Độ tương phản chỉ là một trong những yếu tố bạn nên chú ý khi chụp ảnh. Để sử dụng độ tương phản một cách hiệu quả, bạn sẽ phải chú ý đến điều kiện ánh sáng khác nhau. Tuỳ thuộc vào mức độ ánh sáng, sự phân tán ánh sáng mà độ tương phản có sự thay đổi.
Trong một số trường hợp, đôi khi bạn có một bức ảnh ưng ý nhưng độ tương phản lại không phù hợp khiến bức ảnh trông kém thẩm mỹ, noise hay thiếu sáng. Thế nhưng, giờ đây chúng ta có thể sử dụng nhiều phần mềm thủ thuật khác nhau để điều chỉnh độ tương phản một cách dễ dàng.
Độ tương phản trong nhiếp ảnh là gì?
Độ tương phản trong nhiếp ảnh được miêu tả như là sự khác nhau về tông màu, màu sắc, kết cấu, điểm sáng, bóng.
Và có thể hiểu rằng, độ tương phản là sự đối lập giữa các màu sắc.
Trong nhiếp ảnh, sự khác biệt nằm ở tông màu, màu sắc giữa những thứ có liên quan đến với nhau. Độ tương phản của hình ảnh cũng bị ảnh hưởng bởi cường độ và chất lượng ánh sáng. Bên cạnh đó, sự tương phản còn là về mặt khái niệm của các đối tượng trong ảnh có liên quan với nhau.
Những hình ảnh có độ tương phản cao giúp làm nổi bật các yếu tố được lấy làm điểm nhấn có trong ảnh.
Trước đây, một số người cho rằng, việc thay đổi thông số của độ tương phản sẽ giúp bức ảnh trông rực rỡ, bắt mắt. Đây là một cách khác để thêm điểm nhấn, đồng thời giữ nguyên các chi tiết trong hình ảnh và tăng chất lượng của nó.
Tuy nhiên, nếu lợi dụng độ tương phản quá đà thì nó lại mang đến một tác dụng ngược.
Điều chỉnh độ tương phản như thế nào?
Trước khi thực hiện, bạn vào phần mềm Photoshop bạn hãy mở hình ảnh cần chỉnh sửa. Sau đó, bạn chọn Filter ->Camera RAW Filter
Hầu hết mọi người đều tăng độ tương phản để thêm phần nổi bật vào các vùng tối và sáng của ảnh.
Nhưng hãy nhìn xem chúng ta đang mất quá nhiều chi tiết ở những phần tối màu. Ở đây có một số tảng đá và phần bọt sóng đang khó xử lý.
Ở bức ảnh này, bạn hãy thử giảm độ tương phản. Hãy chú ý đến hình ảnh bên dưới, chi tiết của những tảng đá và mặt nước trông tự nhiên hơn bao nhiêu.
Chúng ta sẽ mang lại bóng tối và ánh sáng, nhưng theo một cách khác.
Một trong những điều tôi nhận thấy là sự tương phản rất giống với việc di chuyển thông số Shadows và Whites.
Nhìn vào biểu đồ và nhận thấy biểu đồ rất giống nhau (không chính xác nhưng kết quả tương tự). Độ tương phản cũng ảnh hưởng đến âm trung, nhưng ở mức độ thấp hơn..
Giảm độ tương phản, nén biểu đồ về phía giữa (giữ nguyên chi tiết vùng sáng và vùng tối). Điều này quan trọng vì thay vì tăng độ tương phản, chúng ta có thể giảm độ tương phản và mang lại độ tương phản tối và sáng bằng cách sử dụng thông số ở Whites và Shadows nhờ đó có được sự tách biệt và kiểm soát nhiều hơn các tông màu.
Nếu hình ảnh có độ tương phản thấp, hãy di chuyển thông số Blacks sang trái để đưa phần thân về vùng tối và tăng nhẹ thông số Whites để làm sáng những phần sáng nhất của hình ảnh.
Điều này làm tăng thêm điểm nổi bật mà không làm mất đi các chi tiết của hình ảnh.
Thay đổi độ tương phản trong Photoshop với hộp thoại Brightness/Contrast
Cách 1:
Bước 1: Mở hình ảnh của bạn và chọn Image -> Adjustments -> Bightness/Contrast…
Bước 2: Tại hộp thoại Brightness/Contrast, bạn hãy thay đổi giá trị Contrast bằng thanh trượt để tăng / giảm tương phản.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Blending Mode để điều chỉnh tương phản trong Photoshop. Đây là một trong những phương pháp cao cấp hơn giúp tăng độ tương phản mà vẫn giữ lại được các chi tiết trong bức ảnh.
Cách 2:
Bước 1: Thêm một layer Vibrance
Sau khi đã chọn hình ảnh cần tăng độ tương phản, bạn sẽ thấy trong bảng điều khiển Layer thì hình ảnh đang nằm trên Layer Background duy nhất:
Bấm vào biểu tượng Create new Fill or Adjustment Layer ở cuối bảng điều khiển:
Chọn Vibrance từ danh sách:
Kết quả: Layer Vibrance xuất hiện phía trên layer Background. Chúng ta sẽ xem lý do tại sao cần tạo layer Vibrance trong bước tiếp theo:
Bước 2: Thay đổi Blend mode thành Overlay or Screen
Để tăng độ tương phản trong Photoshop, tất cả những gì chúng ta cần làm là thay đổi chế độ Blend mode.
Vẫn trong bảng Layers, nhấp vào tùy chọn Blend Mode ở phía trên bên trái. Theo mặc định thì Blend Mode đang được đặt là Normal.
1. Chế độ Blend Overlay
Đối với hầu hết các hình ảnh, hai chế độ Blend Mode phù hợp nhất để tăng độ tương phản là Overlay và Soft Light. Mình sẽ bắt đầu bằng cách chọn Overlay:
Chọn chế độ Blend Overlay
Chỉ bằng cách thay đổi Blend mode, chúng ta đã tăng độ tương phản cho hình ảnh nhanh chóng. Ở bên trái là hình ảnh gốc và bên phải là kết quả sử dụng Overlay:
2. Chế độ Blend Soft Light
Nếu kết quả với chế độ Blend Overlay quá mạnh, hãy thử Soft Light xem sao nhé:
Chọn chế độ Blend Soft Light
Bạn có thể thấy chế độ Blend Soft Light tạo ra hiệu ứng nhẹ nhàng và tinh tế hơn.
Đối với hình ảnh này thì Soft Light rất phù hợp nhưng đối với những hình ảnh khác, Overlay có thể hoạt động tốt hơn:
Bước 3: Tinh chỉnh độ tương phản với tùy chọn Opacity
Bạn có thể tinh chỉnh kết quả của một trong hai chế độ blend bằng cách điều chỉnh độ mờ của layer Vibrance.
Để làm điều đó chỉ cần thay đổi Opacity (độ mờ) ở phía trên bên phải của bảng điều khiển Layer, trong ví dụ này mình sẽ chuyển từ 100% (mặc định) thành 70%:
Vậy là chỉ vài bước đơn giản bạn đã có thể thay đổi thông số điều chỉnh được tương phản trong một bức ảnh bằng Photoshop.
Nguồn thao khảo: Quantrimang