.
.
.

Tìm hiểu về bố cục đối xứng trong nhiếp ảnh

Định nghĩa và ý nghĩa của bố cục đối xứng trong nhiếp ảnh

Về khái niệm cụ thể của đối xứng, nó được hiểu là sự cân đối, đem lại cảm giác giống nhau hoặc tương tự của hai phía đối diện thông qua giao điểm một đường, mặt hoặc điểm. Trong nhiếp ảnh, đối xứng là một bố cục lý tưởng để nhiếp ảnh gia tạo ra những khung hình chuyên nghiệp, độc đáo. Thêm vào đó, áp dụng tính đối xứng giúp đem đến sự cân đối, tạo cảm giác hài hòa khi người xem nhìn vào bức ảnh. 

Ngoài ra, việc sắp xếp bố cục đối xứng nhau cho các đối tượng chụp giúp đem lại cảm giác vững vàng, ổn định và hút mắt. Mặt khác, tính tương phản của bố cục này cũng góp phần nhấn mạnh chủ thể và thu hút sự chú ý của người xem.

bo cuc dx 2

Đối với bố cục đối xứng trong nhiếp ảnh, nó sẽ được thực hiện khái quát thông qua việc chia ảnh thành hai phần bằng nhau nhằm tạo sự cân xứng và vuông vức, vừa vặn hơn cho từng khung hình. Có điều nếu chủ thể nhìn không giống nhau mà bạn vẫn đang chụp ở dạng bức ảnh chia nhỏ, có thể kết quả thu về sẽ không thực sự là một bức ảnh có bố cục đối xứng.

Do đó bạn nên tìm hiểu trước nhiều dạng đối xứng khác nhau trong nhiếp ảnh để áp dụng một cách hợp lý. Đó có thể là các dạng đối xứng như: đối xứng dọc, đối xứng ngang, đối xứng tâm. Tùy vào đối tượng, bạn có thể lựa chọn kiểu chụp đối xứng phù hợp.

Các thể loại đối xứng trong nhiếp ảnh

Đối xứng ngang

Đối xứng ngang được hiểu là phương pháp áp dụng tính chất đối xứng qua một trục ngang. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chia cảnh thành hai phần trên và dưới  bằng nhau. Đối xứng ngang là cách áp dụng phổ biến trong thể loại nhiếp ảnh phong cảnh.

bo cuc dx ngang

Đối xứng dọc

Để hiểu chính xác về đối xứng dọc, đó chính là sự phản ánh hoặc phản chiếu của hình ảnh qua một trục dọc. Bố cục đối xứng này giúp tạo ra sự cân đối giữa phần bên trái và bên phải của hình ảnh.

bo cuc dx doc

Đối xứng xuyên tâm

Đối xứng xuyên tâm bao gồm các yếu tố trong bức ảnh được thiết lập đối xứng thông qua cả trục ngang và trục dọc. Trong đó, tâm của bức ảnh sẽ là điểm giao nhau của hai trục đối xứng. Bố cục đối xứng này sẽ tạo ra tính đối xứng hoàn hảo với việc xuyên qua tâm của bức ảnh.

bo cuc dx xuyen tam

Trong nhiếp ảnh, người chụp thường áp dụng đối xứng xuyên tâm để tạo ra bố cục đối xứng có hiệu ứng mạnh mẽ, tạo ra tác phẩm nhiếp ảnh có sự cân bằng chuẩn xác, tuyệt đối. Theo đó, đối tượng thường được sử dụng trong đối xứng xuyên tâm là hình tròn.

Đối xứng phản xạ

Đối xứng phản xạ được hiểu là cách tận dụng hình ảnh phản chiếu nhằm thiết lập nên bố cục đối xứng. Theo đó, bạn có thể tận dụng sự phản xạ trong bất kỳ bề mặt phản chiếu nào cũng như ở bất xứ tỷ lệ nào. Những bề mặt phổ biến và có thể phát huy hiệu quả thường là gương, mặt nước lặng, bề mặt kim loại hay thủy tinh đều có thể sử dụng để làm hình ảnh phản chiếu.

bo cuc dx phan xa

Các yếu tố quyết định bố cục đối xứng 

Tính thống nhất và liên kết

Tính thống nhất trong bố cục đối xứng đó là việc phải khiến toàn bộ bố cục nhìn thống nhất, liên kết với nhau. Chẳng hạn như bạn muốn chụp ảnh để tạo hình dựa trên bố cục đối xứng cho một cửa sổ, chủ thể cần đảm bảo là hai cửa sổ có cùng hình thức vẻ ngoài từ kích thước đến màu sắc. Bởi nếu chúng là hai chủ thể khác nhau, nó dễ khiến cho hình ảnh nhìn bị mất cân đối.

bo cuc dx 4

Tạo cảm giác ổn định, cân bằng

Nếu biết cách ứng dụng bố cục đối xứng một cách khéo léo và tinh tế, sự đối xứng giúp bố cục có sự tĩnh lặng, ổn định và cân bằng. Qua đó cuốn hút mắt người xem nhờ vẻ đẹp độc đáo, nghệ thuật, đồng thời làm cho bố cục nhìn sống động hơn rất nhiều.

Nhịp điệu 

Không ít người vừa bắt đầu học nhiếp ảnh thường nghĩ rằng nhịp điệu không liên quan nhiều đến bức ảnh hay thậm chí không nắm được yếu tố nhịp điệu cần có trong bức ảnh . Tuy nhiên, trong nhiếp ảnh nói chung, đặc biệt là khi áp dụng bố cục đối xứng nói riêng, yếu tố này rất quan trọng nếu muốn bức ảnh trở nên chuyên nghiệp. Vậy nên khi bạn chụp ảnh, ngoài bước cố định chủ thể, bạn cũng nên lưu ý đến màu sắc, đường nét, chuyển động của các chủ thể khác để bức ảnh đạt độ thoáng nhất định, tạo nhịp điệu tốt hơn và nhìn ấn tượng hơn.

bo cuc dx phan chieu

Sự tương phản

Sự tương phản là yếu tố quan trọng không thể thiếu nếu muốn tạo ra bố cục đối xứng tốt nhất. Trong đó, sự tương phản chủ yếu là các mảng màu sắc, đặc biệt là sự tương phản giữa sáng và tối – tối và sáng, giữa các tổ hợp màu đối lập. Khi những yếu tố tương phản trở nên khớp với nhau, hình ảnh thu về có hình ảnh mịn và rõ ràng.

Phối cảnh

Trong nhiếp ảnh, Phối cảnh sẽ là yếu tố tạo ra mối quan hệ, nhất là với những kích thước lớn nhỏ, khoảng cách xa gần từ máy ảnh đến chủ thể, khi phối cảnh tốt, phù hợp, cân đối sẽ tạo ra sự đối xứng chất lượng nhất cho bức ảnh. 

bo cuc doi xung 5

Lưu ý khi chụp ảnh đối xứng

Đặt đường đối xứng ở giữa khung ảnh

Thực chất việc đặt đường đối xứng ở trung tâm khung hình không phải bắt buộc. Có điều cách sắp đặt này sẽ đem lại xác suất có được bức ảnh chất lượng hiệu quả hơn nhờ nhấn mạnh được tính cân đối của sự phản chiếu. Ví dụ như khi chụp ảnh phản chiếu một ngọn núi, bạn có thể đường đối xứng chính giữa khung hình thay vì đặt đường chân trời (đường phản chiếu) theo nguyên tắc một phần ba

Lấp đầy khung ảnh bằng chủ thể đối phản chiếu

Nếu muốn thực sự tạo ra hiệu quả đem đến vẻ đẹp cho ảnh nhờ tính đối xứng, bạn phải đảm bảo hình ảnh phản chiếu luôn được nổi bật trong khung hình. Do đó bạn hãy chú ý, tạo một bố cục chặt chẽ, hiệu quả. Bố cục đó phải giúp bạn lấp đầy khung hình bằng hình ảnh phản chiếu lẫn đối tượng chụp, khiến cho chúng trở nên nổi bật hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ khi người xem nhìn vào.

bo cuc dx 3

Đặt máy ảnh song song với hình ảnh phản chiếu

Khi bạn chụp ảnh đối xứng, việc quan trọng là đảm bảo rằng bức ảnh phản chiếu của đối tượng không bị di chuyển quá xa. Thay vào đó, để hình phản chiếu xuất hiện trên cùng một mặt phẳng, đường phản chiếu chạy song song với máy ảnh. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh đẹp và cân đối hơn.

Nguồn tham khảo: snapshot.asia.com, kyma, mayanhhoangto

Leave a Comment