.
.
.

Tìm hiểu nhanh về các chế độ Flash trong nhiếp ảnh

Chế độ Flash xuyên qua ống kính (Through The Lens – TTL)

Chế độ TTL có thể được hiểu là chế độ đèn flash thông minh. Chế độ này sẽ cho phép đèn flash có thể đo độ sáng qua ống kính của máy ảnh, từ đó tự động điều chỉnh mức độ phát sáng để tạo ra lượng ánh sáng phù hợp. Cũng vì vậy nên chế độ TTL thích hợp cho các trường hợp chụp ảnh tốc độ nhanh, ảnh động hay đang gặp vấn đề về ánh sáng.

anh flash ttl

Bên cạnh đó cũng nhờ vào chế độ TTL này, người chụp có thể điều chỉnh linh hoạt các thông số như thời gian phát sáng và mức ánh sáng, sử dụng các đạo cụ hỗ trợ (chẳng hạn như diffuser hay bounce card). Nhờ đó, nó sẽ giúp tạo ra những hiệu ứng ánh sáng đa dạng mà vẫn giữ được sự tự nhiên trong ảnh chụp.

Chế độ thủ công (Manual – M)

Chế độ Manual – đúng như cái tên chế độ thủ công, đây là chế độ mà người chụp phải tự điều chỉnh công suất phát sáng của đèn flash nếu muốn đạt được mức độ ánh sáng như ý. Thường chế độ Manual sẽ hay được sử dụng trong studio hay với các trường hợp chụp ảnh có điều kiện ánh sáng ổn định. 

Khi sử dụng chế độ Manual Flash, bạn có thể tự điều chỉnh công suất ánh sáng của đen sao cho phù hợp với mức độ sáng trong môi trường. Trong đó, thông số mà bạn có thể điều chỉnh công suất trải dài ở nhiều mức, chẳng hạn như 1/1, 1/2, 1/4, 1/8, 1/16, 1/64, 1/128 và bạn có thể tuỳ chỉnh các giá trị này bằng cách xoay bánh xe trên máy. Tùy vào mỗi tình huống, có thể kết hợp thêm việc cài đặt ISO phù hợp để có được cường độ ánh sáng tốt nhất.

anh flash m

Chế độ tự động (Auto)

Ở chế độ auto tự động này, đèn flash sẽ tự điều chỉnh công suất sáng dựa vào thông tin đo sáng từ máy ảnh. Tuy nhiên với chế độ này, người dùng sẽ không thể soát trực tiếp cường độ ánh sáng của đèn. Do đó nó dễ dẫn đến việc người chụp sẽ không thể tự sáng tạo ra những hiệu ứng ánh sáng đặc biệt. Bên cạnh đó, chế độ auto cũng không phù hợp với việc trường hợp chụp ảnh đối tượng chuyển động nhanh. 

anh flash auo

Cũng vì vậy nên ưu điểm đáng lưu tâm nhất của chế độ auto đó là sự tiện lợi và dễ dùng, loại bỏ bớt được các bước cài đặt thủ công. Nó sẽ phù hợp tuỳ nhu cầu người chụp ra sao và giúp nhiếp ảnh gia tập trung chụp ảnh mà không cần quá bận điều chỉnh đèn.

Chế độ đồng bộ màn trước (Front Curtain Sync)

Chế độ đồng bộ màn trước này có thể được hiểu cách vận hành đó là sẽ đồng bộ hóa đèn flash để đánh sáng khi bạn bắt đầu phơi sáng. Khi đó chế độ này sẽ tạo ra sự dừng chuyển động. 

Bên cạnh đó, nếu bạn đang tác nghiệp trong một môi trường có những nguồn ánh sáng nhất định xung quanh và tiếp tục phơi sáng sau khi đèn flash đã nháy. Lúc đó đối tượng sẽ trở nên mờ đi tính từ điểm nó ở trong khung hình khi đèn flash nháy. Hiệu ứng này thường được gọi là “kéo màn trập”.

Chế độ đồng bộ hóa màn sau (Rear Curtain Sync)

Rear Curtain Sync – đồng bộ hóa màn sau sẽ được hiểu là việc đèn flash đánh sáng ở cuối quá trình phơi sáng. Để hiểu cụ thể và hình dung được sự khác biệt giữa kỹ đồng bộ hóa màn trước và màn sau, bạn có thể tưởng tượng trong một tình huống như có một đối tượng đang di chuyển ngang qua khung hình. Nếu như bạn chọn chụp đối tượng này với phơi sáng lâu và không dùng đèn flash thì đối tượng sẽ bị mờ theo chiều ngang. 

anh flash slow

Trong đó nếu chụp ảnh đối tượng qua kỹ thuật đồng bộ hóa màn trước, khi đó đối tượng sẽ bị đóng băng chuyển động, đồng thời vết mờ sẽ tiếp tục theo hướng đối tượng di chuyển. Còn nếu bạn chụp bằng đèn flash sử dụng đồng bộ hóa màn sau, đối tượng khi đó sẽ bị đóng băng khi đã kết thúc chuyển động và để lại một vệt mờ phía sau. 

Chế độ HSS (High-Speed Sync)

Với chế độ HSS, chế độ này sẽ cho phép người chụp dùng đèn flash với tốc độ màn trập cao hơn so với tốc độ đồng bộ của đèn flash. Chế độ HSS sẽ thường được sử dụng đối với những trường hợp môi trường có ánh sáng mạnh hay trong trường hợp muốn tạo ra hiệu ứng ánh sáng ấn tượng.

anh flash hss

Chế độ Second Curtain Sync

Chế độ Second Curtain Sync được hiểu là việc sử dụng đèn flash để chụp ảnh tạo ra hiệu ứng chuyển động. Trong đó, thay vì dùng màn trập trước, chế độ Second Curtain Sync sẽ dùng màn trập sau để có thể tạo ra hiệu ứng ánh sáng kéo dài.

Chế độ đồng bộ hóa chậm (Slow Sync)

Chế độ đồng bộ hóa chậm được hiểu là chế độ kết hợp phơi sáng đèn flash với thời gian phơi sáng dài hơn. Chế độ này sẽ phù hợp khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, nhất là khi chính chiếc đèn flash không đủ để có thể thể chiếu sáng bối cảnh.

Slow Sync nằm trong số ít chế độ đèn flash có thể sẽ cần dùng thiết bị hỗ trợ, ví dụ như chân máy, nhưng cũng tùy vào tình huống cần dùng ra sao. Dù vậy việc dùng thiết bị hỗ trợ cũng nhằm mục đích thu được phần hậu cảnh sắc nét chất lượng. 

anh flash rear

Chế độ Flash bổ sung

Chế độ Flash bổ sung (Fill Flash) còn thường được gọi bằng cái tên “Bật flash” (Flash On) hay “Buộc flash” (Forced Flash). Chế độ này sẽ kích hoạt đèn flash cho mỗi lần chụp, kể cả trong bối cảnh có ánh sáng tự nhiên đầy đủ để đảm bảo việc không bị mất chi tiết. Nó sẽ giúp cho việc giảm phần bóng dưới ánh nắng gay gắt hay trong trường hợp đối tượng chụp bị ngược sáng.

anh flash fill

Trong trường hợp chụp ảnh trong nhà, bạn hãy sử dụng đèn nháy mạnh để dội ánh sáng có thể dội từ bề mặt phù hợp. Qua đó tạo ra hiệu ứng ánh sáng đồng đều, nịnh mắt và chất lượng. 

Red-Eye Reduction (mắt đỏ)

Hiện tượng mắt đỏ thường xảy ra bởi nguyên do đèn flash khi đó ở vị trí gần cùng trục với chính ống kính. Đối với cách giải quyết, trong những cách tốt nhất để tránh bị hiệu ứng mắt đỏ là chỉ cần di chuyển đèn flash của bạn ra xa ống kính hơn, nhưng nếu điều này là không thể vì lý do này hay lý do khác, các nhà sản xuất máy ảnh cũng trang bị chế độ giảm mắt đỏ chuyên dụng này để giảm thiểu tác dụng.

Nguồn tham khảo: kyma, icamera

Leave a Comment