.
.
.

Lưu ngay những mẹo chụp ảnh pháo hoa hiệu quả

Xác định địa điểm và thời gian chụp ảnh pháo hoa

Thường thì những địa điểm diễn ra sự kiện bắn pháo hoa lớn trong gần như sẽ gặp tình trạng rất đông đúc và thường những con đường dẫn tới địa điểm này sẽ cấm phương tiện lưu thông. Vì vậy bạn hãy cố gắng đi sớm để tìm được vị trí đẹp, tiện lợi cho việc chụp hình, hoặc bạn cũng có thể tham khảo những khu vực không quá đông người xem nhưng phù hợp với mục đích chụp ảnh của bạn.

Đối với một vị trí để chụp pháo hoa tốt là nơi phải không có vật cản phía trước, có điểm tựa hoặc chỗ để bạn đặt/tì máy lên. Nếu địa điểm chọn để chụp có mặt nước như sông, hồ,…sẽ hỗ trợ khá tốt nếu muốn chụp hình ảnh pháo hoa phản chiếu dưới nước.

anh ph 1

Lưu ý một điều rằng bắn pháo hoa sẽ có những vị trí bắn tầm thấp và cả những vị trí bắn tầm cao. Nếu muốn có những bức ảnh chụp pháo hoa đẹp hơn, bạn nên tìm những địa điểm đứng ở vị trí cao như tầng thượng, tầng cao trên các tòa nhà, các khu vực đất có độ cao và thoáng đãng không gian…để có tầm nhìn tốt cũng như không gian chụp đủ thoải mái.

Bên cạnh đó bạn cũng nên chọn một địa điểm chụp không bị ảnh hưởng bởi ánh đèn nhân tạo như đèn đường, đèn từ các tòa nhà, kiến trúc xung quanh để không tác động đến quá trình phơi sáng. Lưu ý đến hướng gió để chọn vị trí đầu gió để hạn chế việc khói pháo lọt vào khung hình chụp. Nếu vị trí đứng chụp là ở trong đám đông, bạn nên đi cùng một người nữa để hỗ trợ ngăn cách bạn khỏi đám đông , tạo ra khoảng trống cho vị trí chụp ảnh của bạn.

anh ph dinh den

Ngoài địa điểm chụp, thời gian chụp pháo hoa cũng quan trọng không kém. Thường thì những màn pháo hoa được bắn sẽ theo mức độ tăng dần độ cao trào, tức là càng về cuối thì pháo hoa sẽ càng nhiều hơn, nhiều hình dáng đa dạng, đẹp mắt hơn lôi kéo sự thu hút của người xem.

Vì vậy như bạn đừng quá tập trung hết vào khoảng thời gian đầu chụp ảnh. Hãy căn chỉnh máy để chụp liên tục nhiều ảnh trong suốt quá trình chụp và chọn ra những bức ảnh ưng ý nhất.

Điều chỉnh và chuẩn bị máy ảnh tốt

Bạn hãy nhớ sạc pin đầy đủ, xóa bớt ảnh trong thẻ nhớ nếu bị đầy qúa, mang theo pin phụ và thẻ nhớ dự phòng có dung lượng lớn. Nhìn chung thì chụp ảnh pháo hoa sẽ khá tốn thẻ nhớ vì bạn sẽ phải chụp nhiều ảnh để lựa ra được vài bức ưng ý. 

Mặt khác, đối với vấn đề ảnh bị lỗi hay chụp chưa đẹp, có thể đó là những nguyên nhân chủ quan như cầm máy ảnh không chắc làm máy bị rung hoặc chưa bắt được khoảnh khắc chụp đẹp, góc chụp chưa tốt, màu sắc – ánh sáng bị lòe, dư sáng hoặc thiếu sáng…,

anh ph may

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khách quan như thời tiết không ủng hộ, có người khác vô tình lạc vào khung hình của bạn hay chạm vào người bạn lúc đang chụp. Bạn nên cân nhắc đến những trường hợp như vậy vì nó khá dễ gặp và chuẩn bị kỹ cách đối phó để tránh rủi ro.

Thiết lập sẵn các thông số máy ảnh phù hợp với chụp ảnh pháo hoa

ISO

Đừng nên chọn chế độ Auto ISO vì thường thì máy ảnh sẽ có xu hướng tự chọn ISO cao, mà bối cảnh xung quanh chụp pháo hoa đương nhiên là trời tối. Vì vậy điều này có thể khiến bức ảnh của bạn bị hỏng. Nên điều chỉnh ISO ở mức thấp, nó không vừa cho phép bạn giữ cho ảnh nằm trong mức phơi sáng mong muốn khi điều chỉnh khẩu độ và màn trập, lại vừa loại bỏ được phần hạt nhiễu ra khỏi ảnh chụp.

Dùng khẩu độ nhỏ

Điều chỉnh khẩu độ máy nhỏ, nằm trong khoảng từ f/8 – f/16. Nó sẽ cho phép lượng ánh sáng được đi qua ống kính ít đi. Như vậy sẽ giúp màu sắc trong những màn trình diễn pháo hoa đều được lưu lại khi phơi sáng.

Còn nếu bạn dùng khẩu độ lớn, nó sẽ tác động đến độ phơi sáng của bức ảnh, làm cho màu sắc từ các vệt sáng của pháo hoa bị mất màu và chuyển thành màu trắng. Đồng thời cũng khiến cho ảnh bị dư sáng vì sự ảnh hưởng của các nguồn ánh sáng khác. 

anh ph vet dai

Dùng tốc độ màn trập chậm

Dùng tốc độ màn trập chậm là điều cần thiết khi chụp ảnh pháo hoa vì nó sẽ kéo dài thời gian phơi sáng, đem lại những vệt sáng cực kỳ hào nhoáng và rực rỡ của pháo hoa. Đồng thời cũng giúp bạn chụp được cùng lúc nhiều pháo hoa trong một bức ảnh.

Đặt máy ở chế độ M (Manual)/Av/Fireworks/Landscape

Chế độ M sẽ cho phép bạn tự điều chỉnh các thông số chụp. Còn nếu máy ảnh của bạn không hỗ trợ chế độ này, bạn có thể chọn chụp theo chế độ ưu tiên khẩu độ (Av) hoặc chế độ chụp Landscape. Bên cạnh đó hiện nay cũng có khá nhiều máy ảnh đã có chế độ chụp pháo hoa (Fireworks), bạn có thể dùng thử để so sánh hiệu quả. Nhưng vẫn nên để chế độ M sẽ cho bạn những hình ảnh sáng tạo hơn.

anh ph

Chuẩn bị ống kính chụp pháo hoa

Nếu muốn chắc chắn nhất thì bạn hãy mang theo một ống kính Zoom. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng chiếc lens kit đi kèm với máy ảnh như 18-55mm hay 18-105mm. Ngoài ra chú ý nên nhớ tắt chống rung nếu được gắn trên tripod để ống kính bền hơn và ảnh đỡ bị nhòe.

Sử dụng tripod chụp pháo hoa

Chuẩn bị thêm một chân máy gọn nhẹ để mang theo sẽ là không thừa nếu bạn muốn đạt chất lượng ảnh tốt. Nó sẽ giúp bạn chụp ổn định, tránh rung lắc trong thời gian phơi sáng dài, tránh để ảnh bị mờ. Ngoài ra cũng hỗ trợ cố định thiết bị máy ảnh chụp trên những địa hình phức tạp. Nếu bạn chụp ở nơi có nhiều ánh sáng xung quanh, bạn nên mang theo dụng cụ che ống kính.

Nắp che viewfinder

Nắp che viewfinder sẽ giúp ngăn những ánh sáng thừa, gây ảnh hưởng đến khung hình của bạn. Có thể lúc chụp có thể bạn để ý lỗi này vì ánh sáng đó thường khá nhạt nhòa. 

Nhưng có thể khi chỉnh sửa ảnh ở khâu hậu kỳ, bạn sẽ nhìn thấy những ánh sáng đó trở nên rất nổi bật và ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của ảnh. Nếu bạn đang xài dạng máy hiện đại hơn, có những loại máy cung cấp sẵn viewfinder và bạn chỉ cần gạt nắp che xuống là xong.

Chụp ở góc rộng

Đa phần các bức ảnh pháo hoa đạt chất lượng tốt thường được chụp ở góc rộng vì nó cho phép chụp được các vệt sáng đi lên từ mặt đất và nổ bung ra trên bầu trời. Trong trường hợp không dùng chân máy, chụp ảnh góc rộng sẽ giúp hạn chế những tác động gây rung máy.

anh ph go rong

Vậy nên khi tìm kiếm một địa điểm thuận lợi để chụp ảnh, hãy nghĩ trước về những gì sẽ có trong tầm ngắm ở thiết lập góc rộng trên ống kính của bạn và đảm bảo có vị trí chụp đủ tốt, thoáng đãng và ít vật cản.

Còn nếu bạn dùng chân máy, có thể thử phóng to và chụp một vài bức cận cảnh để có được những hiệu ứng khác cho ảnh, lưu ý là những thiết lập phơi sáng nói chung vẫn không đổi.

Nguồn tham khảo: vuanhiepanh, duytom, sadesign

Leave a Comment