Thiết bị chiếu sáng
Nếu bạn sử dụng đèn flash, việc chiếu sáng vào đồ ăn từ phía trước sẽ làm cho món ăn trông bị phẳng và không bắt mắt. Hãy đảm bảo luôn chiếu sáng món ăn từ hai bên hoặc phía sau để tạo độ tương phản với vùng sáng và vùng tối. Điều này có thể giúp món ăn trông ấn tượng và hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, nếu bạn có các đạo cụ trong bối cảnh chụp, nên chiếu sáng chúng một cách chính xác. Trong một số trường hợp, các đạo cụ có thể yêu cầu được chiếu sáng riêng với món ăn để tạo ra sự khác biệt trong cảnh chụp. Với những gợi ý trên, bạn có thể sử dụng đèn LED hoặc đèn flash cùng góc chụp tốt để đảm bảo ánh sáng chất lượng khi chụp ảnh đồ ăn.
Chọn nền cho ảnh đồ ăn
Việc chọn nền với việc chụp đồ ăn rất quan trọng vì phải làm sao để có thể làm nổi bật món ăn mà nền cũng phải đủ đẹp. Mặc dù hình thức đồ ăn được ưu tiên hơn, nhưng luôn nhớ đừng bỏ qua phông nền. Hãy bố trí đơn giản và gọn gàng để người xem có thể nhận ra và tập trung vào món ăn ngay lập tức.
Bạn nên chọn nền càng đơn giản càng tốt, mà nếu thấy khó khăn thì bạn có thể dùng giấy trắng làm nền. Còn nếu bạn muốn dùng nền với những màu sắc khác nhau thì bạn nên chọn nền tương phản với màu của đồ ăn mình định chụp sẽ giúp làm nổi bật đồ ăn lên đấy.
Mặt khác, bạn có thể sử dụng khẩu độ lớn như f/2,8 để tạo độ sâu trường ảnh nông. Phần này sẽ giúp cho món ăn và đạo cụ được lấy nét đồng thời vẫn giữ cho bối cảnh không bị mất nét nhưng vẫn có thể chú ý những gì ở hậu cảnh.
Nhưng nên nhớ rằng ống kính được chọn cũng sẽ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh. Nếu bạn chụp với ống kính góc rộng, độ sâu trường ảnh ở f/2,8 sẽ không nông như khi bạn sử dụng tiêu cự tầm trung hoặc ống kính tele.
Nếu món ăn bạn chụp đã có một số màu sắc, hãy để ý đến sự tương phản của chúng và tập trung vào chúng. Nếu không, bạn có thể cân nhắc thêm các yếu tố liên quan vào đĩa thức ăn để thêm gia vị cho bức ảnh.
Chú trọng vật dụng ở trên bàn
Đầu tiên cần lưu ý khi chụp ảnh đồ ăn là đồ vật ở trên bàn. Bạn đừng nên chỉ lấy máy ảnh ra rồi chụp chớp nhoáng mà nên dọn dẹp hết khăn giấy, những món đồ không cần thiết ở bàn, chỉ lại vật dụng bổ trợ cho món ăn thêm đẹp mắt.
Áp dụng góc chụp đồ ăn hiệu quả
Tính đối xứng trong nhiếp ảnh có thể tạo ra những bức ảnh trông nhạt nhẽo. Do đó, bạn có thể đặt món ăn ở một góc hoặc lệch tâm, như trong hình trên, để phá vỡ tính đối xứng và làm cho bức ảnh trở nên thú vị hơn.
Một trong những cách chụp đồ ăn tuyệt vời hiện nay chính là “Top Down” – chụp từ trên xuống. Vì trong đa số trường hợp, món ăn sẽ nằm chính giữa khung hình với khoảng cách xung quanh bằng nhau nên cách đơn giản nhất là bạn hãy đứng lên và đưa điện thoại nhắm thẳng vào đồ ăn.
Góc chụp thường được sử dụng nhất để chụp món ăn là góc 45 độ. Góc này tạo ra phối cảnh 3 chiều, làm cho món ăn trông ít phẳng dẹt hơn. Tùy thuộc vào món ăn, bạn có thể chụp ở góc thấp hơn.
Chẳng hạn như 30 độ hoặc thậm chí 15 độ. Tuy nhiên, một số món ăn có thể được thể hiện tốt nhất bằng ảnh chụp thẳng, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt. Tuy nhiên, bạn luôn có thể căn góc máy ảnh và chụp ảnh món ăn từ nhiều góc độ khác
Lấy nét
Việc lấy nét cho bức ảnh rất quan trọng. Một khi đã có được nguồn sáng tốt, lấy nét cho món ăn trở nên rất đơn giản. Điều quan trọng là bạn phải giữ vững điện thoại, máy ảnh và chỉ chạm nhẹ vào màn hình để lấy nét. Bạn nên chụp liên tiếp vài tấm để chọn tấm mà bạn thích nhất.
Tạo sự hấp dẫn cho người xem
Bạn hãy chọn những món ăn có thể thu hút mọi người như hải sản, bánh mì nhận thịt, cánh gà chiên hoặc bất cứ thứ gì liên quan đến lòng đỏ trứng. Chúng phải có màu sắc hoặc được trang trí đẹp mắt. Tránh những thứ không hấp dẫn bất kể chúng có ngon đến cỡ nào vì bạn sẽ phải tốn rất nhiều công sức để chỉnh sửa màu của nó sau khi chụp.