.
.
.

Hiểu nhanh về “Stop phơi sáng” trong nhiếp ảnh

Khái niệm “Stop phơi sáng”

Để hiểu về khái niệm “Stop phơi sáng”, bạn cần hiểu rằng phơi sáng trong nhiếp ảnh được kiểm soát bởi 3 yếu tố: tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính và giá trị ISO. 

Khi sử dụng “Stop”, nó sẽ giúp bạn có sự so sánh trực tiếp. Qua đó tự điều chỉnh 3 yếu tố này làm sao để đạt được lượng ánh sáng phù hợp nhất cho bức ảnh. 

Khái niệm “Stop phơi sáng” tưởng chừng phức tạp và khó hiểu, nhưng thực chất nó lại rất đơn giản, dễ hiểu và dễ kiểm soát. Có thể hiểu rằng: 1 stop là là giá trị thể hiện khi tăng gấp đôi hoặc giảm một nửa số lượng ánh sáng đi vào khi chụp một bức ảnh.

anh stop 1

Ví dụ như khi bạn được hướng dẫn rằng hãy tăng thêm 1 stop cho bức ảnh của bạn, điều này có nghĩa là tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh so với bức ảnh đã được chụp.

Mối quan hệ giữa “Stop phơi sáng” và tốc độ màn trập 

Tốc độ màn trập được hiểu là khoảng thời gian màn trập mở ra khi thực hiện chụp một bức hình. Thời gian mở màn trập càng dài thì ánh sáng đi vào càng nhiều. Nhờ đó độ phơi sáng sẽ càng mạnh hơn. Vì vậy việc chia đôi hay nhân đôi tốc độ màn trập sẽ có tác dụng tăng hay giảm 1 stop phơi sáng. 

Ví dụ như, khi thay đổi tốc độ màn trập từ 1/100 lên 1/200, lượng ánh sáng đi vào sẽ giảm đi một nửa. Điều đó đồng nghĩa với việc đã giảm đi 1 stop ánh sáng. Tương tụ nếu thay đổi tốc độ màn trập từ 1/60 xuống 1/30 sẽ tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi vào, đồng nghĩa với tăng 1 stop ánh sáng. 

anh stop 4

Máy ảnh hiện nay hầu hết đều cung cấp chức năng thay đổi tốc độ màn trập tương ứng với 1/3 stop, 3 lần xoay bánh xe mới là thay đổi 1 stop. Kết lại, đối với tốc độ màn trập, quy tắc thực sự đơn giản: tăng độ phơi sáng của bạn bằng cách, giảm một nửa tốc độ màn trập và ngược lại.

Mối quan hệ giữa “Stop phơi sáng” và độ nhạy sáng (ISO)

ISO sẽ cho biết độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh đang ở mức nào so với ánh sáng. Nếu cảm biến đủ nhạy sẽ cho ra độ phơi sáng tương đương với máy khác, dù chỉ thu được lượng ánh sáng ít hơn. Có nghĩa là bạn có thể sử dụng khẩu độ nhỏ hơn hoặc tốc độ màn trập nhanh hơn trong cùng một điều kiện chụp ảnh.

Ngoài ra, giá trị ISO càng cao thì độ nhạy của cảm biến càng cao. Giống tốc độ màn trập, mối quan hệ giữa các giá trị rất đơn giản. Việc tăng gấp đôi giá trị ISO cũng tương ứng với tăng 1 stop phơi sáng –  giảm một nửa giá trị ISO là giảm đi 1 stop phơi sáng.

anh stop mt 1

Ví dụ như khi chuyển từ ISO 100 sang ISO 200 tăng gấp đôi độ nhạy của cảm biến, khiến tăng 1 stop. Chuyển từ ISO 800 xuống ISO 400 là giảm 1 stop.

Mối quan hệ giữa “Stop phơi sáng” và khẩu độ

Khẩu độ được đo lường sử dụng số F (hay còn gọi là “f-number” hoặc “f-stop”) , mô tả đường kính của khẩu độ. Một số f-number có giá trị thấp sẽ tương ứng với độ mở ống kính lớn (tương đương với việc ánh sáng sẽ đi vào nhiều hơn). Trong khi đó f-number có giá trị cao tức thị độ mở ống kính càng hẹp (ít ánh sáng đi vào).

Do cách tính f-numbers khá khác nhau, nên việc tăng gấp đôi hay chia nửa sẽ không tương ứng với việc tăng hay giảm 1 stop. Bạn phải nhân và chia với số 1.41 (tương ứng với căn bình phương của 2). 

anh stop kd

Ví dụ như từ f/2.8 tới f/4 sẽ là giảm 1 stop phơi sáng vì: 4 = 2.8 * 1.41. Từ f/16 tới f/11 là tăng 1 stop phơi sáng do 11 = 16 / 1.41. Tương tự với tốc độ màn trập, hầu hết các máy ảnh cho phép thay đổi khẩu độ tương ứng với 1/3 stop.

“Stop phơi sáng” có thể thay đổi

Như đã nêu ở phần khái niệm, “1 Stop phơi sáng” giúp ta có thể so sánh trực tiếp các giá trị trong tam giác phơi sáng: tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO. Qua đó bạn có thể tùy biến các giá trị này để đạt được độ phơi sáng hợp lý nhất.

Ví dụ, bạn đang chụp một khung cảnh với tốc độ 160, f/8 và ISO 200. Qua mắt thường có thể bạn cảm thấy khung cảnh đã đủ ánh sáng. Có điều, nó lại bị mờ do out-net và bạn cảm thấy sẽ phải giảm tốc độ màn trập xuống 1/120 để đảm bảo bắt nét chính xác các chủ thể. 

anh stop 5

Thay đổi 1 stop trong tốc độ màn trập như vậy sẽ làm giảm ánh sáng đi vào, bức ảnh sẽ trở nên tối hơn vì bạn đã giảm đi một nửa lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh. Vì vậy bạn sẽ phải tìm cách bù trừ 1 stop này bằng cách thay đổi các giá trị khác.

Cách đổi cũng rất đơn giản. Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách bạn mở khẩu độ to hơn để ánh sáng đi vào nhiều hơn, thay đổi từ f/8 thành f/5.6 để tăng 1 stop ánh sáng, hoặc có thể tăng ISO từ 200 lên 400 cũng sẽ cho ra kết quả tương tự.

Lưu ý khi thay đổi giá trị phơi sáng

Tốc độ màn trập:  Nếu tốc độ màn trập quá thấp, bức ảnh của bạn có thể bị mờ do bắt nét chủ thể chưa đủ nhanh hoặc chụp bị rung khi cầm các ống kính to nặng lúc chụp trong tối.

 Khẩu độ: Khẩu độ to sẽ có độ sâu trường ảnh khá mỏng. Nếu bạn mở ống kính quá to thì sẽ không thể bắt nét tất cả chủ thể cùng lúc. Ngược lại, nếu bạn khép ống kính quá hẹp, bạn sẽ không thể tách biệt được chủ thể khỏi môi trường khi chụp chân dung. Đây là những yếu tố về khẩu độ cần cân nhắc và xem xét.

– ISO: càng cao, bức ảnh sẽ càng bị mất đi nhiều chi tiết, độ nét, và màu sắc do hình ảnh bị nhiễu hạt nặng.

Chung quy lại, bạn cần phải nắm được rằng, sự phơi sáng trong nhiếp ảnh được kiểm soát bởi 3 yếu tố: tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính và giá trị ISO. “Stop phơi sáng” giúp bạn so sánh trực tiếp và thay đổi 3 yếu tố này để đạt được lượng ánh sáng phù hợp nhất cho bức ảnh.

anh stop 2 1

Giống như mọi nguyên tắc khác trong nhiếp ảnh, điều chỉnh những yếu tố này luôn phải đạt trạng thái cân bằng. Bạn phải quyết định đâu là hiệu ứng mình muốn trong các bức ảnh, và thiết lập các thông số và chế độ để đạt được hiệu quả lớn nhất mà không xảy ra rủi ro tiềm tàng dẫn đến bức ảnh bị thất bại vì không đúng kĩ thuật.

“Stop phơi sáng” là một công cụ rất hữu dụng để đem ra cân nhắc và sử dụng, giúp bạn thay đổi các chế độ dễ dàng và kiểm soát chặt chẽ hơn nội dung và bối cảnh của mình. 

Nguồn tham khảo: binhminhdigital, diadiemcheckinhanoi, vuanhiepanh

Leave a Comment