Tìm hiểu về AF
AF được hiểu là từ viết tắt của Auto Focus, tức là những ống kính có khả năng lấy nét tự động khi kết hợp với các máy ảnh chuyên nghiệp. Dù là DSLR, Mirrorless hay Micro Four Thirds, người dùng chỉ cần chọn điểm lấy nét, bấm nửa cò chụp là hệ thống lấy nét của máy sẽ tự động lấy nét nhờ những tín hiệu tự động từ ống kính gửi về.
Bên trong thân ống sẽ có các động cơ lấy nét tự động được tích hợp vào, giúp ống tự bắt nét theo đối tượng ở điểm lấy nét trên thân máy đã chọn. Hầu như các dòng máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều có tính năng này. Và cũng có nhiều phương pháp lấy nét tự động (AF) khác nhau.
Ưu điểm của chế độ AF
Đối với chế độ AF, hầu hết các trường hợp, chế độ này được cho là rất hiệu quả khi giúp người dùng nhanh chóng lấy nét đúng đối tượng cần chụp. Khi bạn chụp ảnh ở chế độ AF, bạn chỉ cần nhấn nhẹ nút chụp (nhấn nhẹ và không nhấn hết) để kích hoạt chức năng AF.
Sau đó, máy ảnh sẽ tự động lấy nét, sau khi thấy hình ảnh đã ổn, bạn chỉ cần nhấn nút chụp (“nhấn hết” nút chụp) là xong.
Lấy nét tự động gồm 3 loại: AF-S lấy nét tự động từng ảnh dùng để chụp thể tĩnh hay phong cảnh, AF-C lấy nét tự động liên tục thường dùng cho chụp ảnh thể thao, AF-A lấy nét tự động linh hoạt khi bạn muốn chụp nhiều chủ thể cùng một lúc mà không phải chuyển lần lượt sang từng ảnh.
Để kiểm soát nhiều hơn đối với bố cục ảnh, bạn có thể chọn trước một vùng AF hiệu dụng (hay điểm AF) trong thao tác lấy nét tự động.
Ưu điểm của chế độ này là thao tác rất đơn giản, và nếu bạn muốn kiểm soát nhiều hơn bố cục ảnh, bạn có thể chọn trước một vùng AF hiệu dụng hoặc điểm AF trong lúc lấy nét tự động.
Bên cạnh đó, phần lớn (khoảng 90%) các ống kính AF nào cũng được trang bị nút điều chỉnh chuyển đổi giữa lấy nét tự động và lấy nét tay. Có nghĩa là nếu bạn tắt tính năng AF đi thì chiếc ống của bạn sẽ biến thành một ống kính MF đúng nghĩa.
Tất cả các ống AF đều có vòng lấy nét tay để hỗ trợ lấy nét MF. Nếu không muốn, bạn vẫn có thể dùng nút tùy chỉnh để chuyển từ chế độ lấy nét tay sang chế độ lấy nét tự động dễ dàng.
Nhược điểm của AF
Có điều, AF cũng không hoàn hảo và có giới hạn đối với chức năng của nó. Đôi khi trong 1 số trường hợp, đối tượng hoặc cảnh làm cho bạn khó hoặc thậm chí không thể lấy nét.
Ví dụ như khi đối tượng ở một vị trí thiếu sángi, khi nó là cảnh có độ tương phản thấp hoặc khi nó là cảnh trong đó đôi khi đối tượng bị che bởi các vật thể ở gần hơn (chẳng hạn như khi chụp động vật trong lồng), AF không thể lấy nét dễ dàng. Những tình huống như thế này này chính là những lúc bạn cần chuyển qua sử dụng MF một cách hiệu quả.
Tìm hiểu về MF
MF được hiểu là từ viết tắt của Manual Focus, chỉ những ống kính chỉ có khả năng lấy nét bằng tay chứ không có khả năng lấy nét tự động. Bên trong ống không có các động cơ lấy nét tự động. Nếu muốn lấy nét ở bất kỳ điểm nào, người dùng phải dùng tay xoay vòng lấy nét trên thân ống để tự điều chỉnh vùng nét.
Ưu điểm của MF
Khi bạn không thể sử dụng chế độ AF để lấy nét thì MF là lựa chọn hoàn hảo nhất. Với việc nhìn qua khung ngắm của máy ảnh và xoay vòng lấy nét trên ống kính bằng tay, bạn vẫn có thể lấy nét hiệu quả. Một lưu ý nhỏ là bạn nên phóng to vùng lấy nét khi ở chế độ Live View, để có thể lấy nét chính xác hơn.
Nhược điểm của MF
Vì chúng ta có thể quan sát đối tượng trong khi điều chỉnh tiêu điểm ở chế độ MF, nó giúp cho chúng ta có thể lấy nét chính xác hơn. Nhưng, toàn bộ quy trình mất nhiều thời gian hơn. Chúng ta phải dành ra thời gian lấy nét trước khi chúng ta có thể chụp thực tế.
Khi nào nên ưu tiên dùng MF hơn AF?
Như đã nói ở trên, chế độ AF không phải lúc nào cũng sử dụng được vì 1 số trường hợp đặc thù. Vì vậy, những lúc không thể dùng AF thì MF chính là lựa chọn phù hợp. Đối với nhiều nhiếp ảnh gia, MF là lựa chọn ưu tiên của họ vì có thể điều khiển các góc chụp và lấy nét theo đúng ý của bản thân. Và dưới đây là những trường hợp nên dùng chế độ MF:
Chụp ảnh Macro
Khi chụp macro, độ sâu của trường ảnh quá ngắn chính là một thách thức đối với ống kính AF, lúc này việc chủ động lấy nét chính là mấu chốt quan trọng để có một bức ảnh đẹp.
Với những ảnh loại này, bạn nên lấy nét thủ công để điểm lấy nét là tốt nhất và không bị lệch qua những phần không mong muốn như khi dùng AF.
Nhiều đối tượng giống nhau được sắp đặt trong cùng một bức ảnh
Với trường hợp này, máy ảnh rất khó có thể xác định chính xác chủ thể mà bạn muốn chụp. Ví dụ như một bãi cỏ chẳng hạn. Vì vậy, bạn nên tự mình lấy nét bằng chế độ MF để đảm bảo độ chính xác của bức hình.
Ánh sáng yếu
Ảnh thiếu sáng thường có độ nhạy sáng không đều giữa các vùng của một bức ảnh. Chính vì vậy nếu dùng chế độ lấy nét tự động AF, hệ thống phải xoay chuyển liên tục để chọn đúng đối tượng. Chính vì vậy, bạn nên chuyển sang chế độ lấy nét MF để chụp được bức ảnh hoàn hảo nhất.
Chụp “xuyên qua” đối tượng
Bạn sẽ có một bức ảnh thực sự nổi bật bằng cách giữ các đối tượng gần nhất với tiêu cự của ống kính và tập trung vào một chủ đề ở xa. Và để làm được điều nay, bạn cần phải dùng lens MF để đảm bảo các đối tượng ở xa vẫn vẫn được lấy nét một cách chính xác.
Ảnh chân dung
Khi chụp ảnh chân dung, thông thường các đối tượng cần làm rõ nét sẽ là đôi mắt, gương mặt. Chế độ chụp MF sẽ giúp bạn thực hiện điều này được chính xác nhất.
Chụp phong cảnh
Đặc trưng của dạng ảnh phong cảnh là sẽ luôn có rất nhiều chủ thể trong 1 khung hình. Nhưng chế độ AF lại luôn tự động lấy nét chủ thể chính và làm mờ phần còn lại của khung cảnh. Vậy nên khi đó, bức ảnh chụp phong cảnh của bạn chẳng khác nào một bức ảnh chân dung.
Nếu bạn đang muốn chụp ảnh lấy toàn bộ khung cảnh hoặc có chủ đích lấy 1 chủ thể nào đó khác thì AF sẽ không phải là lựa chọn cho bạn. Vậy nên, ống kính MF luôn được các nhiếp ảnh gia chụp hình phong cảnh ưu ái.