Đo sáng là gì?
Đo sáng chính là cách điều chỉnh những thông số nào trong tam giác phơi sáng, bao gồm: tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy sáng ISO. Cụ thể hơn, đó là việc cần phải điều chỉnh như thế nào để có được bức ảnh đúng sáng. Tuy nhiên ở tính năng đo sáng, máy ảnh sẽ chỉ đưa ra lời khuyên chứ không trực tiếp điều chỉnh các thông số này.
Đo sáng giúp người chụp kiểm soát được độ sáng chuẩn nhất của bức ảnh, giúp bức ảnh trở nên hài hòa. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các nhiếp ảnh gia chụp được những bức ảnh sáng rõ trong các điều kiện sáng khác nhau, kể cả trong môi trường sáng phức tạp nhất, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời gắt.
Nếu đo sáng không chuẩn, bạn sẽ thu được những bức hình quá sáng hoặc quá tối, cho chất lượng hình ảnh kém.
Những lỗi thường gặp khi đo sáng và cách khắc phục
Chủ thể ngược sáng bị thiếu sáng
Khi chủ thể được chiếu sáng từ đằng sau, thường chúng sẽ bị tối hơn hậu cảnh xung quanh, máy ảnh của bạn có thể dễ bị lẫn lộn để phơi sáng phần quan trọng nhất của ảnh trong khi cố cân bằng độ phơi sáng của toàn khung hình.
Cách tốt nhất để có được đúng độ phơi sáng với chủ thể ngược sáng là chuyển máy ảnh sang chế độ đo sáng điểm (spot-metering) hay đo sáng ưu tiên trung tâm (centre-weighted).
Centre-weighted vốn là chế độ chú trọng nhiều hơn vào việc phơi sáng phần trung tâm của khung hình cho chính xác. Trong khi đó, chế độ spot-metering chỉ chú trọng vào độ sáng của vật thể ở dưới vùng đo sáng điểm khi chọn thiết lập độ phơi sáng.
5 trang web tạo ảnh GIF miễn phí, đơn giản và nhanh chóng
Thiết lập ISO sai thông số
Nếu muốn chụp với điều kiện thiếu sáng mà dùng đến chân máy, bạn nên chỉnh thiết lập độ nhạy sáng (ISO) ở mức cao nhất. Khi đó, bạn sẽ thấy camera đề nghị tốc độ màn trập rất cao trong khi khẩu độ rất nhỏ.
Nếu máy của bạn đang thiết lập ở chế độ chụp tự động hay bán tự động thì trong một vài trường hợp, bạn có thể sẽ không chụp được vì đã vượt tốc độ màn trập tối đa hay thiết lập khẩu độ tối thiểu không đủ nhỏ.
Độ nhạy sáng ISO phù hợp khi chụp ngoài trời hay những nơi có điều kiện nhiều ánh sáng là 100 hoặc 200. Trong khi đó, mức ISO hợp để chụp trong nhà là 400 hay 800. Các mức ISO từ khoảng 1600 trở lên chỉ phù hợp với những nơi có điều kiện sáng rất yếu và đồng thời cũng thường gây ra hiện tượng nhiễu hạt (noise).
Chủ thể màu trắng/đen chuyển sang màu xám
Hệ thống đo sáng của máy ảnh thường cài đặt độ sáng của cảnh chụp là tông màu trung bình (midtone). Bức ảnh có những vùng rất sáng hoặc rất tối và độ sáng trung bình tức là nằm ở giữa các vùng này.
Vì vậy nếu bạn chụp đầy khung hình với một chủ thể màu sáng, camera sẽ giảm độ phơi sáng và xem đó là midtone. Điều này dẫn đến chủ thể màu trắng thường bị xám màu. Ngược lại, nếu hệ thống đo sáng của camera bị nhầm lẫn và xem vật thể màu đen là midtone thì sẽ dẫn đến chủ thể màu đen cũng bị chuyển thành xám.
Tuy nhiên, giải pháp khắc phục cho vấn đề này khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tính năng điều khiển độ bù sáng để tăng độ phơi sáng lên cao hơn so với giá trị do camera đề nghị để làm cho chủ thể đúng màu trắng. Hay giảm độ phơi sáng và làm cho chủ thể đen trở lại.
Bạn nên theo dõi biểu đồ histogram hiển thị trên màn hình và kéo vạch chỉ về phía phải của thước đo để tăng độ phơi sáng hay kéo về phía trái để giảm độ phơi sáng. Có điều đừng tăng độ phơi sáng quá nhiều và nên chừa một đỉnh lớn ở đầu phía phải của biểu đồ. Việc này giúp tránh tình trạng nhiều chỗ sáng nhất của ảnh sẽ bị “cháy”.
Một cách khác để tránh lỗi này là đặt một tấm bìa màu xám trước ống kính và trong cùng ánh sáng như chủ thể chính. Sau đó, bạn cần chỉnh camera sang chế độ phơi sáng thủ công và thiết lập chế độ đo sáng điểm. Có điều khi dùng cách này, bạn nên lưu ý đặt tấm bìa xám lấp đầy khu vực đo điểm. Sau đó chỉnh độ phơi sáng theo đề nghị của camera.
Tiếp theo, bạn cần lấy tấm bìa xám ra khỏi khung hình và bố cục ảnh theo thiết lập độ phơi sáng đã thực hiện rồi nhấn nút chụp. Lúc đó máy ảnh sẽ có độ cân bằng xám đúng với môi trường ánh sáng mà bạn đang chụp và cho màu sắc chính xác hơn.
Mây trong ảnh phong cảnh bị quá sáng
Lỗi này xảy ra khi thiếu cân bằng giữa độ sáng của bầu trời và mặt đất trong ảnh phong cảnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hệ thống đo sáng của camera đã ưu tiên cho tiền cảnh và chỉnh độ phơi sáng khiến phần sáng nhất của bầu trời bị “cháy”.
Vấn đề này có thể giải quyết bằng cách dùng kính lọc ND Grad để cân bằng độ phơi sáng của cảnh chụp hay áp dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại để tạo ảnh tầm động cao HDR (high dynamic range).
Phương pháp chụp ảnh HDR tốt nhất được thực hiện bằng cách ghép hai hay nhiều ảnh được chụp với các thiết lập độ phơi sáng khác nhau, một thiết lập cho bầu trời và một thiết lập khác cho mặt đất.
Sau đó các ảnh này có thể ghép lại bằng phần mềm biên tập hình ảnh hay phần mềm HDR chuyên dụng. Vì hai ảnh cần phải khớp với nhau nên quan trọng là không được dời vị trí của camera, tốt nhất là nên đặt camera trên chân máy thật vững chắc.
Tốc độ quá chậm không “bắt” được chuyển động
Có một điều bạn cần lưu ý màn trập cần phải chỉnh đủ nhanh để chụp được mọi chuyển động trong cảnh. Vì có thể, bạn sẽ quên bước này khi đang cố gắng tập trung chỉnh độ phơi sáng để giữ lại tất cả các vùng sáng nhất và các vùng tối bị nhiễu hạt.
Đây là vấn đề đặc biệt thường gặp khi chụp trong nhà với điều kiện tương đối thiếu sáng hay chụp ảnh trong một buổi diễn âm nhạc. Trong vài trường hợp, bạn chỉ cần chỉnh thêm khẩu độ một chút để tốc độ màn trập nhanh hơn, nhưng thường thì bạn cần tăng thêm thiết lập ISO.
Nhiều nhiếp ảnh thường ngại dùng thiếp lập ISO cao vì sợ ảnh bị nhiễu, nhưng nếu bạn chỉnh trong tầm độ nhạy có sẵn của camera và không dùng các thiết lập mở rộng thì không sao cả. Nên nhớ là ảnh bị nhiễu còn hơn là bị mờ.
Một giải pháp khác là dùng đèn flash để thêm ánh sáng và cũng sẽ tăng tốc độ màn trập nhanh hơn. Phương pháp này thường được dùng để chụp ảnh chân dung bạn bè và gia đình trong nhà. Nhưng để chụp các buổi diễn âm nhạc, bạn phải dùng thiết lập ISO cao và khẩu độ lớn.