Đôi khi trong nhiếp ảnh, những bức ảnh có chủ thể người vô tình xảy ra hiện tượng mắt chuyển sang màu đỏ. Ban đầu khi công nghệ chưa tiên tiến người ta thường đồn thổi những câu chuyện tâm linh. Tuy nhiên, hiện tượng mắt đỏ dễ dàng xảy ra khi chụp ảnh vào ban đêm hay đèn flash được sử dụng không đúng cách.
Trong bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ về hiện tượng mắt đỏ và cách để khắc phục chúng khi chụp ảnh để chúng ta có bức ảnh hoàn hảo nhất có thể.
Hiện tượng mắt đỏ là gì?
Đừng lầm tưởng bức ảnh với đôi mắt bị đỏ là biểu hiện của một căn bệnh về mắt hay liên quan đến yếu tố tâm linh. Cơ bản đây là hiện tượng bị lỗi trong quá trình chụp ảnh và sử dụng đèn flash.
Mắt đỏ là hiện tượng thường xuyên xuất hiện khi sử dụng đèn flash không đúng cách. Mắt đỏ xảy ra khi ánh sáng đi vào mắt của đối tượng và bật trở lại từ võng mạc vào ống kính. Hay hiểu đơn giản hơn là hiện tượng này xảy ra khi đèn flash phản chiếu từ võng mạc ở phía sau mắt của đối tượng và quay trở lại máy ảnh. Võng mạc chứa rất nhiều mạch máu, khiến cho ánh sáng phản chiếu trở lại có màu đỏ.
Ngày nay hầu hết các máy ảnh đã hạn chế khuyết điểm này rất nhiều, chúng hoạt động bằng cách phát ra một đèn pre-flash khiến đồng tử đóng lại trước khi có đèn flash chính và phơi sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng đèn flash rời để triệt tiêu hoàn toàn hiện tượng nàyhoặc có thể đặt vị trí của đèn flash cách xa ống kính để ánh sáng không bật ngược lại ống kính.
Tại sao chúng ta lại bị hiện tượng này?
Bình thường đồng tử mắt ta giống như khe chụp của máy ảnh, ánh sáng mạnh thì nó thu nhỏ lại, ánh sáng yếu thì nó mở to ra. Lúc đồng tử mắt mở to ra, việc ánh sáng chiếu vào một cách trực tiếp sẽ soi sáng những bó mạch máu đằng sau con ngươi. Thông thường, đồng tử của con người sẽ co hẹp lại trong điều kiện ánh sáng mạnh, tuy nhiên việc chụp ảnh bằng flash chói chang đột ngột trong điều kiện ánh sáng yếu sẽ khiến đồng tử không kịp co hẹp lại, khiến tròng mắt chúng ta có hiện tượng đỏ lên. Hình ảnh của võng mạc bị chiếu sáng lại được hội tụ một lần nữa qua thấu kính của máy ảnh và tạo ra một vết đỏ trên ảnh.
Hiện tượng Mắt đỏ (red eyes effect) trong khi chụp ảnh, thường được gọi là “mắt đỏ”, là hiện tượng phổ biến khi chụp ảnh sử dụng đèn flash. Hiện tượng này xảy ra khi đèn flash phản chiếu từ võng mạc ở phía sau mắt của đối tượng và quay trở lại máy ảnh. Võng mạc chứa rất nhiều mạch máu, khiến cho ánh sáng phản chiếu trở lại có màu đỏ.
Nguyên nhân bị lỗi mắt đỏ khi chụp ảnh
Một trong những lỗi sai cơ bản trong nhiếp ảnh có thể gây ra hiện tượng mắt đỏ khi chụp ảnh bao gồm:
Đèn flash gần ống kính: Khi đèn flash được đặt quá gần ống kính của máy ảnh, ánh sáng từ đèn flash chiếu trực tiếp vào mắt và phản chiếu lại vào ống kính. Từ đó võng mạc sẽ phản chiếu
Thiếu ánh sáng: Mắt của đối tượng mở rộng hơn trong môi trường thiếu sáng, làm tăng khả năng ánh sáng đèn flash đi vào mắt và phản chiếu từ võng mạc.
Thời gian chụp: Chụp ảnh vào buổi tối hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu cũng làm tăng khả năng xuất hiện mắt đỏ do đồng tử mở rộng.
Cách khắc phục hiện tượng mắt đỏ
Một phần hiện tượng mắt đỏ xảy ra là do ánh sáng khi chụp ảnh phản chiếu vào võng mạc nên chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát hoặc chỉnh sửa ở phần hậu kỳ. Vì thế có nhiều cách để khắc phục tình trạng mắt đỏ khi chụp ảnh, hãy lưu ngay những tips cực hiệu quả dưới đây:
Sử dụng chức năng chống mắt đỏ: Hầu hết các máy ảnh hiện đại và điện thoại thông minh đều có chế độ chống mắt đỏ. Chế độ này thường hoạt động bằng cách phát ra một loạt ánh sáng nhỏ trước khi đèn flash chính hoạt động, giúp đồng tử của đối tượng thu nhỏ lại.
Di chuyển đèn flash ra xa ống kính: Sử dụng đèn flash ngoài hoặc đèn flash rời để tạo góc chiếu khác, giảm khả năng ánh sáng phản chiếu trực tiếp trở lại máy ảnh.
Tăng ánh sáng trong phòng: Trong những căn phòng tối hơn, đồng tử của mắt đã được mở rộng để có đủ ánh sáng để nhìn. Trong những trường hợp này, đèn flash từ máy ảnh có thể gây ra hiện tượng đỏ, vì đồng tử không thể co lại trước khi chụp ảnh. Bạn có thể thực hiện một chỉnh sửa nhỏ bằng cách cho phép nhiều ánh sáng hơn trong phòng hoặc di chuyển đến khu vực sáng hơn.
Sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh: Sau khi chụp, bạn có thể sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop hoặc các ứng dụng chỉnh sửa ảnh trên điện thoại để thực hiện công đoạn hậu kỳ loại bỏ hiện tượng mắt đỏ.
Thay đổi góc chụp: Hướng máy ảnh một chút lệch khỏi trung tâm đối tượng để ánh sáng phản chiếu không quay trở lại ống kính.
Hướng dẫn loại bỏ hiệu ứng mắt đỏ bằng Photoshop
Tuy đã áp dụng một số biện pháp ở trên để hạn chế tình trạng mắt đỏ xảy ra. Tuy nhiên bức ảnh vẫn bị dính lỗi nghiêm trọng này, bạn có thể sử dụng Photoshop để hậu kỳ cho ảnh. Đây là phần mềm chỉnh sửa ảnh phổ biến nhất trên thế giới nên nó hoàn toàn khắc phục được tình trạng này. Thực sự chỉ cần một cú nhấp chuột với công cụ Red eye.
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy mở bức ảnh cần sửa mắt đỏ trong Photoshop bằng cách chọn File và chọn Open hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+O.
Bước 2: Chọn công cụ Red Eye từ hộp công cụ.
Nếu bạn không thể nhìn thấy công cụ này, nó được ẩn bên dưới công cụ Spot Healing Brush.
Bước 3: Phóng to con mắt đầu tiên mà bạn muốn chỉnh sửa. Nhấp vào hình chữ thập của công cụ Red Eye trên phần màu đỏ của mắt. Photoshop sẽ xử lý trong một hoặc hai giây và sau đó bạn sẽ thấy con ngươi chuyển từ đỏ sang đen – đơn giản!
Lưu ý: Bạn phải sử dụng Photoshop phiên bản mới để có tính năng chỉnh sửa này. Nếu mắt quá nhỏ để nhấp vào chính xác, bạn có thể nhấp và kéo bằng công cụ để vẽ một hộp xung quanh nó. Khi bạn thả chuột, Photoshop sẽ cố gắng tìm con ngươi và sửa màu của nó. Trong quá trình thực hiện nếu cảm thấy vẫn chưa ưng ý bạn có thể hoàn tác bằng tổ hợp phím Ctrl + Z và nhớ lưu file sau khi hoàn thành.
Nguồn tham khảo: Kenh14, BinhMinhDigital…