Sử dụng đèn flash trong chụp ảnh có thể mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt trong những điều kiện ánh sáng khó khăn hoặc khi bạn muốn tạo hiệu ứng đặc biệt. Tuy nhiên ở thời điểm nhiều loại đèn flash ra đời thì lại khiến người dùng khó lựa chọn vì phải cân nhắc theo mục đích. Gần đây thuật ngữ Flash TTL – flash tự động được nhiều người quan tâm.
Tuy nhiên việc chụp ảnh với đèn flash TTL không phải là điều dễ dàng đối với các nhiếp ảnh gia, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu. Việc hiểu về đèn flash TTL và các thông số kỹ thuật của đèn sẽ giúp bạn điều khiển, làm chủ được nó và khai thác tối đa công năng của nó.
Vì thế trong bài viết này, mọi thông tin của dòng flash TTL đều được giải đáp và so sánh nó có điểm ưu và nhược thế nào nếu so với đèn flash thủ công.
Flash TTL là gì?
TTL là viết tắt của “Through The Lens” và chế độ đèn flash này tương đương với chế độ tự động trên máy ảnh của bạn. TTL (Through-The-Lens) Flash là một công nghệ trong nhiếp ảnh sử dụng cảm biến của máy ảnh để đo lượng ánh sáng thực tế đi qua ống kính và tự động điều chỉnh công suất đèn flash để đảm bảo phơi sáng chính xác
Để điều khiển đèn flash hỗ trợ TTL, bạn cần sử dụng chức năng bù phơi sáng flash trên đèn hoặc máy ảnh. Khi dùng đèn flash TTL, khẩu độ và ISO không ảnh hưởng đến công suất đèn vì máy ảnh tự động điều chỉnh đầu ra dựa trên đo sáng. Nếu các cài đặt thay đổi, đầu ra sẽ tự bù. Để sáng tạo hơn, người chụp có thể kết hợp bù sáng của máy ảnh với bù sáng trên đèn flash để điều chỉnh tỷ lệ ánh sáng theo ý muốn.
Chế độ TTL của đèn flash phù hợp sử dụng trong các tình huống khi bạn di chuyển nhiều, chụp ở các cài đặt ánh sáng khác nhau hoặc thay đổi và không có thời gian để thử nghiệm trước khi chụp.
Cách hoạt động của đèn flash TTL
TTL là một cài đặt tự động và bạn rất dễ dàng để sử dụng. Để kích hoạt chế độ này, bạn chỉ cần nhấn vào nút menu của đèn flash và chọn TTL. Khi nhấn nút chụp, đèn sẽ tạo ra lượng ánh sáng theo số đo độ phơi sáng của máy ảnh. Nếu hình ảnh quá tối công suất đèn sẽ rất mạnh và ngược lại nếu hình ảnh sáng thì công suất đèn sẽ nhẹ hơn.
Đo sáng: Cảm biến trong máy ảnh sẽ đo lượng ánh sáng phản xạ từ chủ thể và so sánh với cài đặt phơi sáng hiện tại.
Điều chỉnh công suất: Dựa trên kết quả đo sáng, hệ thống TTL sẽ tính toán và điều chỉnh công suất đèn flash cần thiết để đạt được phơi sáng chính xác.
Chụp ảnh: Khi bạn nhấn nút chụp hoàn toàn, đèn flash sẽ phát ra ánh sáng với công suất đã được điều chỉnh, đảm bảo bức ảnh có phơi sáng đúng
Giống như chế độ tự động trên máy ảnh, chế độ TTL rất dễ sử dụng nhưng khó để bạn tùy chỉnh vì chế độ này hoạt động dựa theo cài đặt của máy ảnh nên việc điều chỉnh ánh sáng ở mỗi ảnh tương đối khó. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều chỉnh bằng cách bù sáng.
Flash thủ công là gì?
Với chế độ flash thủ công, cường độ ánh sáng và thời lượng của ánh sáng phát ra từ đèn flash sẽ không có sự kiểm soát của máy ảnh. Ở chế độ này, người dùng sẽ kiểm soát công suất của đèn bằng cách điều chỉnh cài đặt trong máy ảnh hoặc trên chính đèn flash. Khi sử dụng đèn flash thủ công, có bốn điều khiển bạn có thể sử dụng để đặt công suất đèn bao gồm điều chỉnh ISO trên máy ảnh, tăng hoặc giảm mức đầu ra từ đèn, điều chỉnh khẩu độ trên máy ảnh hoặc thay đổi khoảng cách giữa chủ thể và đèn flash.
Đèn flash thủ công hữu ích trong những trường hợp bạn phải chụp liên tục một loạt ảnh của đối tượng trong các điều kiện phơi sáng tương tự. Mức công suất được cố định đảm bảo rằng độ phơi sáng sẽ không thay đổi trong các ảnh.
Đèn flash thủ công cung cấp cho bạn khả năng kiểm soát hình ảnh ở mức cao nhất. Bạn có thể chọn lượng ánh sáng phù hợp để chụp ảnh mà không bị ảnh hưởng bởi cài đặt máy ảnh. Công suất đèn flash thủ công được đo bằng phân số với cài đặt 1/1 là ánh sáng sáng nhất mà đèn flash có thể phát ra. Khi kiểm soát được công suất của đèn, bạn có thể tùy chỉnh độ sáng tối trong hình ảnh của mình. Để có thể điều chỉnh chế độ thủ công của đèn flash tốt nhất, bạn cần thực hành và thử chụp ở nhiều độ sáng và công suất khác nhau.
Lựa chọn flash TTL hay flash thủ công?
Đèn flash TTL phù hợp sử dụng trong các tình huống mà khoảng cách giữa đèn flash và chủ thể thay đổi nhanh chóng. Chế độ này sẽ tự động điều chỉnh công suất đèn flash khi khoảng cách giữa bạn và máy ảnh thay đổi. Trong khi đó flash thủ công lại là chế độ tốt nhất nếu bạn muốn kiểm soát nguồn sáng. Tuy nhiên chế độ này có nhược điểm là bạn cần tìm ra công suất tối ưu để có được độ phơi sáng chính xác. Vì thế chế độ thủ công thường được sử dụng khi chụp ảnh chân dung, cận cảnh.
Đa số mọi người sẽ sử dụng chế độ thủ công và chỉ sử dụng TTL khi muốn chụp ảnh đối tượng đang chuyển động. Nếu bạn thấy bóng tối phía sau chủ thể và muốn khắc phục điều này thì chế độ flash thủ công và bộ khuyếch tán sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể trong hình ảnh của bạn. Đèn flash TTL vẫn là thiết bị lý tưởng với những người mới bắt đầu sử dụng đèn và khi chụp ảnh đối tượng chuyển động.
Tóm lại, đèn flash là một công cụ quan trọng trong nhiếp ảnh, giúp cải thiện chất lượng ảnh trong nhiều tình huống khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng đèn flash cần phải có kỹ năng và hiểu biết về cách điều chỉnh cài đặt để đạt được kết quả tốt nhất.
Việc lựa chọn flash TTL hay flash thủ công sẽ phụ thuộc vào mục đích chiếu sáng của người dùng. Mỗi chế độ flash đều có ưu điểm và nhược điểm, vì vậy tùy vào từng trường hợp khác nhau mà bạn có thể lựa chọn chế độ phù hợp.