.
.
.

Tìm hiểu kiến thức thú vị về Hyperfocal Distance

Hyperfocal Distance là gì?

Hyperfocal Distance (hay còn được gọi là khoảng cách siêu nét) được hiểu là khoảng cách lấy nét giúp tối đa hóa độ sâu trường ảnh (DOF) trong ảnh. Từ đó khiến cho phần tiền cảnh lẫn hậu cảnh trở nên rõ nét. 

Cụ thể, kỹ thuật Hyperfocal Distance sẽ giúp tìm ra một điểm lấy nét cụ thể ở giữa. Qua đó đảm bảo bức ảnh của bạn được sắc nét cho các chi tiết trong tiền cảnh và hậu cảnh nên điểm lấy nét này được gọi là Hyperfocal Distance. 

hyper d 1

Phương pháp này rất có ích đối với chụp ảnh phong cảnh. Bởi đây là loại ảnh cần tất cả đảm bảo các chi tiết từ ở gần cho đến những yếu tố ở xa đều đạt độ nét và chất lượng hình ảnh cao.

Cách xác định hyperfocal distance trong chụp ảnh 

Trong khi chụp ảnh, nhất là trong chụp ảnh phong cảnh, nhiều người thường quen với việc chỉnh khoảng cách trên ống kính đến vô cực. Tuy nhiên thực chất đây không phải là cách lấy nét tối ưu nhất đối với những ảnh chụp cần có độ nét sâu.

anh lay net 2

Lưu ý rằng chiều sâu của ảnh trường có thể đạt ở cực đại khi ống kính được thiết lập ở vị trí Hyperfocal Distance. Nếu muốn xác định được Hyperfocal Distance, trước hết cần xác định những thông số như sau:

– Xác định tiêu cự trên ống kính trên trục ngang.

– Xác định khẩu độ đóng của ống kính khi chụp.

– Kéo ngang ra để xác định Hyperfocal Distance cho khẩu độ đó (Đơn vị là feet)

Cách chọn điểm lấy nét Hyperfocal Distance

Thông thường, do độ sâu trường ảnh chiếm 1/3 ở phía trước và 2/3 ở phía sau điểm lấy nét. Nhiều nhiếp ảnh gia sẽ lựa chọn điểm lấy nét nằm ở vị trí 1/3 trong bố cục khung hình và sử dụng f/22 nhằm tối đa được độ sâu trường ảnh.

Trên mặt lý thuyết, đây có thể được xem là cách hay để có được độ sâu trường ảnh như ý muốn. Có điều cách này dễ dẫn đến vấn đề đó là dùng khẩu độ quá nhỏ sẽ dễ dẫn đến việc độ nét của bức ảnh bị giảm do hiện tượng tán xạ trên ống kính. Theo đó, lỗi không rõ nét do do Hiện tượng tán xạ có thể thấy rõ khi kiểm tra kỹ bức ảnh, nhất là phần rìa ảnh.

hyper d ong kinh

Vậy nên bạn hãy cố gắng chọn khẩu độ hợp lý nhất của ống kính nếu muốn đạt được hiệu quả tốt nhất từ ống kính. Thường các giá trị khẩu độ sẽ khác nhau giữa các ống kính. Tuy nhiên hầu hết sẽ nằm trong khoảng từ f/8 đến f/11. Vậy nên nếu không biết chọn khẩu độ ở giá trị nào, bạn có thể chọn cân nhắc chọn f/8 hoặc f/11. Tiếp đó chọn điểm lấy nét ở khoảng 1/3 tính từ phía dưới lên trên khung hình. Bức ảnh thu về sẽ đạt được độ nét tốt nhất từ tiền cảnh cho đến hậu cảnh.

Những yếu tố ảnh hưởng đến Hyperfocal Distance

Hyperfocal Distance (khoảng cách siêu nét) sẽ chịu tác động bởi 3 yếu tố chính đó là độ dài tiêu cự, khẩu độ và kích thước cảm biến. Ba yếu tố này đem đến những ảnh hưởng lớn đối với độ sâu trường ảnh khi chụp.

Khẩu độ: Nếu khẩu độ nhỏ thì độ sâu trường ảnh sẽ rộng hơn. Qua đó có thể giúp cho cả tiền cảnh và hậu cảnh được chụp với chất lượng sắc nét. Theo đó, khoảng cách siêu nét sẽ gần hơn với trường ảnh lớn hơn nếu cài đặt khẩu độ nhỏ.

hyper d 3

Độ dài tiêu cự: Khi ống kính có tiêu cự ngắn (chẳng hạn như 20mm), nó sẽ đem đến góc nhìn rộng hơn với khoảng cách siêu nét gần hơn cùng trường ảnh sâu hơn. Ngược lại nếu ống kính có tiêu cự dài (ví dụ như 200mm), nó chỉ đem về trường ảnh hẹp, khoảng cách lấy nét cũng sẽ xa hơn.

Kích thước cảm biến: Giống với 2 thông số trên, khi sử dụng mức cảm biến lớn, nó có thể khiến cho khoảng cách siêu nét gần hơn và độ sâu trường ảnh rộng hơn để đem về bức ảnh có độ nét cao.

Công thức tính Hyperfocal Distance (khoảng cách siêu nét)

Khoảng cách siêu nét (Hyperfocal Distance) sẽ được tính toán thông công thức: H = (f²) / (N * C) + f

Trong đó:

  • f: độ dài tiêu cự (tính bằng mm).
  • N: là khẩu độ (số f).
  • C: là circle of confusion (C.o.C): Giải thích cụ thể hơn về đơn vị này, đây được hiểu là điểm sáng mờ trên cảm biến máy ảnh, thường xuất hiện khi bị mất nét. Kích thước của nó được đo bằng đơn vị đo lường mm. 

Khi nào nên sử dụng kỹ thuật Hyperfocal Distance?

Thực tế, không phải lúc nào bạn cũng cần dùng đến kỹ thuật Hyperfocal Distance trong khi chụp ảnh. Chẳng hạn như nếu bối cảnh bạn chụp là một ngọn núi ở  xa và ở vị trí trên đỉnh núi với khung cảnh rộng, không có vật cản ở tiền cảnh, việc dùng đến khoảng cách siêu nét có thể sẽ không cần thiết. Với bối cảnh chụp này bạn chỉ cần lấy nét vào những ngọn núi xa. Điều này vẫn sẽ bức ảnh đạt được độ sắc nét cho toàn khung hình, kể cả khi bạn mở khẩu độ lớn.

hyper d 2

Trong khi đó, bạn nên ứng dụng kỹ thuật Hyperfocal Distance trong trường hợp muốn chụp những bức ảnh cần đạt độ sắc nét ở cả tiền cảnh lẫn hậu cảnh. Theo đó, bạn sẽ lấy nét ở một điểm giữa để giúp cho các khu vực trong khung hình đều có độ sắc nét ổn. Tuy nhiên có thể nó sẽ không đạt được mức độ sắc nét hoàn hảo cho cả hai.

Kỹ thuật này cũng có hiệu quả khi chụp những vật thể ở gần ống kính, vì bạn không thể lấy nét một vật ở xa và một vật gần nhau cùng lúc (trừ khi sử dụng thiết bị đặc biệt như ống kính tilt-shift).

Thay vào đó, bạn có thể áp dụng kỹ thuật Focus Stacking (chụp nhiều bức ảnh ở các khoảng cách lấy nét khác nhau và ghép lại trong hậu kỳ). Hoặc đơn giản hơn di chuyển máy ảnh ra xa chủ thể. Phương pháp di chuyển máy ảnh thường dễ thực hiện hơn, trong khi việc tính toán Hyperfocal Distance là một kỹ thuật nâng cao và không phải lúc nào cũng dễ áp dụng. Tùy theo tình huống, nhiếp ảnh gia có thể chọn phương pháp phù hợp.

Nguồn tham khảo: huyhoangdigital, mayanhhoangto, vjshop

Leave a Comment