Trong nhiếp ảnh, chụp ảnh chân dung là trường phái khiến nhiều nhiếp ảnh gia đắn đo. Bởi lẽ, để chụp một bức ảnh chân dung hay cận mặt phải đòi hỏi nhiều yếu tố. Từ khách quan lẫn chủ quan để quy định bức ảnh hoàn ảnh.
Mỗi người lại có gương mặt và cấu trúc khác nhau. Đa phần mọi người đều có gương mặt không đối xứng. Vì thế, mỗi khi chụp ảnh chân dung, chúng ta thường phải mất nhiều thời gian để có thể tinh chỉnh góc mặt, set up background hay hậu kỳ để cho ra bức ảnh “chuẩn không cần chỉn”.
Chụp chân dung cận mặt là gì?
Kiểu chụp ảnh cận cảnh khuôn mặt là kiểu chụp chân dung phổ biến nhất. Chân dung cổ điển hay truyền thống sẽ gợi nhớ đến những hình ảnh có khuôn mặt là yếu tố chiếm ưu thế.
Mọi người sử dụng ảnh chân dung để lột tả hình ảnh đặc trưng của một cá nhân. Chủ thể thường nhìn chính diện vào máy ảnh. Đúng với tên gọi là “chụp cận cảnh khuôn mặt”, toàn bộ hoặc chỉ 2/3 gương mặt đều có thể được sử dụng. Những bức ảnh này luôn để lại ấn tượng rất mạnh cho người xem.
Cách chụp ảnh mặt đẹp, bí quyết chụp ảnh khuôn mặt đẹp là điều nhiều người tìm kiếm khi muốn có một bức hình xinh đẹp để đăng tải trên mạng xã hội. Vì thế, để có bức ảnh chân dung đẹp nhất phải tìm được góc mặt đẹp nhất của chính mình. Để thực hiện được việc làm này, việc của bạn chỉ cần làm là nghiêng mặt theo góc nào đó khi ống kính máy ảnh đến gần.
Cách chụp ảnh cận mặt đẹp
Lưu ý ánh sáng
Phải có ánh sáng tốt để bức ảnh trong hài hoà và không bị noise. Đặc biệt bạn có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên để bức ảnh chân thật và không bị noise. Có ánh sáng mặt trời đẹp, tự nhiên chiếu vào có thể giúp bạn chụp ảnh tự sướng tốt. Một điều khác tôi làm là lấy một mảnh giấy trắng và giữ nó bên dưới cằm, tạo ra ánh sáng tự nhiên, chiếu sáng khuôn mặt và cũng hạn chế gấp đôi hiệu ứng.
Nếu không thể thì chúng ta dùng các loại đèn chuyên dụng trong chụp ảnh. Kết hợp cùngt ấm hắt sáng để tạo ra bức ảnh tôn vinh được vẻ đẹp, đường nét trên gương mặt chủ thể.
Tận dụng flash để sáng tạo
Mặc dù tìm thấy ánh sáng tự nhiên và làm giảm bóng tối là những bí kíp chính để chụp ảnh tự sướng tốt, có những lúc bạn muốn chụp ảnh selfie và trời tối. Khi bật đèn flash lên, bạn có thể sáng tạo nhiều kiểu ảnh khác nhau. Thoả sức khoe dáng độc lạ để làm bức ảnh sinh động.
Các tips có thể tạo nên bức ảnh chân dung đẹp lung linh
Nâng cằm lên cao để có một bức ảnh chụp mặt đẹp
Không giống như gương mặt khi ở góc chính diện, gương mặt ở góc quay ngang đòi hỏi chủ thể cần nâng cằm cao lên.
Điều này sẽ giúp cho gương mặt có sức biểu cảm mạnh mẽ hơn và làm cho cổ của mẫu được thanh mảnh hơn, gò má cũng cao hơn.
Những cô gái đáng yêu trẻ trung năng động thì chắc chắn không thể bỏ qua bí quyết chụp cận mặt đẹp cười tít mắt. Nụ cười càng tự nhiên sẽ bức ảnh trở nên xinh đẹp và có hồn.
Bố cục ảnh chân dung tập trung vào đôi mắt
Một bức ảnh tập trung vào một yếu tố nào đó sẽ làm nổi bật nét đặc trưng của nó. Khi chụp chân dung, việc lấy nét để làm nổi bật đôi mắt chủ thể là nguyên tắc không nên bỏ qua. Khi nhìn vào một bức ảnh có điểm nhấn là đôi mắt khiến người xem có thể cảm nhận cái hồn được truyền tải trong bức ảnh.
Quy luật khoảng trống để chụp ảnh chân dung
Trong mọi trường hợp chụp ảnh, đặc biệt là đối với ảnh chân dung, cần để trống một khoảng không gian cho mẫu nhìn. Tuy nhiên, nếu bức ảnh có nhiều chủ thể thì việc để khoảng trống phía sau quá nhiều sẽ giảm đi độ tập trung của bức ảnh. Vì vậy, bố cục trong ảnh chân dung cần khoảng trống ở phía trước chủ thể.
Mức độ khoảng trống nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của mẫu hoặc stylist. Trong một vào trường hợp, nhiếp ảnh gia sẽ tận dụng quy tắc khoảng trống để dẫn dắt người xem tiếp cận một yếu tố trong bức ảnh được chụp.
Quy tắc đơn giản và tối giản
Một trong những bố cục chụp ảnh chân dung mạnh mẽ lại chính là sự đơn giản. Khi chụp ảnh tức là chụp trên nền giản dị sẽ không gây ra sự phân tán chú ý khỏi chủ thể. Chẳng hạn như bạn có thể xoá phông bức ảnh hay chọn background đơn giản như cánh đồng lúa, bầu trời, bức tường ít hoạ tiết. Khi chụp chân dung cho chủ thể người, nhiếp ảnh gia có thể zoom vào một phần đối tượng và tập trung chỉ một hoặc một vài chi tiết để tạo bố cục tối giản
Bố cục trung tâm
Đưa mẫu vào vị trí trung tâm của bức hình là một bố cục hình ảnh có thể dùng được cho những người không chuyên. Với bố cục này, sẽ không mất nhiều thời gian để cho ra đời một bức ảnh toàn diện. Tuy nhiên, đây không phải phương án được ưu tiên. Người chụp ảnh chuyên nghiệp sẽ biết cách tìm được góc đẹp nhất để mẫu xuất hiện trong bức ảnh.
Đừng quên nguyên tắc ⅓
Trong nhiếp ảnh, quy tắc bố cục 1/3 được xem là ‘quy tắc vàng’ mà ai cũng cần ghi nhớ. Một trong những quy luật căn bản nhất để điều chỉnh bố cục trong nhiếp ảnh nói chung và chụp ảnh chân dung nói riêng là quy luật 1/3. Với bố cục này, người chụp dùng 2 đường ngang và 2 đường dọc để chia khung hình thành 9 phần bằng. Khi chụp, các chủ thể sẽ được đặt vào điểm gây chú ý nhất trong khung hình là các giao điểm của các đường, thông thường tính từ cạnh dưới lên, là vị trí hai điểm giao nhau ở 2/3 bức ảnh.