Lợi ích của phối màu trong chụp ảnh
Về phương diện màu sắc và những quy tắc phối màu không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực mỹ thuật, thiết kế mà trong nhiếp ảnh, đây cũng là yếu tố đóng vai trò quyết định cảm xúc, hiệu ứng thị giác cũng như chất lượng của hình ảnh.
Vì vậy, nếu có thể hiểu rõ về cách sử dụng màu sắc và cách phối màu tốt, người chụp có thể chủ động nắm bắt cách tạo ra sự phối màu đặc sắc hơn, bức ảnh nhìn cuốn hút hơn và có thể truyền tải được thông điệp tốt hơn.
Các kiểu phối màu phổ biến trong nhiếp ảnh
Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Phối màu đơn sắc có thể hiểu đơn giản phương thức phối màu chỉ có một màu. Với cách phối màu này, khi sử dụng các biến thể đậm nhạt và độ bão hòa của màu giúp tạo ra những hình ảnh thú vị, tăng độ hút mắt với hiệu ứng thị giác tốt. Từ đó khiến cho khung hình trở nên bớt nhàm chán và đơn điệu.
Phối màu đơn sắc sẽ thường được sử dụng trong thể loại ảnh chụp minimalism (ảnh tối giản). Kiểu phối màu này sẽ giúp người xem tập trung nhiều hơn và trọng tâm vào đối tượng chủ thể, giảm tránh những chi tiết và các yếu tố gây phân tán cái nhìn của người xem. Đồng thời, nó cũng giúp tạo ra những hình ảnh đơn giản nhưng mang đường nét sắc sảo và ấn tượng.
Phối màu bổ sung (phối màu tương phản)
Phối màu bổ sung (hay còn được gọi là phối màu tương phản), có thể hiểu trên bánh xe màu, đây là hai màu nằm ở phía đối diện nhau. Việc lựa chọn phối màu tương phản này sẽ cho phép bạn chọn lọc được màu sắc tốt hơn, qua đó có thể làm nổi bật chủ thể chụp chính hoặc có thể tạo ra các màu trung tính hiệu quả.
Mặt khác, những cặp màu bổ sung cũng giúp đem lại sự tương phản về màu ấn tượng và thu hút sự chú ý của người xem tốt hơn. Vậy nên đây cũng là kiểu phối màu được nhiều nhiếp ảnh gia áp dụng để tạo ra hình ảnh với độ tương phản cao.
Phối màu liền kề trong nhiếp ảnh
Gần giống như kiểu phối màu đơn sắc, phối màu liền kề là khái niệm mô tả kiểu phối màu đem đến phần nhìn đơn sắc nhưng thật sự lại phong phú hơn. Đây là phương pháp sử dụng nhóm màu gần kề nhau trên vòng thuần sắc. Từ đó tạo nên cảm giác liền mạch và mượt, ưa nhìn hơn cho tổng thể màu sắc của một khung hình.
Sự kết hợp sử dụng giữa những gam màu liền kề sẽ mang lại cho bức ảnh của bạn một cảm giác hài hòa, cân đối. Ngoài thiên nhiên, những màu sắc liền kề này giúp đem lại cho đôi mắt người xem cảm giác dễ chịu và thoải mái. Đây cũng là cách phối màu trong chụp ảnh này được sử dụng khá nhiều trong nhiếp ảnh thời trang, ẩm thực và ứng dụng khá đa dạng nhiều lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, có thể với nhiều người mới, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tập phối các màu sắc liền kề cho bức ảnh chụp trở nên tuyệt vời hơn. Vì không dễ để có thể tìm thấy những sự vật hoặc bối cảnh có màu sắc gần nhau trên các màu vòng tròn màu. Tuy nhiên, luyện tập kiên trì và nhạy trong cách nhìn nhận màu sắc trong bối cảnh chụp sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng hơn.
Một ví dụ bạn có thể tưởng tượng để dễ hiểu hơn về cách phối màu này đó là các gam màu trong bộ màu xanh liền kề. Đó có thể là màu xanh dương làm chủ đạo kết hợp cùng hai màu bổ trợ là xanh lá và xanh lục lam, qua cách phối màu này có thể giúp đem lại một bức ảnh với cảm giác hài hòa, dễ chịu cho người nhìn. Ngược lại, nếu bạn muốn tạo cảm giác năng động và mạnh mẽ hơn, có thể sử dụng những gam màu ấm như đỏ vàng và cam cho bức ảnh của mình.
Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)
Đối với phương pháp phối màu bộ ba này, nó được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa ba màu cách đều nhau trên bánh xe màu. Chẳng hạn như màu đỏ – vàng – xanh dương hay cam – xanh lá – tím được xem là một bộ ba.
Ở cách phối màu này, hãy sử dụng một màu làm chủ đạo và hai màu còn lại giúp bổ trợ để màu sắc bức ảnh nhìn hài hòa và cân đối hơn. Bạn có thể thử dùng đa dạng cách bài trí bối cảnh cho bức ảnh để biến một màu thành chủ đạo. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn các góc máy khác nhau hay thay đổi vị trí các chi tiết trong khung hình thể tạo ra bức ảnh đúng ý nhất.
Phối màu bổ túc bộ tứ (Tetradic)
Phương pháp phối màu bổ túc bộ tứ (Tetradic) thường được đánh giá là kiểu phối màu khó nhất trong các nguyên tắc phối màu. Với sự hòa hợp của màu Tetradic khi kết hợp của bốn màu gồm hai bộ màu bổ sung bất kỳ. Theo đó, phương pháp phối màu này có thể được pha trộn từ hai cặp màu bổ sung liền kề nhau hoặc cách nhau.
Từ đó có thể tạo ra cặp màu liên kết theo hình tứ trụ có trên bánh xe màu. Tuy nhiên, điều đặc biệt của loại phối màu này đó là khó vận dụng chính xác và cần thời gian để chọn lọc ra các gam màu nóng, lạnh.
Luyện tập góc nhìn sáng tạo
Trong quá trình lựa chọn bối cảnh để chụp, hãy cố gắng tập cho bản thân luôn nhìn mọi sự vật và bối cảnh theo hướng mới lạ. sáng tạo và giàu trí tưởng tượng nhất. Nhờ đó mà bạn có thể tạo ra được nhiều cách phối màu độc lạ và ấn tượng, giúp cho bức ảnh của bạn trở nên nổi bật hơn và có phong cách hơn.
Không phải lúc nào trong quá trình thực hiện luyện tập này, bạn sẽ có được những bức ảnh đẹp đúng mong muốn. Tuy nhiên kiên trì rèn luyện này sẽ giúp bạn dần nâng cao khả năng cảm thụ màu sắc trong nhiếp ảnh. Một khi trở nên thuần thục và lành nghề, bạn có thể sử dụng màu sắc một cách chính xác và chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, cũng biết cách cảm nhận và phối màu tự nhiên hơn.
Kết hợp màu sắc tốt nhất trong nhiếp ảnh
Màu sắc chụp ảnh dưới ánh sáng mặt trời khắc nghiệt sẽ trông rất khác với màu sắc tương tự trong ánh sáng trong nhà mềm mại. Cường độ ánh sáng quan trọng nhưng góc chiếu sáng còn quan trọng hơn. Trong mỗi vị trí chiếu sáng của ánh sáng các màu sắc trên khăn của người mẫu nhìn rất khác nhau.
Nguồn tham khảo: vhdigital, zshop, VJ Shop