1 vòng lặp liên tục trong ảnh. Từ đó tăng khả năng thu hút mắt nhìn của người xem vào bức ảnh. Đặc biệt là bạn có thể chọn đặt chủ thể chụp tại điểm nơi các đường giao nhau. Qua đó sẽ thu hút mắt người xem nhìn vào các tiêu điểm.

anh bc da tam giac

Quy tắc khoảng trống

Khoảng trống (hay còn gọi là không gian âm) trong nhiếp ảnh được hiểu là một vùng khoảng không gian trống khi sắp xếp các đối tượng chụp trong khung hình. Trong nhiếp ảnh, nó được xem là khoảng thở của khung hình, giúp lột tả ấn tượng về chủ thể.

Việc áp dụng quy tắc quy tắc khoảng trống sẽ vô cùng hữu ích đối với việc chụp những bức ảnh cận cảnh, nhất là chụp ảnh món ăn. Bởi nếu như bạn set up bối cảnh với quá nhiều đạo cụ, khiến cho bố cục trở nên rối rắm, khó nhìn. 

Nó dễ đem lại cảm giác khó chịu, ngột ngạt nếu một bức ảnh có quá ít hoặc không có khoảng trống. Dù vậy, với những ai có tay nghề cao và là bậc thầy về sắp xếp bố cục thì vẫn có thể tạo ra những bức ảnh ít hay không khoảng trống nhưng nhìn vẫn nghệ thuật.

anh bc da trong

Bên cạnh đó, để nói về tác dụng của quy tắc khoảng trống, đó là nó sẽ nhấn mạnh vào chủ thể và giúp bức ảnh nhìn hài hòa, hút mắt hơn. Ngoài ra đối với những bức ảnh với mục đích để thể hiện về sự chi tiết hay thêm set up về những nguyên liệu của món ăn, người chụp có thể set up thêm nhiều đạo cụ liên quan hơn. Có điều vẫn cần nhớ rằng đừng nên bỏ quên việc tạo những khoảng trống cần thiết để đảm bảo chất lượng cho bức ảnh.

Quy tắc 1/3

Quy tắc trong bố cục chụp ảnh đồ ăn nói riêng và bố cục 1/3 nói chung trong nhiếp ảnh thường được gọi là “tỷ lệ vàng” của mỗi bức ảnh nghệ thuật. Vì bố cục này đem lại cấu trúc hài hòa, sự tự nhiên cho đối tượng chụp và tổng thể khung hình. Nhất là trong mảng chụp ảnh đồ ăn, áp dụng quy tắc 1/3 này sẽ giúp bức ảnh trở nên “ngon mắt”, hấp dẫn thị giác hơn nhiều.

Bên cạnh đó, việc biết cách căn chỉnh đối tượng chụp sao cho đúng vào những “điểm vàng” trên bố cục ⅓ sẽ giúp tạo ra điểm nhấn sức nặng cho bức ảnh. Nó sẽ bổ trợ thêm hiệu ứng thị giác hiệu quả hơn khi người chụp căn góc chụp chủ thể nằm ở trung tâm khung hình.

anh bc da 13

Quy tắc đường đẫn

Trong nhiếp ảnh đồ ăn nói riêng và các thể loại nhiếp ảnh khác nói chung, các đường dẫn luôn đóng vai trò quan trọng khi giúp tạo hiệu ứng thị giác rất mạnh mẽ. 

Đường dẫn sẽ tạo ra sự định hướng, chỉ dẫn mắt người xem biết nên nhìn hướng tới chủ thể chính trong bức ảnh. Bên cạnh đó khi chụp bố cục cho món ăn, bạn nên lưu ý luôn sắp xếp mọi thứ theo đường chéo và nghĩ đến các đường dẫn trong bức ảnh.

Quy tắc chọn phông nền đối lập với món ăn

Background (phông nền hậu cảnh) có thể được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong chụp ảnh đồ ăn. Đối với chủ thể là món ăn, nếu biết cách áp dụng những phông nền đối lập đầy sáng tạo sẽ khiến cho bức ảnh trở nên ấn tượng hơn rất nhiều.

anh bc da nen

Nếu bạn muốn có được phần nền hậu cảnh đối lập, bạn có thể chọn set up bối cảnh từ không gian, màu sắc đến bố cục khung hình theo hướng đối lập so với món ăn. Trong đó, bạn có thể lựa chọn những cặp màu sắc đối nghịch như trắng – đen, xanh lá – đỏ,…Những gam màu đối lập này sẽ giúp đem đến sự nổi bật, ấn tượng cao.

Bên cạnh đó, người chụp cũng có thể trở sáng tạo hơn với không gian ngoài trời. Một bức ảnh được chụp trong không gian tự nhiên sẽ luôn đem lại sự sinh động, ánh sáng rực rỡ và tràn đầy màu sắc. Những yếu tố đó sẽ giúp cho món ăn nhìn ngon mắt, hấp dẫn và dễ gây ấn tượng hơn nhiều.

Quy tắc kể chuyện thông qua món ăn

Một trong những điểm ấn tượng nhất và được đánh giá cao đối với các nhiếp ảnh gia chụp đồ ăn đó là biết cách chụp nên một bức ảnh chứa đựng câu chuyện để kể.

Cách chuyện trong chụp ảnh đồ ăn không cần quá rườm rà, thể hiện quá nhiều câu chuyện vì nó có thể khiến người xem bị phân tâm. Bạn có thể chọn 1 dạng truyền tải nội dung để thể hiện, tạo nên sự đồng nhất từ mặt ý tưởng đến việc set up bối cảnh.

anh bc da ke

Chẳng hạn như bạn chọn tạo bối cảnh khiến người nhìn hiểu được đó là một chiếc bánh thơm ngon nóng hổi vừa mới ra lò, hay cảnh một người đầu bếp đang hoàn thành trang trí món ăn (hoặc cảnh nấu ăn với sản phẩm hoàn thành tượng trưng đặt kế bên); cảnh một người phục vụ đang bưng bê đồ ăn đến thực khách. Có nhiều cách để bạn có thể kể câu chuyện thông qua ảnh, tuỳ vào sự sáng tạo và khả năng của bạn.

Nguồn tham khảo: naidecor, nofoodphobia, studiovietnam

Leave a Comment