Sunstar là gì?
Khái niệm hiệu ứng Sunstar có thể hiểu đơn giản là những tia sáng toả ra, đi ra từ mặt trời. Hoặc nó cũng có thể là tia sáng phát ra từ bất kỳ nguồn sáng nào khác. Chẳng hạn như ánh trăng, đèn flash hay đèn đường vào ban đêm. Bên cạnh đó, nếu muốn chụp ảnh Sunstar chất lượng, nó sẽ phụ thuộc nhiều vào chất lượng ống kính và kỹ thuật tạo ra nó.
Những điều cần lưu tâm khi chụp Sunstar
Số f càng nhỏ, hiệu ứng tỏa sáng dạng sao càng mạnh
Để có thể tạo ra được những bức ảnh Sunstar đủ ấn tượng, bí quyết đầu tiên cần thực hiện đó và việc thiết lập khẩu độ. Thường kỹ thuật chụp thể loại ảnh Sunstar sẽ sử dụng khẩu độ nhỏ, nằm trong khoảng f/22 cùng với một ống kính góc rộng (có thể dùng ống kính 18mm). Tại đây, sử dụng khẩu độ nhỏ sẽ khiến các lá khẩu (blade) trong ống kính sẽ khép lại, chỉ để chừa một khoảng trống cực nhỏ để ánh sáng đi qua.
Cũng nhờ độ mở nhỏ này sẽ khiến cho ánh sáng bị nhiễu xạ hoặc bị cong, từ đó làm cho điểm phát sáng trở nên lấp lánh dưới hình dạng như ánh sao khi ánh sáng đi vào cảm biến. Quá trình này sẽ được ghi lại. Để có thể mường tượng rõ hơn về quá trình này, bạn có thể hiểu nó giống như khi mắt bạn nhìn vào một nguồn sáng nào đó, chẳng hạn như ngọn đèn. Nếu như bạn nheo mắt lại, bạn sẽ thấy các tia sáng phát ra như ánh sao xung quanh ngọn đèn đó.
Lựa chọn nguồn sáng phù hợp
Thực chất, có đa dạng nguồn sáng đều có thể tạo ra hiệu ứng Sunstar. Có điều nếu muốn để Sunstar dễ xuất hiện, bạn cần đảm bảo việc nguồn sáng đó là nguồn sáng tập trung. Tức là nó sẽ xuất hiện dưới dạng một điểm sáng mạnh duy nhất trong khoảng không gian của bối cảnh chụp. Vì vậy nếu chụp với các nguồn ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên như mặt trời, bạn có thể che nó đi một phần.
Qua đó, ở những phần tối hơn sẽ có hiệu ứng Sunstar xuất hiện. Bạn có thể tham khảo thêm một số cách che mặt trời phổ biến và hiệu quả, chẳng hạn như tận dụng địa hình như núi che ngang, dùng các sự vật khác như tán lá hay cành cây để che xung quanh.
Bên cạnh đó, một nguồn sáng chất lượng đó là nó phải đủ mạnh, có sự tương phản tốt giữa điểm sáng và vùng tối xung quanh thì mới có thể tạo ra hiệu ứng Sunstar. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc chụp ngoại cảnh khi khó kiểm soát được nguồn sáng.
Vào những ngày thời tiết trong xanh, không có sương mù, mây phủ sẽ không khiến mặt trời bị mờ đi. Từ đó sẽ giúp tạo ra hiệu ứng Sunstar rõ nét hơn. Trong khi đó ngược lại, nếu bạn đang ở trong không gian bị mây che khuất mặt trời hay sương mù trong không khí sẽ làm cho ánh mặt trời bị khuếch tán, không đủ tương phản để có thể tạo ra Sunstar.
Tính toán thời gian chụp ánh dương và ánh sao
Thông thường, những tia sáng phát ra từ mặt trời hay ánh đèn điện là những ánh sáng không phải được tạo ra từ những nguồn sáng trải rộng hoặc nguồn sáng khuếch tán. Mà nó được tạo ra từ những điểm sáng tập trung. Có thể hiểu điểm sáng tập trung là nơi mà ánh sáng phát ra từ một điểm duy nhất.
Mặt khác, nguồn sáng trải rộng tức vùng mà ánh sáng sẽ được phát ra trong một phạm vi rộng hơn. Có thể hình dung đó là dạng đèn sương mù, đèn bảng quảng cáo hay đèn nê-ông. Còn về nguồn sáng khuếch tán, nó là dạng nguồn sáng mà ở đó, ánh sáng sẽ được trải ra ở phạm vi rất rộng.
Thường với nguồn sáng này, sẽ rất khó để phát hiện điểm phát sáng. Ví dụ về một số dạng của nguồn sáng này có thể kể đến như ánh sáng của đèn softbox trong studio, tia sáng mặt trời trong bầu trời u ám, phần ánh sáng phản xạ lại trên các bề mặt rộng như hồ nước, mặ kính.
Bên cạnh đó cũng nên lưu ý rằng mặt trời ban ngày không phải là một điểm sáng tập trung. Vì nó thường được đánh giá là nguồn sáng quá mạnh với ánh sáng cường độ cao và cũng quá rộng để tạo ra tia sáng. Vậy nên thời điểm tốt nhất để chụp ảnh ánh dương sẽ là lúc bình minh sáng sớm hoặc hoàng hôn chiều muộn. Bên cạnh đó, việc chụp vào mùa đông cũng là một ý tưởng khá hay vì lúc đó mặt trời không quá chói chang, sáng gắt.
Chất lượng và loại ống kính
Mộ điều cần lưu ý khi chụp ảnh Sunstar đó là chất lượng của thể loại ảnh phụ thuộc rất lớn vào thiết kế của mỗi mẫu ống kính. Nếu bạn có đam mê với sunstar, hãy nghiên cứu xem ống kính nào có hình dạng sunstar mà bạn thích.
Một điểm bạn cần lưu tâm nữa đó là số tia sáng của hiệu ứng tỏa sáng dạng sao toả ra từ nguồn sáng sẽ tuỳ thuộc vào số lá khẩu trên màn khẩu của ống kính.
Như đã đề cập ở trên, các lá khẩu sẽ mở và đóng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào ống kính. Trong đó, số lá khẩu chẵn dẫn đến cùng số điểm tỏa sáng dạng sao (Ví dụ như ống Voigtlander VM có 10 lá khẩu nên sẽ tạo ra sunstar có 10 cánh). Còn số lá khẩu lẻ sẽ bằng hai lần số điểm tỏa sáng dạng sao (ví dụ như ống Canon 16-35 f4 có 9 lá khẩu nên sẽ tạo ra sunstar có 18 cánh).
Sử dụng bù phơi sáng âm
Thường các nguồn sáng sẽ khá mạnh và mức độ sáng rất cao. Vì vây nó có thể tạo ra có hiện tượng lóa, nhất là ở phần trung tâm. Trong thực tế thì dù đang ở những thiết lập bình thường, các điểm tỏa sáng dạng vẫn có khả năng bị lóa. Vì vậy để tránh gặp vấn đề này và giúp cho nguồn sáng có thể chiếu sáng mạnh hơn trong ảnh, bạn nên cài đặt bù phơi sáng thành một giá trị âm (EV-2 hoặc -3 là mức khá ổn).
Giữ ống kính được sạch
Nếu bạn chụp khép khẩu, bụi bẩn trên ống kính sẽ nhìn thấy rõ trong ảnh có được. và trở nên rõ hơn nữa khi chụp với nguồn sáng vì ánh sáng sẽ phản chiếu từ bụi bẩn.
Bạn có thể xem lại ảnh bằng gương. Nếu như nhìn qua ống kính, bạn thấy các dấu gần các tia sáng? Chúng thực ra là do bụi trên ống kính tạo ra. Để tránh những vết như thế, hãy đảm bảo bề mặt ống kính của bạn được sạch.
Không nhìn vào mặt trời trong thời gian dài
Nhìn trực tiếp vào mặt trời có thể làm tổn thương mắt, ngay cả khi nhìn qua khung ngắm quang. Đảm bảo bạn không làm như thế trong thời gian dài.
Nguồn tham khảo: colorme, shop, vuinhiepanh