.
.
.

Cách tạo hiệu ứng Paper Cut cực nghệ thuật trong Photoshop

Với sự phát triển của nghệ thuật và Photoshop nên ngừoi dùng càng đặt nặng yêu cầu về cái đẹp, sự thẩm mỹ trong những tác phẩm Photoshop hay ấn phẩm in ấn càng được đề cao. Ngày càng xuất hiện nhiều concept thiết kế mới lạ, tạo nên cảm hứng cho nhiều người để sáng tạo hình ảnh và Paper Cut – hiệu ứng cắt giấy được nhiều người lựa chọn để trở thành cọncept hay background cho những thiết kế của chính mình. 

Phong cách Paper cut chắc hẳn đã không còn xa lạ với tất cả chúng ta khi mà kiểu thiết kế này được áp dụng không chỉ trong các poster, ấn phẩm mà trên thực tế còn được sử dụng để làm bìa sách, ảnh và thiệp giấy

Thoạt nhìn hiệu ứng cắt giấy Paper Cut khá đơn giản khi chồng nhiều lớp hình ảnh với màu sắc khác nhau trên cùng một thiết kế. Hiệu ứng Paper Cut đánh vào thị giác của người xem bằng cách tạo những lớp ảnh xếp chồng lên nhau, tạo chiều sâu cho thiết kế. 

paper cut

Tưởng chừng để chúng ta có thể tạo hiệu ứng này trong photoshop sẽ mất nhiều thời gian với nhiều công đoạn phức tạp thì nó sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu chúng ta biết cách thực hiện. Đặc biệt, đối với những  người thành thạo cách sử dụng Pentool trong Photoshop sẽ cực kỳ đơn giản.

Cách tạo hiệu ứng Paper Cut cắt giấy trong Photoshop

Bước 1: Mở ứng dụng Photoshop và chọn New Layer. Hoặc nhấn phím Ctrl + O để chọn một hình ảnh có sẵn. Tiếp tục bạn chọn công cụ Pentool.

Pen Tool là công cụ dùng để đặt các điểm neo, mỗi click sẽ tạo ra 1 điểm neo, các điểm này sẽ được nối với nhau bởi các đường Path. Khi sử dụng Pen Tool, bạn có thể thêm các điểm neo vào vùng làm việc và sau đó kéo điểm điều khiển để tạo ra các đoạn đường cong. Pen Tool thường được sử dụng để vẽ các hình dạng độc đáo, biểu đồ, biểu đồ tuyến tính, logo, chữ viết tay và nhiều thứ khác trong thiết kế đồ họa.   

Bước 1: Click chuột trái để tạo 1 điểm neo đầu tiên. Bước 2: Tiếp tục click chuột trái vào một vị trí khác để tạo điểm neo thứ 2.  Bước 3: Nối 2 điểm neo này lại với nhau, đường nối giữa 2 điểm neo đó chính là đường Path.

8778ac125754563.611f72b22d327

Bước 2: Trên thanh tùy biến công cụ, Chọn mục Shape để vẽ hình. Bạn có thể chọn màu luôn trong mục Fill.

Ở trên thanh công cụ bên trái, click vào công cụ Pen Tool, điều chỉnh sang chế độ Shape.

Bạn hãy dùng chuột tạo các hình dạng và tô màu (Fill) sách cho chúng (tổng cộng có 4 hình nhỏ, chia thành 3 phần: trên, giữa và cuối nhé!)

1 scaled

Bước 3: Tạo bóng đằng sau cho phần trên (Drop Shadow)

Để tạo hiệu ứng bóng đằng sau phần trên của biểu tượng, bạn hãy mở cửa sổ Layer Style bằng cách: Nhìn xuống góc phải bên dưới màn hình. Bạn hãy nhấp 2 lần vào Layer chứa đối tượng hoặc hoặc chọn cách 2 nhấp chuột phải, chọn Blending Options.

Ở cửa sổ Layer Style, bạn chọn Drop Shadow và điều chỉnh các chỉ số để đạt được hiệu ứng ưng ý nhất. Và bạn cũng đừng quên có thể sử dụng tính năng Use Global Light – nếu tùy chọn này được chọn, tất cả các hiệu ứng Drop Shadow, Inner Shadow, Bevel and Emboss sẽ xài chung một nguồn sáng. Khi bạn thay đổi nguồn sáng của một trong những hiệu ứng đó, các hiệu ứng cho Layer trong Photoshop khác cũng sẽ tự thay đổi theo.

 trong Photoshop nhé

.2 scaled

Bước 4: Tạo bóng bên trong cho phần giữa (Inner Shadow)

Ở phần giữa của biểu tượng, hãy tạo ra bóng đổ vào trong ký tự.

Chúng ta vẫn sử dụng cửa sổ Layer Style và chọn Inner Shadow để ạo ra một cái bóng đổ vào trong nội dung Layer. 

Sau đó điều chỉnh các chỉ số và tắt tính năng Use Global Light.

3 scaled

Bước 5: Tạo bóng đằng sau cho phần cuối (Drop Shadow)

Ở phần cuối của biểu tượng này, chúng ta sẽ chọn lại hiệu hướng đổ bóng sau để tạo sự đồng nhất giữa phần đầu và phần cuối. Vì thế bước này sẽ tương tự như Bước sô 2.

Vào cửa sổ Layer Style và chọn Drop Shadow. Sau đó điều chỉnh các chỉ số và tắt tính năng Use Global Light.

4 scaled

Bước 6: Tách Layer cho phần Shadow

Để có thể tự do chỉnh sửa phần bóng riêng mà không ảnh hưởng đến biểu tượng chính, chúng ta hãy tạo một Layer mới cho phần Shadow này bằng một cách rất đơn giản.

Sau đó, nhìn trên thanh điều khiển phía trên cùng, bạn hãy chọn Layer sau đó chọn Layer Style và chọn Create Layer. 

Nhìn xuống bảng Layer phía dưới, chúng ta có thêm một layer mới. Bây giờ chúng ta sẽ có hai Layer: một Layer gốc và một Layer bóng.

5 scaled

Bước 7: Tạo độ nhám cho ảnh

Hãy sử dụng công cụ Eraser trong Photoshop để loại bỏ các phần dư thừa của bóng.

Tiếp theo, để tạo một lớp nền giống giấy thật hơn, hãy tạo cho nó một độ nhám (sần sùi nhất đính). 

Đầu tiên, Tạo một layer mới và tô màu xám. 

Sau đó, trên thanh tiện ích vào Filter và tiếp tục chọn Noise. Bạn hãy nhấn Add Noise và điều chỉnh độ noise cho phù hợp với sở thích.

6 scaled

Bước 8: Kết thúc bằng Soft Light

Và cuối cùng, bạn đã tạo được hiệu ứng Paper Cut cho ấn phẩm thiết kếcủa bạn, hãy chọn chế độ Soft Light cho Layer màu xám đã được tạo ở Bước 6.

7 scaled

Sau đó, bạn hãy nhấn lưu file thiết kế Paper Cut bằng cách chọn tổ hợp phím Ctrl + S hoặc nhấn chọn File trên thanh điều hướng, chọn Save. 

Vậy là chỉ với vài bước đơn giản chúng ta đã có thể tạo được hiệu ứng Paper Cut trong Photoshop. Không chỉ thế, đây cũng cách để những người đang học Photoshop và làm quen với phần mềm này có thể nắm bắt được chức năng của các công cụ và khiến bức ảnh thêm độ sáng tạo. 

Trong quá trình thưc hiện, nếu sai ở thao tác này thì bạn hoàn toàn có thể nhấn Ctrl + Z để hoàn tác. 

Nguồn tham khảo: GenZ Academy

Leave a Comment